Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng và thực tiễn thực hiện tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 55 - 60)

CH ƠN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRỢ CẤP XÃ HỘI HÀNG THÁNG

2.3. Đánh giá ết quả thực trạng thực hiện chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng trên địa bàn

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù Phòng LĐTBXH quận Long Biên đã chủ động, tích cực thực hiện hoạt động BTXH và chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng, song vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất định trong quá trình thực hiện. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra liên quan đến chính sách người cao tuổi, phát hiện một số hạn chế trong việc thực hiện chính sách đó là: hồ sơ, thủ tục hưởng chưa đúng quy định, sai tuổi hưởng, sai thời điểm truy lĩnh, thôi hưởng chế độ chưa kịp thời... Ngồi ra cịn một số hạn chế như: việc lập dự toán chi trả trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng không đúng theo quy định tại Khoản 4, Điều 14, Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLTBXH-BTC ngày 18/8/2010 của Bộ LĐTBXH- Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; tình trạng ký nhận thay đổi đối tượng khơng có giấy ủy quyền vẫn còn diễn ra; việc niêm yết công khai danh sách các đối tượng điều kiện hưởng chế độ trợ cấp xã hội tại một số phường chưa được công khai; việc cập nhật, theo d i biến động của đối tượng tại một số địa phương chưa được thường xuyên, chặt chẽ dẫn đến vẫn cịn tình trạng đối tượng người cao tuổi đã chết nhưng chưa được điều chỉnh thôi hưởng trợ cấp hàng tháng kịp thời...

Bên cạnh đó, một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chưa đúng quy định hiện hành; công tác tuyên truyền chưa thường xuyên, hình thức tuyên truyền chưa phong phú và đa dạng; số lượng cuộc tập huấn vẫn còn hạn

chế, chưa tập huấn chuyên sâu về công tác BTXH nói chung và chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng nói riêng; chưa xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm về công tác bảo trợ; sổ sách quản lý chất lượng cấp phường còn sơ sài; việc tiếp nhận, thẩm định, xét duyệt hồ sơ cho đối tượng còn chậm; việc xác định tối tượng hưởng với nhóm trẻ em mồ côi, hộ gia đình, cá nhân ni dưỡng trẻ em mồ côi chưa đúng quy định Nghị định số 136/2013/NĐ-CP; việc xác định thời điểm hưởng đối với một số nhóm đối tượng chưa đúng quy định, đặc biệt đối với người đủ 80 tuổi trở lên mà không hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng chưa được hưởng kể từ thời điểm người đó đủ 80 tuổi; chưa thực hiện điều chỉnh hệ số theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP đối với nhóm trẻ em mồ côi, hộ gia đình, cá nhân nhận ni dưỡng trẻ em mồ côi; hộ gia đình ni dưỡng đối tượng khuyết tật đặc biệt nặng chậm được hưởng khi đủ điều kiện; một số trường hợp xác định sai diện đối tượng nên chưa đúng hệ số; việc ban hành quyết định của Chủ tịch UBND phường thành từng đợt, chưa kịp thời; công tác chi trả trợ cấp còn một số nội dung chưa đảm bảo quy định...

Sở dĩ có những hạn chế đó là do nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.

- Nguyên nhân chủ quan

+ Nhiều văn bản điều chỉnh, các văn bản có nội dung chồng chéo nhau do đó khó khăn trong tổ chức thực hiện. Có nhiều nội dung pháp luật về BTXH, trợ cấp xã hội hàng tháng được quy định ở nhiều văn bản, mỗi văn bản có cơ chế thực hiện khác nhau.

+ Bộ máy QLNN về BTXH, trợ cấp xã hội hàng tháng còn mỏng về số lượng, năng lực đội ngũ cán bộ công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, chưa tổ chức, triển khai thực hiện tốt pháp luật về BTXH và trợ cấp xã hội hàng tháng trên địa bàn. Bên cạnh đó, việc thay đổi, luân phiên cán bộ thực hiện khơng có sự hướng dẫn, bàn giao đúng đắn, dẫn đến

tình trạng khơng nắm được thông tin, số lượng trước đó đã gây khó khăn trong việc cập nhật, thống kê chỉ để tiến hành dự đốn tình hình đối tượng.

+ Sự phối hợp giữa các cơ quan, bộ phận QLNN pháp luật về BTXH, trợ cấp xã hội hàng tháng vẫn còn chưa đồng bộ, rời rạc, thiếu chặt chẽ, chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ của các cơ quan hữu quan chính điều này làm hạn chế rất lớn đến công tác QLNN pháp luật về BTXH, trợ cấp xã hội hàng tháng.

