3.1. Những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
3.1.1. Xuất phát từ yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường và yêu cầu nâng cao
cầu nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị của các loại hình doanh nghiệp, cơng ty
Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng cao, liên
tục trong nhiều năm góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Trong thành tựu chung đó, có sự đóng góp đáng kể của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là sự tác động của hàng loạt cơ chế và chính sách khuyến khích đầu tư, thúc đẩy kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế phát triển và khẳng định vai trò của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Thực tế những năm qua cho thấy, việc xây dựng hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện, đầy đủ và ổn định, phù hợp với các cam kết quốc tế của Nhà nước Việt Nam là cơ sở quan trọng để hình thành các cơ chế quản trị doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Yêu cầu lớn nhất hiện nay trong việc đề ra các cơ chế quản trị doanh nghiệp là xác định đúng những vấn đề cấp thiết đặt ra trong việc hoàn thiện hệ thống các quy định về quản trị doanh nghiệp và đưa ra những giải pháp mang tính đột phá, góp phần huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, phù hợp với các thông lệ và cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Xét về khía cạnh quản trị doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp đã xác định nền tảng cho cơ chế quản trị công ty. Hệ thống quy định tương đối đầy đủ, tồn diện, có nhiều quy định tương đối rõ, phù hợp và góp phần tạo lập khung pháp lý để hình thành một cơ chế quản trị có hiệu quả cho các doanh nghiệp. Cụ thể, trong Luật có các quy định bảo vệ và tạo điều kiện cho việc thực hiện các quyền hạn chính đáng của các chủ sở hữu; bảo đảm đối xử công bằng giữa các chủ sở hữu; công khai thông tin và minh bạch hố cơ chế quản trị cơng ty; các quyền của HĐQT và cơ chế giám sát HĐQT của chủ sở hữu trong cơ chế quản trị cơng ty... Đó là cơ sở pháp lý quan trọng và cụ thể nhất cho hoạt động của quản trị doanh nghiệp hiện nay, đồng thời quy định cụ thể về quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan như cổ đông, HĐQT, giám đốc điều hành trong đó đã chú ý bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số... Đi đôi với quyền lợi thì Luật Doanh nghiệp cũng xác định rõ hơn các nghĩa vụ của
người quản lý, nhất là đối với thành viên HĐQT và Giám đốc, đặc biệt là nghĩa vụ trung thành, trung thực và cẩn trọng; yêu cầu công khai và minh bạch hoá, nhất là đối với những người quản lý... Tuy nhiên, kiến thức về quản trị doanh nghiệp cũng như thực tế triển khai về quản trị doanh nghiệp vẫn còn rất mới mẻ, đặc biệt khi liên quan tới nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp. Nhiều CTCP (cả Nhà nước và tư nhân) đã và đang gặp phải các vấn đề liên quan đến quản trị doanh nghiệp. Thực tế thi hành cho thấy, trong thời gian qua đã xảy ra khơng ít vi phạm các quyền cơ bản của cổ đông. Một số cơng ty khơng niêm yết, vì một số lý do thực tiễn, có xu hướng hạn chế việc các cổ đông nắm giữ một lượng nhỏ cổ phiếu tham gia vào ĐHĐCĐ thường niên, thông qua việc qui định số lượng cổ phiếu tối thiểu. Điều lệ khơng ít cơng ty, kể cả cơng ty niêm yết, đã qui định cổ đơng, nhóm cổ đơng có sở hữu ít nhất 1% (hoặc có lượng giá trị tuyệt đối như 50, 100 hoặc 500 triệu đồng) số cổ phần mới có quyền dự họp ĐHĐCĐ,… Việc phần lớn cổ đơng không tiếp cận được với thông tin của công ty hoặc không tiếp cận được thơng tin đầy đủ, chính xác và trung thực là hiện tượng phổ biến. Cổ đông thiểu số hầu như không nhận được thông báo về các quyết định của ĐHĐCĐ, không nhận được tóm tắt báo cáo tài chính hàng năm, khơng nhận được cả thơng báo về việc trả cổ tức… Những điều này có bản chất sâu xa là những người quản lý công ty chưa ý thức được vai trò thực sự cũng như nghĩa vụ của họ. Ngoài ra, trong các cơng ty mà Nhà nước nắm tồn bộ hoặc một phần quyền sở hữu, khi một số cán bộ, cơ quan nhà nước có liên quan khơng phân biệt rạch rịi quyền cổ đông, quyền quản lý hành chính với nghĩa vụ của người quản lý, đã can thiệp trực tiếp vào các công việc quản trị nội bộ của công ty như không cho phép triệu tập ĐHĐCĐ, hoặc chỉ đạo triệu tập ĐHĐCĐ, chỉ định bổ nhiệm, thay thế thành viên HĐQT… hiện tượng này có xuất phát điểm từ tư tưởng và cơ chế quản lý bao cấp đã từng tồn tại trong lịch sử.
