Phát huy sức mạnh tổng hợp các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chính sách trợ

Một phần của tài liệu Chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng và thực tiễn thực hiện tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 67)

CH ƠN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRỢ CẤP XÃ HỘI HÀNG THÁNG

3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng trên

3.3.2. Phát huy sức mạnh tổng hợp các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện chính sách trợ

chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng nói riêng và bảo trợ xã hội nói chung tại cộng đồng

Giải quyết vấn đề trợ cấp xã hội hàng tháng, bảo trợ xã hội trong điều kiện kinh tế - xã hội của Quận hiện nay nếu chỉ dựa vào ngân sách sẽ không thể nào đạt được mục tiêu đề ra. Vì vậy, việc phát huy sức mạnh tổng hợp dựa trên sự đồng thuận cao của xã hội là điều cần thiết. Trong những năm qua, các chương trình “cộng đồng chung tay giảm nghèo”, giúp đỡ người khuyết tật, người nhiễm HIV, Chương trình chăm sóc giúp đỡ người cao tuổi,... của Quận Long Biên đã nhận được sự đồng thuận cao của người dân. Tuy nhiên, trong thực tế thực hiện vẫn chủ yếu là việc của “nhà nước” chứ người dân chưa thật sự xem là việc của cộng đồng. Để làm cho việc thực hiện các chính sách này thật sự là phong trào sâu rộng trong cộng đồng, cần chú ý các biện pháp sau:

- Tăng chi ngân sách nhà nước về trợ cấp xã hội kết hợp với huy động đóng góp của người dân, doanh nghiệp và xã hội cho an sinh xã hội. Khuyến khích, tạo mơi trường thuận lợi để phát triển đa dạng các mơ hình an sinh xã hội, các hoạt động từ thiện, tình nguyện dựa vào sự tham gia của cộng đồng (các đoàn thể địa phương, các nhóm sở thích, nghiệp đồn, gia

đình, dịng họ, cá nhân...) trong việc cung cấp các dịch vụ an sinh xã hội, thực hiện các hoạt động nhân đạo, giúp đỡ, chia sẻ rủi ro đối với những nhóm yếu thế, những đối tượng đặc thù. Tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực, kinh nghiệm của các nước trong xây dựng và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

3.3.3. Tăng cường công tác tuyên truyền

- Phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động trong nhân dân, làm cho tinh thần tương thân tương ái, tinh thần cộng đồng phải được nâng cao và vững chắc.

- Để thực hiện chính sách có hiệu quả thì người dân cần nắm đầy đủ thơng tin về chính sách bảo trợ xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng, về đối tượng, về mức trợ cấp và các thủ tục cần thiết để thụ hưởng chính sách, sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ tạo điều kiện để cơ quan BHXH và cơ quan đại diện chi trả BHXH, BH thất nghiệp hoàn thành nhiệm vụ.

Cần tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên c ác phương tiện truyền thông đa phương tiện, internet, trên các website về danh mục các dịch vụ cung ứng, thủ tục, quy trình cung ứng và giải quyết nhu cầu của người dân về các vấn đề liên quan đến việc trợ giúp xã hội … Công khai các chỉ dẫn cẩn thiết cho người dân khi đến giải quyết công việc; cung cấp các thông tin liên quan đến vấn đề mà người dân muốn biết, muốn tìm hiểu… - Phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các hội đồn thể chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội (Ban đại diện Người cao tuổi, Hội Người khuyết tật) trong công tác tuyên truyền, vận động, giám sát thực thi chính sách qua đó bảo vệ quyền lợi đối với đối tượng BTXH, đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng cũng như hội viên của tổ chức mình.

3.3.4. Cải cách hành chính trong thực thi chính sách bảo trợ xã hội

Cần đổi mới hệ thống dịch vụ hành chính cơng lĩnh vực bảo trợ xã hội. Bởi đây là dịch vụ do các cơ quan, đơn vị chức năng các cấp quản lý

nhà nước các cấp cung cấp trong quá trình thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến những vấn đề trong lĩnh vực bảo trợ xã hội, gồm giảm nghèo và trợ giúp xã hội....

