Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp Việt

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo luật doanh nghiệp năm 2014 (Trang 49 - 63)

2.1. Thực trạng quy định về nghĩa vụ của ngƣời quản lý công ty

2.1.2. Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp Việt

Việt Nam hiện hành

Theo quy định của Điều 14 Luật Doanh nghiệp năm 2014, Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì nghĩa vụ của người quản lý công ty được quy định:

“(1) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:

(a) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;

(b) Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thơng tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

(c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có phần, phần vốn góp theo quy định của Luật này.

(2) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo quy định của Điều 71 Luật Doanh nghiệp năm 2014, Điều 71 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì nghĩa vụ của người quản lý công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên được quy định:

“(1) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác, người đại diện theo pháp luật, Kiểm sốt viên của cơng ty có trách nhiệm sau đây:

(a) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích tối đa của cơng ty;

(b) Trung thành với lợi ích của cơng ty; khơng lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thơng tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

(c) Thơng báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho cơng ty về doanh nghiệp mà mình làm chủ hoặc cổ phần, phần vốn góp và doanh nghiệp mà người có liên quan của mình làm chủ, cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần, phần vốn góp chi phối.

(d) Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Theo quy định của Điều 83 Luật Doanh nghiệp năm 2014, Điều 83 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì nghĩa vụ của người quản lý công ty TNHH MTV được quy định:

“(1) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác, người đại diện theo pháp luật, Kiểm sốt viên của cơng ty có trách nhiệm sau đây:

(a) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháptối đa của cơng ty;

(b) Trung thành với lợi ích của cơng ty; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thơng tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

(c) Thơng báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho cơng ty về doanh nghiệp mà mình làm chủ hoặc cổ phần, phần vốn góp và doanh nghiệp mà người có liên quan của mình làm chủ, cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần, phần vốn góp chi phối.

(d) Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Điều 165 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về trách nhiệm của người quản lý công ty cổ phần gồm:

“(1) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có trách nhiệm sau đây:

(a) Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Luật Doanh nghiệp, quy định khác của pháp luật có liên quan, Điều lệ cơng ty, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;

(b) Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của cơng ty;

(c) Trung thành với lợi ích của cơng ty và cổ đông; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thơng tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

(d) Thơng báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho cơng ty về nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164;

(đ) Trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. (2) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới đền bù lợi ích bị mất, trả lại lợi ích đã nhận và bồi thường tồn bộ thiệt hại cho cơng ty và bên thứ ba”.

Theo Điều 179 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều 184 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về trách nhiệm của người quản lý công ty gồm:

“(1) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các nghĩa vụ sau đây:

(a) Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty với tư cách là thành viên hợp danh;

(b) Triệu tập và tổ chức Hội đồng thành viên; ký nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;

(c) Phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh;

(d) Tổ chức sắp xếp, lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế tốn, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu khác của công ty theo quy định của pháp luật;

(đ) Đại diện cho công ty với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tịa án; đại diện cho cơng ty thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật;.

(e). Nghĩa vụ khác do Điều lệ công ty quy định.

Nghĩa vụ của người quản lý cơng ty cịn được quy định tại Luật chứng khoán 2019, Luật các tổ chức tín dụng và Điều lệ cơng ty, Tại Điều 38, Luật các tổ chức tín dụng.

Như vậy, tương đối phù hợp với pháp luật của một số nước trên thế giới, theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng như các quy định bổ sung của Luật Doanh nghiệp năm 2020, có thể xác định các nhóm nghĩa vụ mà người quản lý công ty ở Việt Nam phải thực hiện như sau:

Một là, nghĩa vụ tuân thủ của người quản lý công ty

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Luật Doanh nghiệp năm 2020, người quản lý công ty có nghĩa vụ thực hiện các nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp luật có liên quan, Điều lệ cơng ty, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Như vậy, nghĩa vụ tuân thủ của người quản lý công ty đề cập đến là nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, tuân thủ Điều lệ công ty và quy chế quản lý nội bộ của công ty.