+ Các đối tượng yếu thế được hưởng trợ cấp xã hội do thiếu về kiến thức, hạn chế về trình độ cũng như điều kiện tiếp cận thông tin nên không chủ động trong việc làm hồ sơ, trông chờ đến các cơ quan, những người phụ trách phát hiện ra. Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế khó khăn, các đối tượng chỉ mong đảm bảo được cuộc sống hiện tại, nên cũng không hưởng ứng tối đa các chính sách BTXH về giáo dục, đào tào, dậy nghề. Nhận thức của nhiều cơ quan Nhà nước vẫn chưa được đổi mới, phần lớn vẫn tồn tại quan niệm ban phát, nên việc xét duyệt hồ sơ không được đẩy mạnh, hoàn tất sớm để đối tượng được trợ giúp sớm.

+ Các tiêu chí xác định đối tượng BTXH, trợ cấp xã hội hàng tháng còn khắt khe, nhiều đối tượng khó khăn chưa được thụ hưởng; Đây là nguyên nhân của việc chưa đảm bảo mức độ bao phủ đối tượng. Các đối tượng nghèo cần đến sự trợ giúp, nhưng phải đảm bảo các điều kiện khơng có khả năng lao động, khơng có người chăm sóc, khơng có nguồn thu nhập.

- Nguyên nhân khách quan

+ Cơ bản là nguồn ngân sách nhà nước có hạn khơng thể trợ giúp tất cả các đối tượng khó khăn dẫn đến mức trợ cấp thấp chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống. Đây vừa là tồn tại cũng vừa là nguyên nhân cho nội dung thực hiện pháp luật về BTXH chưa thật sự tạo được sự đồng thuận của đối tượng hưởng lợi dẫn đến hiệu quả của chính sách chưa cao.

+ Sự gia tăng nhanh chóng các đối tượng mỗi năm đa phần là do rủi ro tự nhiên, nghèo, bệnh tật nên khơng có sự lựa chọn cho bản thân mình

như tuổi già, tàn tật, thiên tai, mồ cơi... cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, trong khi đó, nguồn lực của Nhà nước không lớn nên không đủ khả năng cho việc mở rộng đối tượng cũng như nâng mức trợ cấp cho các đối tượng đảm bảo điều kiện sống cơ bản của con người.

+ Địa bàn quận Long Biên rộng lớn, các đối tượng sống không tập trung mà rải rác ở mọi nơi, với lực lượng mỏng và phụ trách kiêm nhiệm nên việc nắm bắt đối tượng nhanh chóng, kịp thời cũng bị giới hạn. Mặt khác, quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh kèm theo lạm phát lớn nên khó khăn càng khó khăn, làm cho mức trợ cấp nhỏ và không đủ chi trả nhu cầu cơ bản cuộc sống của các đối tượng yếu thế.

Tiểu ết chư ng 2

Trong mỗi quốc gia, bao giờ cũng tồn tại một bộ phận đối tượng cần trợ giúp, bất kể quốc gia đó có điều kiện kinh tế phát triển đến đâu. Đối tượng có nhu cầu trợ giúp ở Việt Nam là rất lớn, hoàn cảnh khó khăn của các đối tượng cũng khác nhau và sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng cũng chỉ trong chừng mực nhất định. Chính vì vậy, pháp luật trợ giúp cũng quy định cụ thể phạm vi đối tượng trợ giúp xã hội với những tiêu chí xác định đối tượng cụ thể, chú trọng đến các điều kiện về kinh tế như xác định hộ nghèo, tình trạng sức khỏe hoặc thân nhân cụ thể của đối tượng,…

Phân tích thực tiễn thực hiện pháp luật về thực hiện chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng trên địa bàn quận Long Biên đã phần nào cung cấp một cái nhìn tổng thể nhưng đầy chân thực về thực tế thực hiện pháp luật an sinh xã hội ở một địa phương cụ thể. Có thể thấy, bên cạnh sự nỗ lực, chủ động, tích cực của cơ quan quản lý nhà nước để đạt được những kết quả nhất định thì vẫn cịn những tồn tại trong quá trình thực hiện pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước từ quận tới phường, làm hạn chế những hiệu quả, mục đích mong muốn khi xây dựng pháp luật ban đầu.

Do vậy, việc tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật hiện hành về an sinh xã hội nói chung và chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng và có giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành trên địa bàn quận Long Biên trong thời gian tới là vấn đề quan trọng và cấp bách, nhằm nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và người dân về tầm quan trọng, ý thức chấp hành pháp luật BTXH, trợ cấp xã hội hàng tháng, cần tiếp tục quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ các đối tượng yếu thế từ phía nhân dân và Nhà nước với mục đích đảm bảo các quyền lợi cơ bản của người dân, cũng như tránh việc phân hóa giàu nghèo trong các tầng lớp xã hội, góp phần thúc đẩy một xã hội phát triển bền vững.

Chư ng 3

ĐỊNH H ỚN VÀ CÁC IẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂN CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP XÃ HỘI

HÀNG THÁNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LON BIÊN

Một phần của tài liệu Chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng và thực tiễn thực hiện tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 55 - 60)