Đặc điểm lao động nữ làm việc tại các Khu công nghiệp trên địa bàn

Một phần của tài liệu Bảo vệ lao động nữ theo quy định của pháp luật lao động từ thực tiễn tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 48 - 54)

1.1.2 .Khái niệm bảo vệ lao động nữ

2.2. Đặc điểm và vai trò của lao động nữ tại các khu công nghiệp trên địa bàn

2.2.1. Đặc điểm lao động nữ làm việc tại các Khu công nghiệp trên địa bàn

bàn tỉnh Bắc Giang

2.2.1. Đặc điểm lao động nữ làm việc tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tỉnh Bắc Giang

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, số lượng công nhân viên chức lao động là 166.165 người, chiếm tỷ lệ 76,3 % tổng số công nhân viên chức lao động tồn tỉnh Bắc Giang. Riêng số nữ cơng nhân lao động trong các khu công nghiệp là 117.731 người, độ tuổi chủ yếu từ 18-40 tuổi chiếm tỷ lệ 70,95

43

tổng số công nhân lao động. (Số liệu của Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang).

Cơ cấu giới tính

Tình trạng chung về cơ cấu giới tính cơng nhân lao động trong các KCN hiện nay là mất bình đẳng về giới vẫn xảy ra, đó là do tính chất ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do khả năng tiếp cận các trung tâm giới thiệu việc làm và lơi kéo của bạn bè cũng như người thân thì nữ giới là đối tượng chiếm ưu thế hơn nam giới.

Theo kết quả điều tra trên 298 cơng nhân thì có 101/298 lao động nam chiếm tỷ lệ 33,9 % có 197/298 lao động nữ chiếm tỷ lệ 61,1 %. Trong khi đó, có 173 người đã kết hơn thì có 74/173 lao động nam chiếm tỷ lệ 42,8 %, có 99/173 lao động nữ đã kết hơn chiếm 57,2 %. Do vậy, nghiên cứu giới tính giúp cho chúng ta nắm được cơ cấu nguồn lao động cung ứng cho các KCN.

Xét theo cơ cấu giới tính, khơng có sự khác biệt về giới khi xem xét tiêu chí trình độ học vấn. Cụ thể, trong đó có 1% lao động nữ và nam có trình độ tiểu học; 7,9 % lao động nam có trình độ trung học cơ sở và 7,1% lao động nữ; 91,1 % lao động nam có trình độ trung học phổ thơng. Cũng như theo kết quả thì tỷ lệ cơng nhân đang làm việc trong KCN chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ còn cao (lao động nữ chiếm tỷ lệ 50,5 %, lao động nam chiếm 31,7 %); tỷ lệ công nhân được đào tạo ngắn hạn trong doanh nghiệp; cơng nhân có trình độ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ không cao. Những công nhân có trình độ chun mơn thấp và chưa qua đào tạo thường là những người yếu thế trong doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do tình trạng thu hút đầu tư mạnh vào các KCN nên đất canh tác nông nghiệp ngày càng có xu hướng hẹp lại. Vì thế, thanh niên nơng thơn bị đẩy vào thị trường lao động khi họ chưa được trang bị đủ những kiến thức cơ bản để đáp ứng yêu cầu việc làm hiện nay.

44

Cơ cấu độ tuổi

NLĐ trong KCN trên địa bàn đều chủ yếu, xuất thân từ nơng thơn, tuổi đời cịn tương đối trẻ trung, với độ tuổi trung bình của NLĐ tại các KCN là 29 tuổi, tối đa là 40 tuổi và tối thiểu là 18 tuổi. Lực lượng lao động trẻ có độ tuổi trung bình từ 18-27 tuổi. Nhóm từ 18- 25 tuổi chiếm tỷ lệ 63%, nhóm từ 26- 30 tuổi chiếm tỷ lệ 26%, nhóm từ 31 - 40 tuổi là 10%, trên 40 tuổi là 1%. Với nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất như vậy, tức là độ tuổi từ 18-25 tuổi, đây được coi là độ tuổi với sức khỏe ổn định và rất tốt để phục vụ công việc sản xuất lao động, nhanh nhạy học hỏi, vì vậy nhà tuyển dụng thường vi phạm trong giới hạn độ tuổi tuyển dụng, ưu tiên lựa chọn độ tuổi này hơn là lựa chọn các độ tuổi trên 25 tuổi, dẫn đến tình trạng chấm dứt HĐLĐ tuy tỷ lệ thấp nhưng vẫn xẩy ra (nhất là những đối tượng lao động lớn trên 35 tuổi). Thâm niên trung bình của NLĐ trong doanh nghiệp ngày càng tăng, việc sản xuất kinh doanh khó khăn, cách mạng công nghiệp thời đại 4.0 xuất hiện làm cho nhu cầu lao động giảm. Các KCN tại Bắc Giang cũng có hiện tượng tuyển dụng NLĐ với mục đích phân biệt tuổi tác như vậy, gây ra mất bình đẳng và ảnh hưởng đến việc lựa chọn quyền làm việc của NLĐ. Vì vậy phải có những biện pháp sẵn sàng ứng phó với hiện tượng chấm dứt quan hệ lao động lớn tuổi. Thực tế cho thấy tốc độ phát triển của các KCN ngày càng cao, mà ý thức làm việc cũng như ý thức kỷ luật, tác phong của LĐN chưa cơng nghiệp hóa theo gây ra hiện tượng họ liên tục thay đổi nơi làm việc, một số lớn công nhân trẻ tuổi không được ký HĐLĐ, hoặc chỉ ký HĐLĐ ngắn hạn, khơng được NSDLĐ đóng BHXH, nên khi thay đổi nơi làm việc cũng gây xáo trộn tại nơi làm việc, ảnh hưởng quá trình sản xuất. Đa số LĐN chỉ tham gia cơng đồn nếu đang làm việc tại doanh nghiệp chứ không tham gia vào tổ chức bảo vệ nào khác nữa. Một số LĐN có tham gia vào các tổ chức của phụ nữ tại nơi cư trú, nhưng nhóm LĐN trong các KCN thì ít. LĐN trong KCN có trình độ chun mơn thấp hơn so với LĐN làm ở ngoài các doanh nghiệp nhà

