Quan điểm, định hướng về thực hiện chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng trên địa bàn

Một phần của tài liệu Chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng và thực tiễn thực hiện tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 60 - 62)

CH ƠN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRỢ CẤP XÃ HỘI HÀNG THÁNG

3.1. Quan điểm, định hướng về thực hiện chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng trên địa bàn

tháng trên địa bàn quận Long Biên

3.1.1. Quan điểm thực hiện chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng

Quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách xã hội nói chung và chính sách trợ giúp xã hội nói riêng được thể hiện ở Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định: “Tạo bước tiến r rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo, cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân” và Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 cũng nhấn mạnh: “Nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội, tiếp tục mở rộng đối tượng thụ hưởng với hình thức hỗ trợ thích hợp; nâng dần mức trợ cấp xã hội thường xuyên phù hợp với khả năng ngân sách Nhà nước. Xây dựng mức sống tối thiểu phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội làm căn cứ xác định người thuộc diện được hưởng trợ giúp xã hội. Tiếp tục hồn thiện chính sách trợ giúp xã hội. Củng cố, nâng cấp hệ thống cơ sở trợ giúp xã hội, phát triển mơ hình chăm sóc người có hồn cảnh đặc biệt tại cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào triển khai các mơ hình chăm sóc người cao tuổi, trẻ em mồ côi, người khuyết tật, nhất là mơ hình nhà dưỡng lão”.

Chiến lược an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020 nhằm đảm bảo mọi người dân có mức sống trung bình, khơng rơi vào tình trạng bần cùng khi phải đối mặt với các rủi ro, bất trắc. Với mục tiêu đến năm 2020, hệ thống bảo trợ xã hội sẽ che phủ khắp toàn dân, hướng vào mục tiêu

quyền con người, đặc biệt là quyền bình đẳng, khơng bị phân biệt đối xử và bảo vệ các nhóm yếu thế trong xã hội.

Thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 128/KH-UBND ngày 02/8/2013 với các nhiệm vụ chung:

Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý và thực hiện các chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố; trong đó chú trọng chính sách đặc thù đối với đồng bào dân tộc, khu vực miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Hướng dẫn, đơn đốc thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính sách người có cơng với cách mạng và an sinh xã hội.

- Bố trí kinh phí, nhân lực, tăng cường cơ sở vật chất, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa huy động mọi nguồn lực để thực hiện thành công Nghị quyết 15-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương. Tạo điều kiện để người dân nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh, ưu tiên hỗ trợ các đối tượng yếu thế trên địa bàn Thành phố.

- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân về chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng và an sinh xã hội.

3.1.2. Định hướng thực hiện chính sách bảo trợ xã hội

Thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 1/11/2012 về chương trình hành động về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020 với những nội dung cơ bản sau:

- Một là, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách

an sinh xã hội; đổi mới cơ chế quản lý và thực hiện an sinh xã hội. Bảo đảm an sinh xã hội cho mọi người dân (ưu tiên cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và người có hồn cảnh khó khăn)phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Hai là, nhà nước giữ vai trị trụ cột, khuyến khích đẩy mạnh xã hội hóa huy động nguồn lực thực hiện chính sách an sinh xã hội; khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào cung cấp các dịch vụ an sinh xã hội.

- Ba là, đổi mới công tác trợ giúp xã hội thường xuyên và đột xuất.

Củng cố, nâng cấp hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội. Phát triển các mơ hình chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội dựa vào cộng đồng. Phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

- Bốn là, sử dụng phương pháp tiếp cận xây dựng chính sách trợ giúp xã hội dựa trên nhân tố lấy người dân làm trung tâm.

Căn cứ Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 1/11/2012 của Chính phủ về chương trình hành động về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020, Bộ LĐ-TB&XH đã đề ra quan điểm để tổ chức thực hiện:

+ Đối tượng và phạm vi của trợ giúp không chỉ là người khó khăn về thực phẩm, mà rộng hơn là bao gồm cả người dân có vấn đề về tâm lý, tình cảm, bị bạo lực, bạo hành và các vấn đề khác.

+ Bảo đảm nguyên tắc thực thi chính sách trợ giúp xã hội công bằng, minh bạch,đúng đối tượng, kịp thời và hiệu quả.

+ Đổi mới cơ chế và phương thức quản lý, vận hành các cơ sở bảo trợ xã hội từ nuôi dưỡng sang cung cấp các dịch vụ phòng ngừa, trợ giúp, chăm sóc ni dưỡng đối tượng tại gia đình, cộng đồng; trường hợp đưa đối tượng vào cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc, ni dưỡng là giải pháp khẩn cấp, tạm thời trong giai đoạn nhất định.

+ Sử dụng phương pháp tiếp cận xây dựng chính sách trợ giúp xã hội dựa trên nhân tố lấy người dân làm trung tâm,bảo đảm quyền con người; đa tầng, linh hoạt dựa trên mức sống tối thiểu của người dân.

Một phần của tài liệu Chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng và thực tiễn thực hiện tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 60 - 62)