Nâng cao năng lực các chủ thể trợ cấp xã hội

Một phần của tài liệu Chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng và thực tiễn thực hiện tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 65 - 67)

CH ƠN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRỢ CẤP XÃ HỘI HÀNG THÁNG

3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng trên

3.3.1. Nâng cao năng lực các chủ thể trợ cấp xã hội

Việc nâng cao năng lực thị trường cho người nghèo, biến họ thành chủ thể chủ động và tích cực trong phát triển kinh tế là rất cần thiết. Thực hiện nhất quán quan điểm phát huy hiệu quả nguồn lực, chương trình giảm

nghèo chưa được lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia. Cần tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận thuận lợi và với chi phí thấp các dịch vụ xã hội có chất lượng nhằm giảm nguy cơ cho người nghèo khi gặp rủi ro do thiên tai, do sự tác động của các cú sốc khủng hoảng, suy thoái kinh tế, lạm phát, tăng giá, cũng như những bất trắc trong cuộc sống (đau ốm, bệnh tật, tai nạn...). Tạo cơ hội ưu tiên cho người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận các dịch vụ giáo dục, đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm, khám chữa bệnh, nhà ở, nước sạch, văn hóa, thơng tin... thông qua thực hiện lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia.

Với những tồn tại trên, để tháo gỡ được những hạn chế trong việc thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng thì việc nâng cao năng lực tổ chức thực hiện cần tập trung:

+ Cần nắm r chủ trương, chính quyền cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước nhằm đạt được mục tiêu của chính sách;

+ Cơng chức phụ trách việc thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng ở quận, công chức/người lao động phụ trách lĩnh vực LĐ-TB&XH ở phường được đào tạo đúng chuyên môn, nắm vững các chủ trương, chính sách BTXH và chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng của Đảng và nhà nước, thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực tổ chức thực hiện chính sách, chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng, đảm bảo đủ năng lực tổ chức thực hiện, theo d i, giám sát, tổng hợp, đánh giá trong q trình thực hiện chính sách và chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng, tham mưu các giải pháp tổ chức thực hiện chính sách đảm bảo theo yêu cầu đã đề ra.

Hiện nay ở cấp cơ sở, có các thiết chế có thể giúp người dân tiếp cận các chế độ chính sách về trợ cấp xã hội như: (1) Ủy ban nhân dân; (2) cơng chức Văn hóa xã hội. Qua nghiên cứu cho thấy đây là một trong những kênh hiệu quả để giúp người dân hiểu về đối tượng và nâng cao khả năng tiếp cận chế độ chính sách về trợ cấp xã hội.Thông qua các thiết chế này, có thể phát hiện ra đối tượng yếu thế và kịp thời thông tin về đối tượng cho

cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời giải thích cho người dân hiểu về chế độ chính sách về trợ cấp xã hội. Để các chủ thể này giới thiệu chế độ chính sách về trợ cấp xã hội cho người dân, cần tập huấn, trang bị cho họ những kiến thức, thơng tin về chế độ chính sách về trợ cấp xã hội giúp họ cập nhật thường xuyên các văn bản, quy định của Pháp luật về trợ cấp xã hội hàng tháng, hiểu được ý nghĩa của việc trợ cấp xã hội hàng tháng là gì, người thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng là ai, trình tự, thủ tục người dân cần thực hiện để được trợ cấp xã hội hàng tháng.... Từ những kiến thức được tập huấn đội ngũ cán bộ này sẽ giúp người dân tại cơ sở biết được thông tin về trợ cấp xã hội hàng tháng.

Một phần của tài liệu Chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng và thực tiễn thực hiện tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)