45

nước và các doanh nghiệp tư nhân bên ngoài KCN, với điều tra của Tổng Liên đồn như sau: 34% cơng nhân lao động được đào tạo qua các trường cao đẳng, đại học; 22% công nhân được doanh nghiệp nhận vào làm rồi đào tạo; 18% vừa làm, vừa học tại doanh nghiệp; 8% công nhân được đào tạo qua các trung tâm dậy nghề của tư nhân; 6% công nhân được đào tạo qua các trung tâm của các đồn thể, đặc biệt có 12% cơng nhân chưa được đào tạo nghề. Ta có thể thấy rằng tính chất cơng việc trong các KCN là lặp đi lặp lại và giản đơn nên khơng địi hỏi NLĐ phải có trình độ học vấn cao, mà có thể được đào tạo tại cơ sở hành nghề. Nhìn chung, đa số cơng nhân lao động trong KCN Quang Châu, KCN Đình Trám, KCN Vân Trung xuất thân từ vùng nông thôn, và từ các địa phương khác di chuyển tới sinh sống và làm việc. Tuổi đời của số lượng công nhân vẫn tương đối trẻ.

Như kết quả điều tra cho thấy, nhóm cơng nhân dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ 3,3%, nhóm từ 18-25 tuổi chiếm tỷ lệ 61,5%, nhóm từ 26-30 tuổi chiếm tỷ lệ 24,4%, nhóm từ 31-40 tuổi là 9,7% và nhóm trên 40 tuổi là 1%. Khi xét tương quan tuổi đời và giới tính thì nhóm tuổi từ 18-25 tuổi nữ cơng nhân cao gấp 2 lần so với cùng nhóm nam cơng nhân. Tuổi trung bình của cơng nhân lao động là 27,5 tuổi (mức tối đa là 40 tuổi và tối thiểu là 18 tuổi). Nhìn chung, số tuổi của công nhân lao động trên địa bàn KCN tỉnh Bắc Giang có độ tuổi trẻ (từ 18 – 25 tuổi). Đây là nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, được coi là độ tuổi có sức khỏe ổn định và rất tốt để phục vụ cho công việc sản xuất lao động, nhanh nhạy học hỏi, vì vậy mà nhà tuyển dụng thường vi phạm trong giới hạn độ tuổi tuyển dụng, ưu tiên lựa chọn độ tuổi này hơn là lựa chọn các độ tuổi trên 25 tuổi, dẫn đến tình trạng chấm dứt HĐLĐ tuy tỷ lệ thấp nhưng vẫn xảy ra (nhất là những đối tượng lao động lớn trên 35 tuổi). Thâm niên trung bình của NLĐ trong doanh nghiệp ngày càng tăng, việc sản xuất kinh doanh khó khăn, cách mạng cơng nghiệp thời đại 4.0 xuất hiện làm cho nhu cầu lao động giảm. Các KCN tại Bắc Giang cũng có hiện tượng tuyển dụng

46

NLĐ với mục đích phân biệt tuổi tác như vậy, gây ra mất bình đẳng và ảnh hưởng đến việc lựa chọn quyền làm việc của NLĐ. Vì vậy, phải có những biện pháp sẵn sàng ứng phó với hiện tượng chấm dứt quan hệ lao động lớn tuổi.

Thực tế cho thấy tốc độ phát triển của các KCN ngày càng cao, mà ý thức làm việc cũng như ý thức kỷ luật, tác phong của LĐN chưa cơng nghiệp hóa theo gây ra hiện tượng họ liên tục thay đổi nơi làm việc, một số lớn công nhân trẻ tuổi không được ký HĐLĐ, hoặc chỉ ký HĐLĐ ngắn hạn, khơng được NSDLĐ đóng BHXH, nên khi thay đổi mơi trường làm việc họ chưa thể thích ứng được kịp thời.

