Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng

Một phần của tài liệu Chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng và thực tiễn thực hiện tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 62 - 65)

CH ƠN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRỢ CẤP XÃ HỘI HÀNG THÁNG

3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng

hội hàng tháng hiện nay

chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng là hết sức cần thiết, phù hợp với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, khắc phục được các hạn chế của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về BTXH.

Để các đối tượng hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về BTXH nói chung, về chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng nói riêng, xin đề xuất một số kiến nghị sau:

3.2.1. Kiến nghị chung

- Thể chế hóa các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với BTXH, xác định các chính sách bộ phận, đối tượng hưởng lợi, vai trò chức năng của nhà nước, xã hội, gia đình trong việc chăm sóc, giúp đỡ đối tượng BTXH.

- Việc hệ thống các văn bản phải trên cơ sở kế thừa, chọn lọc những văn bản hiện nay còn phù hợp trong các văn bản pháp luật có liên quan, bảo đảm tính ổn định những văn bản còn phù hợp đồng thời điều chỉnh và hoàn thiện các văn bản khơng cịn phù hợp, bổ sung những chính sách mới để giải quyết những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn.

+ Về đối tượng hưởng lợi: gồm các đối tượng xã hội hiện hành và các đối tượng mới bổ sung

+ Nội dung điều chỉnh của Luật, quy định những nguyên tắc thực hiện pháp luật về BTXH, đối tượng thụ hưởng chính sách, nội dung các chính sách bộ phận, công cụ thực hiện chính sách và các kỹ năng nghiệp vụ, điều kiện bảo đảm thực thi chính sách...

Như vậy, Luật sẽ điều chỉnh NCT, NKT, trẻ em đặc biệt khó khăn và các đối tượng xã hội cần bảo trợ. Các chính sách được quy định cụ thể trong Luật này là nhằm bảo vệ, chăm sóc, hỗ trợ các đối tượng BTXH phát triển toàn diện cả về tinh thần, thể chất và năng lực. Đồng thời giúp các đối tượng có đủ điều kiện tham gia một cách bình đẳng các hoạt động xã hội

như những người bình thường khác. Tuy nhiên, đây là vấn đề thời gian, vừa qua, Chính phủ đã có Nghị định số 144/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính về Bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em; hy vọng tương lai khơng xa sẽ có một Luật BTXH một cách hoàn chỉnh.

3.2.2. Kiến nghị cụ thể

- Một là, đối với Chính phủ

+ Đề nghị tăng thêm mức trợ cấp xã hội đối với người có cơng đảm bảo phù hợp với tình hình giá cả thị trường để thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” đối với những người đã hy sinh, cống hiến một phần xương máu cho Tổ quốc.

+ Hiện nay, bộ công cụ xác định dạng tật và mức độ khuyết tật theo Thông tư 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT còn nhiều mâu thuẫn trong chính bộ cơng cụ hoặc có nhiều điểm bất cập so với thực tế, nên đề nghị sớm có Thơng tư điều chỉnh bổ sung để các địa phương thực hiện thuận lợi hơn.

+ Sớm khắc phục tình trạng chồng chéo văn bản quy định về hướng dẫn cấp thẻ BHYT cho đối tượng BTXH (quy trình thực hiện cấp thẻ BHYT) giữa Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC với Thông tư 25/2016/TTBLĐTBXH.

- Hai là, đối với thành phố Hà Nội

+ Đề nghị thành phố nâng mức trợ giúp xã hội cao hơn so với mức quy định hiện nay (Mức chuẩn trợ cấp, trợ giúp xã hội là 350.000 đồng)

+ Đề nghị UBND thành phố Hà Nội hỗ trợ về mặt chủ trương để các cơ quan liên quan phối hợp triển khai thực hiện chi trả thông qua hệ thống ngân hàng để tiện lợi cho các đối tượng.

- Ba là, đối với quận Long Biên

+ Các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn quận có trách nhiệm thường xuyên theo d i, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân

bảo đảm việc thực hiện các quy định về trợ cấp xã hội hàng tháng được áp dụng đúng đối tượng, chế độ, tiêu chuẩn, định mức; kịp thời phòng ngừa sai phạm trong quá trình thực hiện.

+ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội, các cơ quan truyền thơng, báo chí trên địa bàn quận giám sát theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo mục tiêu và hiệu quả của việc thực hiện các quy định pháp luật về trợ cấp xã hội hàng tháng.

+ Ngồi nguồn kinh phí ngân sách đảm bảo, tăng cường công tác vận động các nguồn lực bên ngoài của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ,...viện trợ tiền mặt, các phương tiện sinh kế, y tế, giáo dục, đào tạo nghề,...trợ giúp cho đối tượng, gia đình đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng từng bước ổn định và vươn lên trong cuộc sống.

- Bốn là, đối với UBND các phường trên địa bàn quận

+ Thường xuyên tổ chức tuyên truyền chính sách BTXH, chính sách đối với người “yếu thế” dưới nhiều hình thức để nhân dân nắm và thực hiện chính sách kịp thời. Thơng qua các phong trào tại địa phương, lồng ghép các hỗ trợ khác ngồi chính sách quy định của nhà nước cho đối tượng, như sinh kế, y tế, giáo dục, đào tạo nghề đảm bảo cuộc sống cho đối tượng.

+ Tạo điều kiện tốt hơn trong việc giải quyết hồ sơ cho đối tượng như hỗ trợ đối tượng làm hồ sơ và trả kết quả tại nhà, không thu tiền bản sao chứng thực, phối hợp với nhân viên chi trả bưu điện chi trả tại nhà cho các đối tượng không đi lại được mà khơng có người nhận thay...

Một phần của tài liệu Chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng và thực tiễn thực hiện tại quận long biên, thành phố hà nội (Trang 62 - 65)