Dân chủ công khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách bảo trợ

Một phần của tài liệu Chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng và thực tiễn thực hiện tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 70 - 78)

CH ƠN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRỢ CẤP XÃ HỘI HÀNG THÁNG

3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng trên

3.3.6. Dân chủ công khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách bảo trợ

chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn quận

Việc thực thi chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng ở quận Long Biên trong thời gian qua đã tạo được sự đồng thuận xã hội lớn trong đa số quần

chúng nhân dân là do Đảng bộ, Chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đã nghiêm chỉnh thực hiện Quyết định số 31/2011/QĐ-TTg ngày 02 tháng 06 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc công khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về an sinh xã hội. Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương từ quận tới phường đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo và tổ chức thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho các đối tượng Bảo trợ xã hội, góp phần động viên các đối tượng và gia đình vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Để đảm bảo tổ chức thực hiện các chính sách trợ cấp xã hội đúng mục tiêu, đúng đối tượng; ngăn chặn những sai phạm và phòng, chống thất thốt, tham nhũng thì việc công khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách BTXH nói chung và các chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng nói riêng là rất cần thiết. Việc công khai, minh bạch nhằm giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận hiểu đầy đủ, chính xác về mục đích, ý nghĩa, nội dung, đối tượng thụ hưởng, trình tự, thủ tục, thời gian thực hiện theo quy định pháp luật về BTXH; việc kiểm tra nhằm nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách, phịng ngừa sai phạm; việc giám sát nhằm theo d i, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tổ chức thực hiện, đảm bảo tính chính xác, kịp thời, hiệu quả việc thực hiện chính sách; đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý người hưởng các chế độ BHXH hằng tháng kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm. Tập trung kiểm tra công tác báo tăng, giảm (lưu ý các trường hợp báo giảm: Chết, chuyển đi) kịp thời phát hiện các trường hợp chủ động báo tăng, báo giảm trái với quy định để xử lý nghiêm khắc theo quy định pháp luật.

Tiểu kết Chư ng 3

Có thể nói, hệ thống văn bản pháp lý có vai trị rất quan trọng trong việc thực hiện các chính sách đối với đối tượng BTXH, đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, các văn bản phải r ràng, cụ thể, không chồng chéo thì việc thực hiện các chính sách mới đạt hiệu quả, do đó địi hỏi hệ thống văn bản phải đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng để nâng cao mức độ bao phủ về thực hiện chế độ cho người dân.

Hiện nay, các chính sách hỗ trợ đối tượng BTXH, đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đã được chú trọng hơn. Tuy nhiên do cuộc sống ngày một khó khăn, nguồn ngân sách có hạn chỉ hỗ trợ khó khăn một phần, cịn lại phải nhờ vào cộng đồng, xã hội, gia đình và chính bản thân người thụ hưởng đòi hỏi mỗi người phải thật sự cố gắng, đồng thời các đối tượng chưa sử dụng tối đa dịch vụ của chính sách. Vì thế, những chính sách giúp đỡ đối tượng yếu thế tuy có nhiều nhưng chưa thể làm họ đáp ứng được cuộc sống tối thiểu, một số cũng rất khó khăn nhưng chưa hưởng được chính sách, do đó cần phải tiếp tục hồn thiện hơn các chính sách này.

Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước các quy định về pháp luật về BTXH và chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng bước đầu đã tạo được hành lang pháp lý r ràng cho các quan hệ xã hội về BTXH, hoạt động từ thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các đối tượng yếu thế. Tuy nhiên, một thực tế là lĩnh vực BTXH, trong đó có chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng cũng có nhiều văn bản quy định, nhiều loại cùng nội dung, thể hiện trong các Nghị định, Quyết định, Thông tư hướng dẫn thi hành nên trong quá trình thực hiện đã bộc lộ khá nhiều hạn chế, tính pháp lý chưa cao, gây nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và lơ là của những người thực hiện. Mặt khác, sự phát triển của cơ sở BTXH tư nhân, các hoạt động từ thiện ngày càng phức tạp và đa dạng, đòi hỏi hệ thống văn bản pháp luật cần phải sâu sát và chi tiết.