Đối với nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, người quản lý công ty phải thực hiện các nghĩa vụ đối với công ty và người thứ ba theo quy định của pháp luật, đây cũng là nghĩa vụ tuân thủ pháp luật. Trong hoạt động kinh doanh, công ty phải tuân thủ pháp luật. Nghĩa vụ này trước hết là nghĩa vụ của pháp nhân. Người quản lý công ty với tư cách là người đại diện thực hiện các hành vi nhân danh công ty cũng phải tuân thủ pháp luật để bảo đảm công ty không vi phạm pháp luật. Bởi vì, vi phạm pháp luật sẽ gây ra rủi ro pháp lý cho cơng ty. Vì vậy, trước hết người quản lý cơng ty phải có nghĩa vụ bảo đảm với công ty rằng họ sẽ tuân thủ pháp luật khi thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ được giao.

Đây là nghĩa vụ của người quản lý công ty đối với công ty. Nếu như người quản lý công ty không thực hiện theo quy định bắt buộc của pháp luật, công ty sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý, nhưng sau đó cơng ty cũng có thể truy cứu trách nhiệm pháp lý của người quản lý công ty.

Ví dụ, theo quy định của pháp luật, cơng ty có nghĩa vụ nộp báo cáo thuế đúng hạn. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Giám đốc/Tổng giám đốc (người đại diện theo pháp luật) và kế tốn trưởng có nghĩa vụ bảo đảm với cơng ty rằng họ sẽ thực hiện đúng quy định này. Nếu công ty chậm nộp báo cáo thuế thì sẽ bị cơ quan thuế xử phạt vi phạm hành chính. Sau đó, cơng ty có quyền buộc Giám đốc/Tổng giám đốc và kế toán trưởng phải bồi thường cho cơng ty khoản này. Ngồi ra, cơng ty có quyền áp dụng thêm các chế tài khác theo quy định của điều lệ công ty. Trong trường hợp này, nếu người quản lý công ty do bất cẩn, khơng tìm hiểu quy định pháp luật dẫn đến việc thực hiện không đúng quy định bắt buộc của pháp luật gây thiệt hại cho cơng ty, cơng ty có thể u cầu người quản lý cơng ty chịu trách nhiệm pháp lý đối với công ty do vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng. Nếu người quản lý công ty cố ý không thực hiện đúng theo quy định bắt buộc của pháp luật thì cơng ty có thể buộc người quản lý công ty chịu trách nhiệm về hành vi cố ý không tuân thủ pháp luật.

Đối với nghĩa vụ tuân thủ Điều lệ công ty và quy chế quản lý nội bộ công ty. Điều lệ công ty, quy chế quản lý nội bộ và quyết định của cơ quan quyết định cao nhất của công ty là những văn kiện pháp lý chứa đựng quan điểm của cơng ty và có hiệu lực bắt buộc trong nội bộ cơng ty. Việc tuân theo các văn kiện này chính là tuân theo đường lối, chính sách và những lợi ích mà cơng ty theo đuổi. Vì vậy, người quản lý cơng ty có nghĩa vụ tn thủ điều lệ cơng ty, quy chế quản lý nội bộ và quyết định của cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Khi ra hoặc tham gia ra quyết định, người quản lý cơng ty phải có nghĩa vụ tìm hiểu nội dung của điều lệ công ty, quy chế quản lý nội bộ và

quyết định của cơ quan quyết định cao nhất nhằm bảo đảm quyết định không trái với các văn bản này. Nếu điều lệ công ty, quy chế quản lý nội bộ và quyết định của cơ quan quyết định cao nhất có quy định về quy trình, thủ tục ra quyết định để bảo đảm quyết định không trái pháp luật mà người quản lý công ty vơ ý vi phạm quy định này thì được coi là vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng. Nếu người quản lý công ty cố ý vi phạm quy định này thì được coi là vi phạm nghĩa vụ tuân thủ.

Theo pháp luật thực định của Việt Nam, trong một số trường hợp đặc biệt, pháp luật buộc người quản lý công ty phải thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của cơng ty nếu khơng chính bản thân người quản lý công ty phải chịu trách nhiệm pháp lý, thường là trách nhiệm hình sự. Ví dụ, Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: “1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây: a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 92 và hằng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội...”. Đây rõ ràng là nghĩa vụ của công ty với tư cách là người sử dụng lao động. Bộ luật Hình sự năm 2015 đã tội phạm hóa hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội. Khoản 1 Điều 216 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định: “Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để khơng đóng hoặc khơng đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà cịn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: (a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; (b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động”. Như vậy, trong trường hợp này, bằng việc xác định trách nhiệm hình sự của người quản lý

công ty trong trường hợp công ty vi phạm nghĩa vụ luật định, nhà làm luật đã coi nghĩa vụ này cũng đồng thời là nghĩa vụ của người quản lý cơng ty.