Trình độ học vấn của lao động nữ

Một trong những nguyên nhân chủ yếu việc trình độ học vấn của LĐN cịn thấp là do tình trạng tỉnh đã tập trung vào các KCN nên nền nơng nghiệp ngày càng ít đi, vì vậy lượng nhân cơng nhân nói chung, trong đó lực lượng LĐN nói riêng vào làm việc chưa kịp đào tạo trình độ kiến thức để bước chân vào làm trong các KCN. Hầu như NLĐ nước ta gia nhập đội ngũ công nhân trong thời kỳ đổi mới đều là lực lượng trẻ hiếm người bị chịu ảnh hưởng của cơ chế bao cấp ngày xưa, họ có khả năng thích ứng nhanh với cơ chế thị trường năng động và tiếp cận nhanh với khoa học công nghệ hiện đại bây giờ. Ta có thể thấy rằng tính chất cơng việc trong các KCN là lặp đi lặp lại và giản đơn nên khơng địi hỏi NLĐ phải có trình độ học vấn cao, mà có thể được đào tạo tại cơ sở hành nghề.

Trình độ chun mơn tay nghề của lao động nữ

Tổng hợp tình hình đào tạo và trình độ, kĩ năng nghề nghiệp của lao động tại các KCN, kết quả cho thấy, tính dến nay đang có gần 200 doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng 51.987 lao động, trong đó lao động nữ là 38.030 lao động. Nhân lực lao động trong các KCN có 2

47

loại hình nhân lực đó là: nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, do một số doanh nghiệp lớn tuyển nhiều lao động phổ thông để thực hiện việc lắp ráp, gia công các sản phẩm, trong khi đó, tỷ lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ thấp.

Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 76 cơ sở dạy nghề, trong đó có: 03 trường Cao đẳng nghề, 06 trường Trung cấp nghề, 21 trung tâm dạy nghề và có 46 cơ sở có chức năng dạy nghề, với trường cao đẳng nghề công nghệ Việt – Hàn là 01 trong 45 trường trên cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020. Tổng quy mô tuyển sinh, đào tạo được cấp phép của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh hiện nay là 46.875 học sinh/năm; trong đó, Cao đẳng nghề là 1.130 học sinh/năm. Trung cấp nghề là 3.070 học sinh/ năm. Sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên là 42.675 học sinh/ năm. Hiện có 50 cơ sở dạy nghề tư thục, trong đó có 26 cơ sở dạy nghề do các doanh nghiệp đang hoạt động đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên với quy mô tuyển sinh, đào tạo là trên 10.000 lao động / năm. Hiện nay, tỷ lệ lao động có chuyên môn tay nghề đã qua đào tạo ở các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang còn thấp. Cụ thể: Năm 2013, các doanh nghiệp sử dụng lao động đã qua đào tạo là 8.405 lao động, chiếm tỷ lệ 22,3% tổng số lao động, trong đó có 3.423 là lao động nữ, chiếm 40,7% và tăng hơn năm 2012 là 1.591 lao động. Năm 2014, các doanh nghiệp sử dụng lao động đã qua đào tạo là 13.098 lao động, chiếm tỷ lệ 28,6% tổng số lao động, trong đó có 6.876 là lao động nữ, chiếm 52,4% tổng số lao động. Năm 2015, các doanh nghiệp sử dụng lao động đã qua đào tạo là 15.098 lao động, chiếm tỷ lệ 32% tổng số lao động, trong đó có 7.206 là lao động nữ, chiếm 47,7% tổng số lao động và tăng hơn so với năm 2014 hơn 1000 lao động. Năm 2017, các doanh nghiệp sử dụng lao động đã qua đào tạo là 21.430 lao động, chiếm tỷ lệ 42,6% tổng số lao động, trong đó có 8.519 là lao động nữ, chiếm 39,8% tổng số lao động. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động đã qua

48

đào tạo với trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề ngắn hạn chiếm số lượng lớn, số lượng lao động được đào tạo bài bản, có trình độ cao chưa nhiều.

Thâm niên làm việc của lao động nữ tại các khu công nghiệp

Phụ cấp thâm niên là khoản phụ cấp lương được trả thêm hàng tháng cho người lao động có thời gian gắn bó làm việc lâu dài với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhằm khuyến khích và tạo động lực để người lao động làm việc hiệu quả hơn. Để thu hút và tạo động lực cho người lao động gắn bó làm việc lâu dài, hiện nay pháp luật không cấm việc người sử dụng lao động áp dụng phụ cấp thâm niên dành cho người lao động làm việc cho đơn vị mình. Nếu áp dụng thì những quy định về phụ cấp thâm niên cần được thể hiện rõ trong hợp đồng lao động, quy chế doanh nghiệp hoặc thỏa ước lao động tập thể.

Một phần của tài liệu Bảo vệ lao động nữ theo quy định của pháp luật lao động từ thực tiễn tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)