Quy tắc quản trị do tổ chức tự quản ban hành

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo luật doanh nghiệp năm 2014 (Trang 37 - 38)

1.2. Khái quát lý luận pháp luật về nghĩa vụ của ngƣời quản lý công

1.2.2. Quy tắc quản trị do tổ chức tự quản ban hành

Ngồi nguồn luật chính thức bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật, án lệ và tập quán quản trị được áp dụng, nhiều nước còn thừa nhận các quy chế do các tổ chức tự quản ban hành là nguồn bổ sung rất hiệu quả cho nguồn luật chính thức. Các quy chế này được gọi là luật mềm. Felice B.Friedman cho rằng: “Tổ chức tự quản là một tổ chức phi chính phủ có trách nhiệm quản lý thành viên của mình bằng việc ban hành ra quy chế để điều chỉnh và thơng thường có thẩm quyền thực thi các quy chế này”27. Hội đồng quốc tế các hiệp hội chứng khốn (ICSA) giải thích về tổ chức tự quản (SRO) như sau: “Là tổ chức phi chính phủ mà (a) chia sẻ mục tiêu của chính sách cơng bao gồm nâng cao sự đồng bộ và hiệu quả của thị trường và bảo vệ nhà đầu tư; (b) được giám sát bởi cơ quan chính phủ; (c) có thẩm quyền được quy định bởi luật thành văn và/hoặc được cơ quan chính phủ ủy quyền; (d) ban hành các quy chế điều chỉnh tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của tổ chức này; (e) giám sát việc tuân thủ các quy chế trên và giám sát thị trường nếu có thẩm quyền này; (f) xử lý vi phạm đối với thành viên vi phạm các quy chế trên; (g) có đại diện ngành trong Hội đồng quản trị hoặc phải bảo đảm rằng đại diện ngành có vai trị đáng kể trong quản trị; (h) duy trì cấu trúc, chính sách và thủ tục để bảo đảm rằng xung đột lợi ích giữa hoạt động kinh doanh và hoạt động

27. Felice B. Friedman (2004), Regulation of fixed income securities markets in the United States, World

quản lý của tổ chức được giải quyết phù hợp”28

. Như vậy chức năng tự quản bao gồm ba thẩm quyền cơ bản: Ban hành quy chế; giám sát việc tuân thủ quy chế và thực thi quy chế. Các SRO ban hành các quy chế buộc các thành viên phải tn thủ hoặc nếu khơng tn thủ phải giải trình. Lyman P.Q. Johnson và David Millon cho rằng, nguồn luật chủ yếu điều chỉnh về quan hệ quản trị doanh nghiệp là luật của tiểu bang bao gồm các đạo luật và án lệ, ngoài ra các quy chế của NYSE và Nasdaq là nguồn song hành và tương thích với khung pháp luật của bang29

. Ngoài các quy chế tự quản do các sở giao dịch chứng khoán ban hành, luật mềm còn bao gồm các quy chế quản trị do các phòng thương mại, các hiệp hội kinh doanh và ngân hàng, các tổ chức quốc tế xây dựng30

. Hiện nay, các sở giao dịch chứng khoán ở châu Âu sử dụng các quy chế quản trị mẫu để các công ty niêm yết “tuân thủ hoặc giải trình”. Lý thuyết này rất linh hoạt cho doanh nghiệp trong việc áp dụng các tiêu chuẩn quản trị do các tổ chức có tính chất tự quản ban hành. Ở nhiều nước có bộ quy tắc quản trị doanh nghiệp, bộ quy tắc này không phải là luật nên khơng có hiệu lực bắt buộc. Tuy nhiên, hầu hết các công ty niêm yết đều tuân thủ theo các quy chế quản trị mẫu.

Theo lý thuyết này, các cơng ty niêm yết có hai lựa chọn, hoặc là tuân thủ theo tiêu chuẩn quản trị nhất định, hoặc phải giải trình lý do tại sao khơng áp dụng. Các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán New York (NYSE) phải tuân thủ các chuẩn mực quản trị doanh nghiệp rất chặt chẽ của NYSE nếu không sẽ không được niêm yết trừ những ngoại lệ do NYSE quy định.

Một phần của tài liệu Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo luật doanh nghiệp năm 2014 (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)