Tóm lại, nội dung của nghĩa vụ tuân thủ pháp luật bao gồm: (i) Người quản lý công ty phải tuân thủ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty; (ii) Người quản lý công ty phải tuân thủ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho người quản lý công ty.

Bên cạnh việc tuân thủ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ luật định của công ty khi thực hiện nhiệm vụ được giao liên quan đến nghĩa vụ này, pháp luật còn quy định một số nghĩa vụ áp dụng riêng cho người quản lý cơng ty. Ví dụ, Luật Chứng khốn năm 2019 có quy định cấm hành vi giao dịch nội gián. Theo khoản 3 Điều 9 Luật chứng khốn thì các hành vi sau đây bị cấm: “… Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khốn cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khốn trên cơ sở thơng tin nội bộ”. Người quản lý công ty là người nắm những thơng tin có ảnh hưởng đến giá chứng khốn của cơng ty. Vì vậy, cần phải cấm người quản lý công ty thực hiện giao dịch nội gián.

Có thể thấy rằng, các nhà làm luật đã rất hợp lý khi quy định thêm nghĩa vụ tuân thủ pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ được giao của người quản lý công ty. Nghĩa vụ tuân thủ pháp luật bao gồm cả nghĩa vụ tuân thủ nghĩa vụ cẩn trọng, nghĩa vụ trung thành và các nghĩa vụ khác. Nghĩa vụ tuân thủ pháp luật như là một lời nhắc nhở người quản lý công ty phải luôn tuân thủ các quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty và của bản thân người quản lý công ty.

Hai là, nghĩa vụ cẩn trọng, trung thực của người quản lý công ty

Theo quy định Điều 14, Điều 17, Điều 83, Điều 165 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều 13, Điều 71, Điều 83, Điều 165 Luật Doanh nghiệp năm 2020, người quản lý công ty thực hiện nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của cơng ty.

Ở nghĩa vụ này, theo điểm a, khoản 30 Điều 8 Luật mẫu hiệu chỉnh công ty của Hoa Kỳ (Revised Model Business Corporation Act – “RMBCA”) đưa ra điều kiện để người quản lý hồn thành nghĩa vụ cẩn trọng: (1) Có lịng thành, sự cẩn thận mà một người bình thường cũng sẽ làm khi ở vị trí đó trong các tình huống tương tự; (2) Theo cách thức mà người đó tin tưởng một cách hợp lý rằng hành động đó là vì lợi ích tốt nhất cho cơng ty. Tất cả các điều kiện này khơng có một chuẩn mực hay thước đo chung nào mà tùy thuộc vào lương tri của người đánh giá. Để bổ trợ cho nghĩa vụ này, án lệ trong pháp luật Hoa Kỳ đã đưa ra quy tắc “phán đoán trong kinh doanh” (business judgement rule)34. Quy tắc này phản ánh những nguyên tắc rất căn bản trong kinh doanh, xoay quay vấn đề khi đưa ra quyết định của người quản lý phải: (i) Có sự thành tâm, cẩn trọng mà một người bình thường cũng làm trong hồn cảnh tương tự; (ii) Có sự tin tưởng, hay một cơ sở căn cứ trên sự hợp lý rằng quyết định đưa ra phải vì lợi ích tốt nhất cho cơng ty.

Ở Việt Nam, theo Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Cẩn trọng là do coi trọng mà có ý thức cẩn thận đối với việc gì”35

. Trong khi đó, “cẩn thận là có ý thức tránh sơ suất, đề phịng những điều khơng hay có thể xảy ra”36

. Nếu hiểu một cách thông thường, thì nghĩa vụ cẩn trọng địi hỏi người quản lý công ty phải coi trọng nhiệm vụ được giao và có ý thức tránh sơ suất, đề phịng những

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo luật doanh nghiệp năm 2014 (Trang 49 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)