du nhập và tiếp nhận những chuẩn mực quản trị doanh nghiệp được thừa nhận ở các nước tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh những mặt phát triển tích cực đó, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn một số nét đặc thù, địi hỏi cần được xem xét khi hồn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý công ty.
Thứ nhất, các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam chủ
yếu là các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, số lượng nhà đầu tư có tổ chức chỉ chiếm khoảng 4% số lượng tài khoản giao dịch60
. Kể cả ở các thị trường chứng khốn phát triển, thì các nhà đầu tư cá nhân cũng vẫn là một lực lượng đông đảo và quan trọng. Họ chính là những người có khoản tiền tiết kiệm bỏ ra để đầu tư vào chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư cá nhân thường bị hạn chế về lượng vốn. Vì vậy, số cổ phần họ nắm giữ thường ít ỏi và họ thường là các cổ đông thiểu số. Với bản chất của cổ đơng góp ít vốn và tính cách của người Việt, cổ đông thiểu số thường rất tự ti và thiếu bản lĩnh61
. Trong mối quan hệ với người quản lý công ty, cổ đông thiểu số là những người yếu thế. Như vậy, pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý công ty cần phải được hoàn thiện theo hướng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đơng thiểu số, dành cho cổ đông thiểu số các công cụ pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như của cơng ty trước hành vi xâm phạm của người quản lý cơng ty. Bên cạnh đó, cổ đơng thiểu số cũng cần phải được đối xử bình đẳng với cổ đơng lớn trong việc sử dụng các công cụ pháp lý chống lại hành vi vi phạm pháp luật của người quản lý công ty. Thành viên nắm giữ phần vốn góp nhỏ trong cơng ty TNHH nhiều thành viên cũng có nguy cơ bị các thành viên nắm giữ phần vốn góp chi phối và người quản lý công ty xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp. Ngoài ra, việc chuyển nhượng vốn góp trong cơng ty TNHH khó khăn hơn rất nhiều so với
60
Lê Thị Thu Thủy & Đỗ Minh Tuấn (2013), Hoàn thiện pháp luật để phát triển bền vững thị trường chứng khoán, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 01 (233)/tháng 1/2013, tr. 30.
61 Bùi Xuân Hải (2010), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ cổ đơng thiểu số, Tạp chí Khoa học
cổ đơng thiểu số trong cơng ty cổ phần. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, thành viên xét thấy quyền lợi của mình khơng được bảo đảm và muốn chuyển nhượng vốn góp để thốt khỏi “vũng lầy”. Tuy nhiên, thị trường chuyển nhượng vốn góp khơng có, thành viênrơi vào tình trạng “tiến thối lưỡng nan”. Vì lẽ đó, thành viên nắm giữ phần vốn góp nhỏ cũng cần được bảo vệ tương tự như cổ đông thiểu số trong cơng ty cổ phần.