Để đảm bảo quá trình phát triển xã hội cũng như hội nhập kinh tế, mỗi thành phần trong xã hội, từ các cơ quan quản lý nhà nước cho đến mỗi người dân đều phải chung tay, phải có trách nhiệm với những quy định, giải pháp mà mình đã đề ra, với những hành động, việc làm mà mình đã thực hiện. Chính trách nhiệm này đã đặt ra những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật, trên cơ sở đó tiến hành hồn thiện pháp luật phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, với yêu cầu của công tác bảo trợ xã hội và cơng tác hỗ trợ nhóm người yếu thế trong xã hội để khi bổ sung, xây dựng lại hệ thống văn bản pháp luật sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn và từ đó sẽ có cách quản lý hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Pháp luật về BTXH nói chung và các chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng nói riêng là vấn đề hữu ích và quan trọng của nhân loại, không chỉ ở những nước nghèo, kém phát triển mà cả ở những quốc giá phát triển, có nền cơng nghiệp tiên tiến và cuộc sống hiện đại. Thực chất đây là một cuộc chiến chống các rủi ro trên bình diện tồn cầu. Pháp luật về BTXH là một phần của an sinh xã hội thể hiện trình độ phát triển bền vững của quốc gia thông qua việc phát triển kinh tế lẫn chăm lo, bảo đảm an toàn cho các thành viên trong xã hội khi họ gặp rủi ro và trở nên yếu thế, khi đó họ rất cần có sự giúp đỡ từ nhà nước cũng như của cộng đồng, xã hội.

Đối với Việt Nam, vấn đề pháp luật về các chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm không chỉ khi kinh tế bắt đầu phát triển mà ngay khi đất nước đang trên đường đấu tranh giành độc lập. Đó là một trong những vấn đề cơ bản của chính sách xã hội hướng vào phát triển con người nói chung và đối tượng BTXH nói riêng, tạo cơ hội cho họ có điều kiện bình đẳng hịa nhập vào cộng đồng, vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Quan điểm của Đảng ta xác định, an sinh xã hội là một trụ cột để đảm bảo an ninh - chính trị và trong đó, BTXH là một trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội.

Long Biên là một trong những quận mới của thành phố Hà Nội, trong những năm qua việc thực hiện pháp luật về chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng đã đạt được những thành tựu nhất định trong hoạt động cũng như quản lý đối với BTXH, đã phần nào chăm lo được các đối tượng yếu thế đủ điều kiện hưởng trợ cấp về tài chính, giáo dục, đào tạo, khám chữa bệnh, dạy nghề, ưu đãi lãi suất... tạo điều kiện cho đối tượng yếu thế trên địa bàn quận đảm bảo được mức sống tối thiểu. Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế của quận chưa cao, lại chịu tác động của quá trình chuyển đổi kinh tế ở cấp vĩ mô và vi mô nên các đối tượng yếu thế ngày một đông hơn. Nhu cầu

trợ giúp của các nhóm đối tượng này cũng lớn lên và rất khác nhau do đặc điểm riêng của vị thế quá trình thực hiện cũng như quản lý hoạt động BTXH và các chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng rất khó khăn và khơng tránh khỏi những tồn tại, hạn chế về tổ chức bộ máy, nguồn lực thực hiện hoạt động, công tác quản lý đối với đối tượng... Qua những phân tích đánh giá về thực hiện thực trạng pháp luật về BTXH và các chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng của quận cũng đã chỉ ra những bất cập trong các văn bản pháp quy, những quy định chính sách BTXH và các chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng. Đây là cơ sở thực tiễn cho các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện các chính sách, thực hiện có hiệu quả bảo trợ xã hội ở quận Long Biên.