Thực hiện rà soát Bộ thủ tục hành chính (trong lĩnh vực BTXH) thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND quận và UBND phường, trong đó đề xuất thay đổi về cơ sở pháp lý, trình tự thực hiện thủ tục hành chính, đề xuất bổ sung, loại bỏ những thủ tục khơng cần thiết.

Tiếp tục hồn thiện, nâng cao hiệu quả và ổn định trong hoạt động của phần mềm “Một cửa, Một cửa liên thông”. Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành công việc, áp dụng dịch vụ công trực tuyến đối với một số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND quận.

Nhanh chóng hồn thiện xây dựng và đưa vào áp dụng phần mềm quản lý đối tượng nghèo và bảo trợ xã hội để theo d i trong giải quyết chế độ đối với đối tượng BTXH, đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng từ khi tiếp nhận thủ tục, giải quyết công nhận chế độ, quản lý đối tượng trong thực hiện các chính sách trợ cấp thường xuyên, cấp thẻ Bảo hiểm y tế, thôi hưởng trợ cấp, thực hiện chính sách hỗ trợ mai táng. xây dựng cơ sở dữ liệu về trợ giúp xã hội của địa phương thống nhất với cơ sở dữ liệu quốc gia.

Trong thời gian tới xem xét triển khai việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ BTXH, hồ sơ xét trợ cấp xã hội hàng tháng theo mơ hình dịch vụ cơng trực tuyến; theo đó đối tượng có thể ngồi tại nhà tải các biểu mẫu và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu và gửi nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng đến UBND phường để được giải quyết trợ cấp. Mơ hình này tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng, nhất là đối tượng khuyết tật, người cao tuổi,...trong việc đi lại làm hồ sơ, đồng thời minh bạch, công khai trong việc giải quyết hồ sơ và giảm tải áp lực giấy tờ công việc đối với cơ quan hành chính khi thụ lý, giải quyết hồ sơ.

công trong lĩnh vực trợ cấp xã hội nói riêng và bảo trợ xã hội, an sinh xã hội nói chung là cốt l i tạo ra hiệu quả cung cấp dịch vụ của các cơ quan, tổ chức này. Năng lực của các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực này phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức này. Vì vậy, cần nâng cao năng lực ( bao gồm, kiến thức, kỹ năng cung cấp dịch vụ công và thái độ thực thi công vụ) của đội ngũ này.

3.3.5. Giải pháp về nguồn lực tài chính

Để phát huy và huy động tốt các nguồn lực thực hiện an sinh xã hội và bảo trợ xã hội, không thể trông mong vào nguồn lực bao cấp của nhà nước, vốn dĩ có hạn. Cần phát huy những nguồn lực tiềm tàng trong xã hội, đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa nhằm thu hút rộng rãi các nguồn lực trong và ngoài nước từ cá nhân, các tổ chức xã hội. Nhà nước cần khuyến khích tư nhân, cá nhân, chủ sử dụng lao động, doanh nghiệp, tổ chức cộng đồng cùng tham gia, phát triển các hình thức tự nguyện, cung cấp dịch vụ bảo trợ xã hội bền vững khơng vì mục tiêu lợi nhuận, đảm bảo cuộc sống an toàn cho mọi người dân Việt Nam.

Kinh phí tổ chức thực hiện chính sách BTXH ở quận Long Biên là từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước, tuy nhiên mức trợ cấp đối tượng hưởng còn thấp so với mặt bằng chung xã hội. Vì vậy, để khai thác các nguồn lực trong cộng đồng nhằm giảm bớt chi phí từ ngân sách nhà nước, cần khai thác nguồn lực của các doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức, doanh nghiệp.

