Điều kiện về tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng và thực tiễn thực hiện tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 31 - 53)

CH ƠN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRỢ CẤP XÃ HỘI HÀNG THÁNG

2.2. Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về trợ cấp xã hội hàng tháng trên địa bàn

2.2.1. Điều kiện về tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế-xã hội

Quận Long Biên được thành lập vào ngày 06/11/2003, là quận trọng điểm về an ninh, quốc phòng của thành phố Hà Nội. Dân số hiện nay khoảng 177.600 người.

Theo sự phân bố của các phường trên thì phía Bắc là huyện Đơng Anh có ranh giới tự nhiên là sông Đuống, phía Đơng giáp một số xã của huyện Gia Lâm, phía Tây giáp quận Tây Hồ, Ba Đình, Hồn Kiếm, Hai Bà

1. Webiste quận Long Biên, ngày 19/7/2020: http://longbien.hanoi.gov.vn/gioi-

Trưng, Hoàng Mai với ranh giới tự nhiên là sông Hồng. Đây là huyện có tỉ lệ dân phi nông nghiệp gần 82%. Các phường trong quận gần như giữ nguyên tên và hiện trạng của nó. Riêng thị trấn Gia Lâm đổi thành phường Ngọc Lâm và xã Hội Xá đổi thành phường Phúc Lợi.

Về lâu dài, sẽ quy hoạch quận Long Biên thành đầu mối dịch vụ thương mại. Đây là định hướng lâu dài đã được UBND thành phố Hà Nội xác định để lập quy hoạch chi tiết cho quận Long Biên. Xuất phát từ vị trí quan trọng của quận Long Biên, với tính chất là trọng tâm thương mại của cả vùng, đầu mối tới các quốc lộ huyết mạch (1, 3, 5) và các tuyến xe lửa Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh để tới các cửa khẩu và cảng lớn ở miền Bắc.

Với lợi thế địa lý và định hướng quy hoạch nên hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn quận đã phát triển nhanh, có ưu thế về địa lý, kinh tế so với các quận, huyện khác trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế trên địa bàn quận tiếp tục tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng bình quân hàng năm về giá trị xuất đạt 42,11%. Trong đó, ngành thương mại - dịch vụ tăng 38,72%, công nghiệp - xây dựng tăng 22,77%, nông nghiệp tăng 0,05%. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế có sự thay đổi mạnh mẽ, đúng hướng. Năm 2015, cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thương mại - dịch vụ chiếm 55%, công nghiệp - xây dựng chiếm 44,51%, nông nghiệp 0,49%. Dự kiến đến năm 2020, ngành thương mại - dịch vụ chiếm 73,91%, công nghiệp xây dựng chiếm 25,98%, nơng nghiệp giảm cịn 0,11%. (Theo báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã

hội, an ninh quốc phòng quận Long Biên năm 2015, 2019).

Trong hơn 15 năm xây dựng và phát triển, quận Long Biên đã tổ chức chức thực hiện tốt các mục tiêu chính sách phát triển kinh tế - xã hội quận. Các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội, quốc phòng an ninh cơ bản đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu đề ra; đời sống người dân ngày càng được nâng lên. Hiện nay, trên địa bàn quận

khơng có hộ nghèo.1 Những kết quả đó đã góp phần đưa quận Long Biên chuyển mình nhanh chóng, phát triển mạnh mẽ xứng tầm với vai trị, vị trí của quận trọng điểm về chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội và quốc phịng an ninh phía Đơng của thành phố.

2.2.2. Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về trợ cấp xã hội hàng tháng trên địa bàn quận Long Biên trên địa bàn quận Long Biên

2.2.2.1.Về thực hiện quy định về đối tượng và điều kiện bảo trợ xã hội

Quận Long Biên có tiền năng kinh tế dồi dào, nền kinh tế đang phát triển. Hiện nay, quận số lượng lớn đối tượng BTXH theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp đối với các đối tượng BTXH và Nghị định 13/2010/NĐ-CP, Nghị định 136/2013/NĐ-CP về chính sách trợ giúp đối với các đối tượng BTXH.