Luận văn “Chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng và thực tiễn thực hiện tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội” đã phân tích và đánh giá

thực trạng việc thực hiện chế độ trợ cấp xã hội, chỉ ra những mặt được và hạn chế trong quá trình thực hiện pháp luật về BTXH và chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng trên địa bàn quận trong thời gian qua. Qua đó, tác giả cũng trình bày một số dự báo tình hình, quan điểm định hướng; đặc biệt, đã đề ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng hiện nay đối với các cấp từ Trung ương đến cấp phường, đề xuất 05 nhóm giải pháp về nâng cao năng lực chủ thể trợ cấp xã hội, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chính sách xã hội hàng tháng, cải cách hành chính trong thực thi chính sách bảo trợ xã hội, nguồn lực tài chính và cơng tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách bảo trợ xã hội hàng tháng nhằm góp phần thực hiện tốt hơn các hoạt động chăm lo các đối tượng yếu thế trên địa bàn quận. Với những tiềm năng sẵn có của mình, Quận Long Biên nhất định sẽ vượt qua khó khăn, thách thức ở phía trước, thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng kinh tế phải gắn liền đảm bảo anh sinh xã hội, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân nói chung và cho các đối tượng yếu thế trên địa bàn quận nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2018)

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (2014), Tổng quan thực trạng và đề xuất chính sách TGXH đối với người cao tuổi từ 75-80, Hà Nội

3. Uỷ ban nhân dân quận Long Biên (2015): Báo cáo số 88/BC- LĐTBXH ngày 09/11/2015 về đánh giá cuối kỳ thực hiện Quyết định 267/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015

4. Uỷ ban nhân dân quận Long Biên (2015): Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội – an ninh quốc phòng quận Long Biên năm 2015 – 2019

5. Quốc hội Khóa XII (2009), Luật Người cao tuổi, Hà Nội. 6. Quốc hội Khóa XII (2010), Luật Người khuyết tật, Hà Nội. 7. Quốc hội nước CHXHCVN (2014): Luật Bảo hiểm xã hội.

8. Nghị định số 67/2007/NĐ-CP (2007) ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội cho đối tượng bảo trợ xã hội. 9. Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/02/2010 về sửa

đổi bổ sung một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. 10. Nghị định 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định về chính

sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

11. Nghị định 144/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em của Chính phủ ngày

29 tháng 10 năm 2013.

12. Văn bản hợp nhất số 762/VBHN-BLĐTBXH/ 2019 của Bộ Lao động - thương binh và xã hội quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với những người được bảo trợ xã hội.

13. Thông tư số 24/2010/TTLT-BLTBXH-BTC ngày 18/8/2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

14. Thông tư liên tịch 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Y tế, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện. 15. Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLTBXH-BTC ngày

24/10/2014 về hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

16. Xuân Anh, 3,1 triệu người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng

https://nhandan.com.vn/bhxh-va-cuoc-song/3-1-trieu-nguoi-huong- luong-huu-tro-cap-bao-hiem-xa-hoi-hang-thang-446397/, 04-01-2020

chuẩn trợ cấp xã hội lên 360 nghìn đồng

http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/xa-hoi/2020-02-22/bo-lao- dong-thuong-binh-va-xa-hoi-de-xuat-nang-muc-chuan-tro-cap-xa- hoi-len-360-nghin-dong-82868.aspx, 22/02/2020

18. Minh Vũ, Kiến nghị bổ sung 4 nhóm đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng

https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xa-hoi/959155/kien-nghi-bo-sung- 4-nhom-doi-tuong-duoc-huong-tro-cap-xa-hoi-hang-thang, 23/02/2020

19. Sỹ Hào, Trợ cấp xã hội: Độ vênh giữa chính sách và thực tế ngày càng lớn

https://baodantoc.vn/tro-cap-xa-hoi-do-venh-giua-chinh-sach-va- thuc-te-ngay-cang-lon-1587041680349.htm, 16/04/2020

20. Nguyễn Thị Xuân (2015), Hồn thiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Các tài liệu tham khảo khác: Các Kế hoạch và Báo cáo về việc thực hiện công tác Bảo trợ xã hội, công tác giảm nghèo, công tác chăm sóc phát huy vai trị người cao tuổi, cơng tác trợ giúp người khuyết tật,... hàng năm (2015 – 2019) của UBND quận Long Biên

Một phần của tài liệu Chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng và thực tiễn thực hiện tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)