Đảm bảo nguồn kinh phí cho cơng tác tổ chức thực hiện BTXH để quận và phường tổ chức họp xét duyệt đối tượng trợ cấp xã hội, thẩm định hồ sơ, kiểm tra, giám sát công tác chi trả chế độ trợ giúp thường xuyên.

3.3.6. Dân chủ công khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn quận chính sách bảo trợ xã hội trên địa bàn quận

Việc thực thi chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng ở quận Long Biên trong thời gian qua đã tạo được sự đồng thuận xã hội lớn trong đa số quần

chúng nhân dân là do Đảng bộ, Chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp đã nghiêm chỉnh thực hiện Quyết định số 31/2011/QĐ-TTg ngày 02 tháng 06 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc công khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về an sinh xã hội. Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương từ quận tới phường đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo và tổ chức thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho các đối tượng Bảo trợ xã hội, góp phần động viên các đối tượng và gia đình vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Để đảm bảo tổ chức thực hiện các chính sách trợ cấp xã hội đúng mục tiêu, đúng đối tượng; ngăn chặn những sai phạm và phòng, chống thất thốt, tham nhũng thì việc cơng khai, minh bạch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách BTXH nói chung và các chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng nói riêng là rất cần thiết. Việc công khai, minh bạch nhằm giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận hiểu đầy đủ, chính xác về mục đích, ý nghĩa, nội dung, đối tượng thụ hưởng, trình tự, thủ tục, thời gian thực hiện theo quy định pháp luật về BTXH; việc kiểm tra nhằm nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện chính sách, phịng ngừa sai phạm; việc giám sát nhằm theo d i, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tổ chức thực hiện, đảm bảo tính chính xác, kịp thời, hiệu quả việc thực hiện chính sách; đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý người hưởng các chế độ BHXH hằng tháng kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm. Tập trung kiểm tra công tác báo tăng, giảm (lưu ý các trường hợp báo giảm: Chết, chuyển đi) kịp thời phát hiện các trường hợp chủ động báo tăng, báo giảm trái với quy định để xử lý nghiêm khắc theo quy định pháp luật.

Tiểu kết Chư ng 3

Có thể nói, hệ thống văn bản pháp lý có vai trị rất quan trọng trong việc thực hiện các chính sách đối với đối tượng BTXH, đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, các văn bản phải r ràng, cụ thể, khơng chồng chéo thì việc thực hiện các chính sách mới đạt hiệu quả, do đó địi hỏi hệ thống văn bản phải đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng để nâng cao mức độ bao phủ về thực hiện chế độ cho người dân.

Hiện nay, các chính sách hỗ trợ đối tượng BTXH, đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đã được chú trọng hơn. Tuy nhiên do cuộc sống ngày một khó khăn, nguồn ngân sách có hạn chỉ hỗ trợ khó khăn một phần, còn lại phải nhờ vào cộng đồng, xã hội, gia đình và chính bản thân người thụ hưởng đòi hỏi mỗi người phải thật sự cố gắng, đồng thời các đối tượng chưa sử dụng tối đa dịch vụ của chính sách. Vì thế, những chính sách giúp đỡ đối tượng yếu thế tuy có nhiều nhưng chưa thể làm họ đáp ứng được cuộc sống tối thiểu, một số cũng rất khó khăn nhưng chưa hưởng được chính sách, do đó cần phải tiếp tục hồn thiện hơn các chính sách này.

Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước các quy định về pháp luật về BTXH và chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng bước đầu đã tạo được hành lang pháp lý r ràng cho các quan hệ xã hội về BTXH, hoạt động từ thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các đối tượng yếu thế. Tuy nhiên, một thực tế là lĩnh vực BTXH, trong đó có chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng cũng có nhiều văn bản quy định, nhiều loại cùng nội dung, thể hiện trong các Nghị định, Quyết định, Thông tư hướng dẫn thi hành nên trong quá trình thực hiện đã bộc lộ khá nhiều hạn chế, tính pháp lý chưa cao, gây nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và lơ là của những người thực hiện. Mặt khác, sự phát triển của cơ sở BTXH tư nhân, các hoạt động từ thiện ngày càng phức tạp và đa dạng, đòi hỏi hệ thống văn bản pháp luật cần phải sâu sát và chi tiết.