Trong giai đoạn năm 2015-2019, chính sách trợ giúp các đối tượng BTXH được nhà nước hết sức quan tâm việc ban hành luật Người cao tuổi năm 2019, Luật Người khuyết tật năm 2010, các Nghị định và Thơng tư có liên quan. Trên cơ sở đó, UBND quận Long Biên chỉ đạo bộ phận liên quan và địa phương trong tinh thần thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời và đúng quy định các chính sách, chế độ cho đối tượng BTXH. Đối tượng càng được mở rộng, mức trợ cấp ngày càng được nâng cao. Việc điều chỉnh trợ cấp xã hội cho các đối tượng theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP và Thông tư số 29/2019/TTLT-BLĐTBXH-BTC được các địa phương thực hiện đồng bộ, đúng quy trình, các đối tượng thuộc diện điều chỉnh đều đã được điều chỉnh đúng hệ số, mức trợ cấp, thời gian điều chỉnh,...

Đối tượng và điều kiện thuộc diện thụ hưởng chính sách BTXH ngày càng mở rộng, từ 4 nhóm đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng năm 2000 tăng lên 9 nhóm đối tượng từ năm 2007, điều kiện, tiêu chuẩn cũng ngày càng được mở rộng hơn. Đối tượng BTXH trên địa bàn quận chiếm tỷ lệ tương đối cao khoảng hơn 2% dân số của quận. Qua số liệu từng năm cho

1. UBND quận Long Biên (2020): Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ k inh tế -

thấy số đối tượng được hưởng BTXH cũng ngày một tăng, cụ thể năm 2019 tăng so với năm 2015 là gần 6.000 đối tượng do chính sách đổi mới của Nhà Nước ta với việc bổ sung sửa đổi Nghị định số 67/2007/NĐ-CP bằng Nghị định 13/2010/NĐ-CP đã mở rộng đối tượng BTXH và mức trợ cấp, cụ thể Người cao tuổi từ 85 tuổi xuống còn 80 tuổi, bỏ điều kiện cần cho đối tượng người tâm thần, người tàn tật; năm 2015 số đối tượng lại giảm đến 666 đối tượng só với năm 2014 do nhóm trẻ em được hưởng đã ngoài độ tuổi, nhóm Người cao tuổi thì giảm do già yếu, bệnh tật... Nhìn chung, đối tượng được hưởng BTXH đều tăng qua các năm.

Qua phân tích số liệu thực tế, sự thay đổi dân số cũng ảnh hưởng đến đối tượng BTXH, cụ thể là dân số và đối tượng yếu thế cùng tăng qua mỗi năm. Sự gia tăng tổng số đối tượng qua các năm là kết quả của sự gia tăng từng nhốm đối tượng, trong đo sức ảnh hưởng lớn nhất đối với sự gia tăng tổng số đối tượng là Người cao tuổi. Tỷ lệ Người cao tuổi khá cao trên 50% tổng số và tiếp theo thấp dần với các nhóm người khuyết tật, nhóm người đơn thân, nhóm trẻ em, nhóm người bị nhiễm HIV được thể hiện r qua số liệu từ bảng 2.1.

Bảng 2.1: Tổng số đối tượng BTXH hưởng thường xuyên từ năm 2015-2019 Đối tượng Năm 2015 (người) Năm 2016 (người) Năm 2017 (người) Năm 2018 (người) Năm 2019 (người) Nhóm trẻ em 115 105 85 72 65 Nhóm NCT 1921 1836 1791 1726 1693 Nhóm NKT 1273 1369 1408 1467 1582 Nhóm NĐT 53 45 25 16 12

Nhóm HIV 12 10 8 6 5

Tổng số 3374 3365 3317 3287 3357

Nguồn: Báo cáo của Phòng Lao Động – Thương binh và Xã hội quận Long Biên năm 2015 – 2019.