Ngồi ra, nội dung quy tắc về nghĩa vụ của người quản lý công ty cần phải cụ thể, chi tiết, dễ hiểu và dễ dàng tiếp cận. Cuối cùng, cần nâng cao vai trò hiệp hội của các nhà đầu tư trong giám sát và bảo đảm thực thi các quy tắc về nghĩa vụ của người quản lý công ty. Bên cạnh đó, các hiệp hội chuyên ngành cũng cần xây dựng và tổ chức thực hiện bộ quy tắc quản trị dành cho các doanh nghiệp thành viên, trong đó có các quy tắc về nghĩa vụ của người quản lý công ty.
Thứ hai, ở Việt Nam, số lượng công ty gia đình là khá lớn. Đặc điểm
của cơng ty gia đình là các thành viên của gia đình có thể vừa là chủ sở hữu, vừa là cổ đông, vừa là người quản lý, điều hành công ty62
. Trên thực tế, nhiều cơng ty gia đình cũng sử dụng những người quản lý công ty là những người bên ngồi gia đình. Tuy nhiên, thành viên gia đình vẫn sử dụng quyền lực trên cơ sở cổ phần vốn góp chi phối để tác động vào quyết định và hành vi của người quản lý công ty. Đây là một vấn đề khá nhậy cảm, đòi hỏi quy tắc về nghĩa vụ của người quản lý cơng ty có những nội dung phù hợp. Ví dụ, pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý công ty cần thừa nhận người thực tế quản lý/người quản lý giấu mặt, đồng thời pháp luật cần có quy định miễn trừ trách nhiệm cho người quản lý công ty trong trường hợp ra quyết định theo sự chi phối của cổ đơng kiểm sốt hoặc nắm giữ cổ phần chi phối. Quy định cũng có mục đích ngăn ngừa thành viên công ty/cổ đông can thiệp quá sâu vào hoạt
62 Phạm Trí Hùng & Nguyễn Trung Thẳng (2012), CEO và Hội đồng quản trị, Nhà xuất bản Lao động – xã hội, tr.
động quản lý của người quản lý công ty, cũng như tạo cơ sở để các cơng ty gia đình chuyển mình sang một phương thức quản trị hiện đại tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý.
Thứ ba, một bộ phận không nhỏ doanh nhân Việt vẫn cịn thói quen
khơng coi trọng tư vấn pháp luật, không coi trong việc xây dựng các văn bản quản lý nội bộ cơng ty. Trong nhiều trường hợp, nếu có các văn bản này, thì các văn bản này khá chung chung, đại khái, khơng có nhiều các quy định chi tiết về nghĩa vụ và trách nhiệm của người quản lý công ty. Ngay bản thân điều lệ của nhiều công ty đại chúng cũng chỉ là sự sao chép Điều lệ mẫu. Vì vậy, mặc dù về nguyên lý, trong lĩnh vực tư, cần coi trong sự thoả thuận giữa các bên. Tuy nhiên, trên thực tế, khơng có nhiều thoả thuận có chất lượng như là những “thanh phượng thương bảo kiếm” để kiểm soát quyền lực của người quản lý công ty. Vì vậy, trong hồn cảnh thực tại của Việt Nam, các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của người quản lý công ty, cũng như các quy tắc quản trị doanh nghiệp do các tổ chức tự quản hành vẫn là những nguồn quan trọng để xác định nghĩa vụ và trách nhiệm của người quản lý công ty.