Để đảm bảo quá trình phát triển xã hội cũng như hội nhập kinh tế, mỗi thành phần trong xã hội, từ các cơ quan quản lý nhà nước cho đến mỗi người dân đều phải chung tay, phải có trách nhiệm với những quy định, giải pháp mà mình đã đề ra, với những hành động, việc làm mà mình đã thực hiện. Chính trách nhiệm này đã đặt ra những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật, trên cơ sở đó tiến hành hoàn thiện pháp luật phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, với yêu cầu của công tác bảo trợ xã hội và cơng tác hỗ trợ nhóm người yếu thế trong xã hội để khi bổ sung, xây dựng lại hệ thống văn bản pháp luật sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn và từ đó sẽ có cách quản lý hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

Pháp luật về BTXH nói chung và các chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng nói riêng là vấn đề hữu ích và quan trọng của nhân loại, không chỉ ở những nước nghèo, kém phát triển mà cả ở những quốc giá phát triển, có nền công nghiệp tiên tiến và cuộc sống hiện đại. Thực chất đây là một cuộc chiến chống các rủi ro trên bình diện tồn cầu. Pháp luật về BTXH là một phần của an sinh xã hội thể hiện trình độ phát triển bền vững của quốc gia thông qua việc phát triển kinh tế lẫn chăm lo, bảo đảm an toàn cho các thành viên trong xã hội khi họ gặp rủi ro và trở nên yếu thế, khi đó họ rất cần có sự giúp đỡ từ nhà nước cũng như của cộng đồng, xã hội.

Đối với Việt Nam, vấn đề pháp luật về các chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm không chỉ khi kinh tế bắt đầu phát triển mà ngay khi đất nước đang trên đường đấu tranh giành độc lập. Đó là một trong những vấn đề cơ bản của chính sách xã hội hướng vào phát triển con người nói chung và đối tượng BTXH nói riêng, tạo cơ hội cho họ có điều kiện bình đẳng hịa nhập vào cộng đồng, vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Quan điểm của Đảng ta xác định, an sinh xã hội là một trụ cột để đảm bảo an ninh - chính trị và trong đó, BTXH là một trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội.

Long Biên là một trong những quận mới của thành phố Hà Nội, trong những năm qua việc thực hiện pháp luật về chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng đã đạt được những thành tựu nhất định trong hoạt động cũng như quản lý đối với BTXH, đã phần nào chăm lo được các đối tượng yếu thế đủ điều kiện hưởng trợ cấp về tài chính, giáo dục, đào tạo, khám chữa bệnh, dạy nghề, ưu đãi lãi suất... tạo điều kiện cho đối tượng yếu thế trên địa bàn quận đảm bảo được mức sống tối thiểu. Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế của quận chưa cao, lại chịu tác động của quá trình chuyển đổi kinh tế ở cấp vĩ mô và vi mô nên các đối tượng yếu thế ngày một đông hơn. Nhu cầu

trợ giúp của các nhóm đối tượng này cũng lớn lên và rất khác nhau do đặc điểm riêng của vị thế quá trình thực hiện cũng như quản lý hoạt động BTXH và các chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng rất khó khăn và khơng tránh khỏi những tồn tại, hạn chế về tổ chức bộ máy, nguồn lực thực hiện hoạt động, công tác quản lý đối với đối tượng... Qua những phân tích đánh giá về thực hiện thực trạng pháp luật về BTXH và các chế độ trợ cấp xã hội

Một phần của tài liệu Chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng và thực tiễn thực hiện tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)