Nhìn chung, các đối tượng đều có sự biến động qua mỗi năm; đặc biệt, các đối tượng thuộc nhóm trẻ em, người cao tuổi, người đơn thân và người nhiễm HIV giảm hàng năm. Riêng nhóm người khuyết tật lại tăng hàng năm. Tổng số đối tượng tăng giảm là sự biến động của từng nhóm trong đó, bao gồm:

- Nhóm người cao tuổi:

Đây là nhóm đối tượng được xem là chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm đối tượng; Trong đó, bao gồm hai đối tượng là Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo neo đơn và Người cao tuổi trên 80 tuổi và tỷ lệ người trên 80 tuổi luôn chiếm đa số. Đến năm 2019 có sự giảm đáng kể so với năm 2015 với số lượng là 1.693 người chiếm tỷ lệ lên đến trên 50% tổng số đối tượng BTXH.

(Nguồn: Báo cáo của phòng Lao Động – Thương binh và Xã hội quận Long Biên năm 2015 – 2019)

Nguyên nhân của sự giảm số lượng chính là do sự ra đời của Nghị định số 132/2010/NĐ-CP mở rộng về đối tượng và điều kiện hưởng chính sách BTXH; Năm 2010 áp dụng theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP thì đối tượng Người cao tuổi là 85 tuổi. Theo Khoản 2, Điều 17, Mục 4, Luật Người cao tuổi năm 2009 có hiệu lực từ ngày 15/7/2010 khi đó Người cao tuổi được hưởng BTXH là 80 tuổi, gọi chung là Người cao tuổi. Đây có thể là lý do của việc chiếm tỷ lệ cao về số lượng Người cao tuổi hưởng BTXH. Nhưng từ năm 2015 đối với Người cao tuổi hưởng trợ cấp xã hội là 1.921, năm 2019 số lượng Người cao tuổi giảm so với năm 2015 là 1,9% là do Người cao tuổi có lương hưu, hoặc hưởng trợ cấp BHXH nhiều hơn. thậm chí, do yếu tố tuổi già, bệnh tật chết... nên số lượng Người cao tuổi trên địa bàn quận giảm đáng kể.

- Nhóm người khuyết tật:

Đối tượng này cao thứ hai trong tổng số người được hưởng chính sách BTXH và trợ cấp xã hội hàng tháng; Số lượng thực tế người khuyết tật khó khăn trên địa bàn ngày càng tăng so với sự gia tăng của đối tượng được BTXH. Số người khuyết tật được hưởng chế độ trợ cấp được thể hiện ở bảng 2.3.

Bảng 2.3: Tổng số người khuyết tật được trợ cấp hàng tháng qua các năm 2015-2019

Năm 2015 2016 2017 2018 2019

Tổng số người khuyết tật (người)

1273 1369 1408 1467 1582

Tỷ lệ tăng (%) - 7.5 2.8 4.1 7.8

(Nguồn Báo cáo Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Long Biên năm 2015 - 2019)

Từ bảng số liệu Người khuyết tật trên địa bàn quận thấy:

+ Tỉ lệ người khuyết tật tăng hàng năm do: tỉ lệ dân số bị ảnh hưởng của nền kinh tế xã hội, tâm lí xã hội… dẫn đến người khuyết tật do bệnh nhiều như đột quỵ, tâm thần…

+ Năm 2019, Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH ban hành, quy định về xác định mức độ khuyết tật thay đổi (một số bệnh được xác định là khuyết tật như: suy thận,…). Điều này có nghĩa, chính sách nhà nước thay đổi, đối tượng Người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội nhiều hơn…

Mặt khác, do có chính sách mở rộng đối tượng của Nhà nước bằng Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/02/2010 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp đối tượng BTXH, giảm bớt điều kiện sửa đổi tại Khoản 4, Điều 4, Nghị định 67/2007/NĐ-CP “thuộc hộ gia đình nghèo” và tại Khoản 5, Điều 4 “có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo” cho người tàn tật nặng, người mắc bệnh tâm thần được gộp vào nhóm Người khuyết tật.

- Nhóm đối tượng trẻ em:

Nhóm này bao gồm các đối tượng trẻ em mồ côi theo Khoản 1, Điều 4, Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007: trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha hoặc mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, khơng cịn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo; Người chưa thành niên từ đủ 16

đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hồn cảnh như trẻ em nêu trên. Năm 2014, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 có hiệu lực thì đối tượng trẻ em được mở rộng đối tượng hưởng, được nhóm chung thành nhóm trẻ em.