3.1.1. Xuất phát từ yêu cầu quản trị hiện đại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư một cách minh bạch và hiệu quả
Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy các doanh nghiệp trong nước cần nghiên cứu và tiến tới áp dụng những chuẩn mực về quản trị doanh nghiệp trong hoạt động của mình để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư một cách minh bạch và hiệu quả, bởi những lý do sau: (i) Quản trị doanh nghiệp theo kiểu “cơng ty gia đình” hay theo “sự thuận tiện” khá phổ biến trong nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện không cịn phù hợp, khơng thể đáp ứng u cầu phát triển và cạnh tranh trong thời gian tới; (ii) Hệ thống luật pháp Việt Nam đang phát triển theo hướng hoàn thiện thể chế thị trường, phù hợp các cam kết và luật pháp, thông lệ quốc tế. Hệ thống này chỉ phát huy hiệu lực và hiệu quả khi bộ máy nhà nước và doanh nghiệp đều có tinh thần và thói quen tuân thủ
cao. Thói quen hành xử dựa vào quan hệ phải được thay thế bằng thói quen hành xử theo pháp luật; (iii) Doanh nghiệp trong nước cần hiểu những quy định pháp lý, những thông lệ, tập quán được áp dụng ở các nước bạn hàng để làm ăn với họ, đồng thời ứng dụng dần những tập quán tốt, nâng dần trình độ và năng lực nhằm tạo vị thế cạnh tranh. Về phương diện lý luận, sự hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị cơng ty ln có tính tương đối, thích ứng với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, việc xây dựng, hồn thiện các quy định của pháp luật về quản trị công ty phải được xác định là một quá trình liên tục, lâu dài với những bước đi và giải pháp thích hợp. Việc hồn thiện pháp luật về quản trị công ty một mặt nhằm khắc phục kịp thời những khó khăn cho việc tổ chức vận hành doanh nghiệp, mặt khác phải hướng tới việc tạo dựng hành lang pháp lý đầy đủ và phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển ổn định lâu dài của các doanh nghiệp.
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư là xu thế quản trị hiện đại mà nền tảng là “quản trị tốt”. Nói cách khác, các quy tắc về nghĩa vụ của người quản lý công ty cần phù hợp với xu hướng quản trị doanh nghiệp tốt (good corporate governance) trên thế giới. Quản trị doanh nghiệp tốt bảo đảm với cổ đơng và những người có lợi ích khác (stakeholders) rằng quyền lợi của họ được bảo vệ và giúp cho công ty giảm chi phí vốn và tạo thuận lợi cho công ty tham gia thị trường vốn63
. Quản trị tốt đòi hỏi các nội dung sau:
Thứ nhất, hệ thống quản trị doanh nghiệp cần bảo đảm sự minh bạch,
bình đẳng và phân bổ hiệu quả nguồn lực64
. Như vậy, nguyên tắc này đỏi hỏi quy tắc về nghĩa vụ của người quản lý công ty phải bảo đảm được tính minh bạch và công bằng trong việc ra quyết định của người quản lý công ty. Vận dụng nguyên tắc này trong việc giải quyết xung đột lợi ích giữa các chủ thể có mối quan hệ với cơng ty thì rõ ràng người quản lý cơng ty khơng thể chỉ vì lợi
63 G20/OECD Principles of Corporate Governance, 2015, tr.10.
ích ngắn hạn của cơng ty mà xâm phạm lợi ích của các chủ thể khác.
Thứ hai, hoạt động quản trị phải tuân theo pháp luật65
. Như vậy, quy tắc về nghĩa vụ của người quản lý cơng ty phải có nội dung nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao là nghĩa vụ của người quản lý công ty.
Thứ ba, hệ thống quản trị cần bảo vệ và bảo đảm cổ đơng, thành viên
cơng ty thực hiện quyền của mình một cách thuận lợi, bảo đảm sự đối xử công bằng giữa các cổ đông, thành viên công ty.Tất cả các cổ đông, thành viên cơng ty đều có cơ hội có được những biện pháp chế tài hiệu quả đối với các hành vi xâm phạm quyền của họ66
. Bảo vệ cổ đông, thành viên công ty là mục tiêu của các chuẩn mực quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, một hệ thống quản trị tốt cần bảo đảm các biện pháp bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông, thành viên công ty. Hơn nữa, cổ đông, thành viên công ty cần được đối xử bình đẳng, khơng nên có sự phân biệt đối xử trên cơ sở vốn góp hoặc quốc tịch của nhà đầu tư. Nếu nguyên tắc này được bảo đảm thì các nhà đầu tư dám mạnh dạn đầu tư dài hạn trên thị trường cổ phần tạo nguồn vốn lớn cho sự