Bảng 2.4: Tổng số trẻ em được trợ cấp hàng tháng qua các năm 2015-2019 0 20 40 60 80 100 120

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Năm 2015 2016 2017 2018 2019

Tổng số trẻ em (người)

115 105 85 72 65

Số lượng giảm (người) 15 10 20 13 7

Tỷ lệ giảm (%) - 8.6 19 15 9.7

(Nguồn phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Long Biên)

Trong năm 2015, số trẻ em được trợ cấp hàng tháng là 115 em, chiếm tỷ lệ trên 3% đối tượng BTXH. Qua bảng số liệu, ta thấy nhóm trẻ em tăng giảm khơng đồng đều qua các năm. Nguyên nhân cơ bản do số lượng các em được hưởng đã ngoài độ tuổi hưởng thay đổi theo các năm.

- Nhóm đối tượng đơn thân:

Theo khoản 9, Điều 4, Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007

“Người đơn thân thuộc hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hóa, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi”.

Bảng 2.5: Số người đơn thân được trợ cấp qua các năm 2015-2019

Năm 2015 2016 2017 2018 2019

Tổng số đơn thân (người)

53 45 25 16 12

Số lượng giảm (người) 15 8 20 9 4

Tỷ lệ giảm (%) - 15 44 36 25

(Nguồn Báo cáo Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận

Long Biên năm 2015 - 2019)

Số người đơn thân nuôi con nhỏ thuộc diện hộ nghèo được hưởng trợ cấp hàng tháng ngày càng giảm, năm 2019 giảm so với năm 2015 là 41 người tỷ lệ giảm 77%; Nguyên nhân giảm là do tại Khoản 4, Điều 5, Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 hạn chế đối tượng hưởng “Người thuộc diện hộ nghèo không có chồng hoặc khơng có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật...”

- Nhóm đối tượng HIV

Qua số liệu bảng 2.1, nhóm đối tượng này có chiều hướng ngày càng giảm, năm 2015 có 12 trường hợp, chiếm 0,35% tổng số đối tượng BTXH sau đó giảm dần theo các năm, đến năm 2019 giảm còn 5 trường hợp, chiếm 0,14% tổng số đối tượng BTXH.

Qua phân tích các nhóm đối tượng trên đã minh chứng rằng đối tượng yếu thế trên địa bàn quận Long Biên là khơng lớn và có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, trên địa bàn vẫn cịn có rất nhiều đối tượng có hồn cảnh vơ cùng khó khăn, nhưng khơng được hưởng trợ cấp do không đáp ứng điều kiện cần và đủ của chính sách như trẻ em gia đình quá nghèo

nhưng không phải trẻ mồ côi, trẻ em mồ côi theo chế độ mẫu hệ, những người tàn tật có hồn cảnh khó khăn nhưng vẫn còn khả năng phục vụ được. Đây là một thách thức lớn với các nhà quản lý, cần xây dựng chính sách bao phủ đến các đối tượng khó khăn nhưng vẫn đảm bảo nguồn ngân sách. Đồng thời, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương phải thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước theo đúng nghĩa vụ, quyền hạn của mình để hỗ trợ nhóm đối tượng khắc phục khó khăn, ổn định, phát triển, hòa nhập cộng đồng.

2.2.2.2. Về thực hiện quy trình tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội

Công tác quản lý các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng khá chặt chẽ, theo đúng quy trình. Cụ thể, quy trình quản lý tại cộng đồng được thực hiện từ khâu rà soát, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và ra quyết định trợ cấp; UBND các cấp trực tiếp quản lý đối tượng, theo d i thay đổi về hoàn cảnh, lứa tuổi, ... để hướng dẫn làm hồ sơ và trực tiếp tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ và chi trả phụ cấp.

Quy trình thực hiện tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội trên địa bàn quận được thực hiện theo Điều 8 - Văn bản hợp nhất 762/VBHN-BLĐTBXH/2019 của Bộ Lao động - thương binh và xã hội quy định thủ tục thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ

Một phần của tài liệu Chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng và thực tiễn thực hiện tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 31 - 53)