Vai trò của lao động nữ tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc

Một phần của tài liệu Bảo vệ lao động nữ theo quy định của pháp luật lao động từ thực tiễn tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 54 - 56)

1.1.2 .Khái niệm bảo vệ lao động nữ

2.2. Đặc điểm và vai trò của lao động nữ tại các khu công nghiệp trên địa bàn

2.2.2. Vai trò của lao động nữ tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc

Bắc Giang

Tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động cũng tạo cơ hội cho các quốc gia gia tăng quy mô lao động, đồng thời thêm giá trị cho tăng trưởng kinh tế. Để xem xét tầm quan trọng của phụ nữ đối với tăng trưởng GDP, cần biết tỷ lệ phụ nữ trưởng thành đang tham gia vào thị trường lao động ở mỗi quốc gia. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động phản ánh số người trưởng thành đang có việc làm hoặc đang tìm việc làm được coi là thành phần cơ bản trong tổng sản lượng kinh tế của một quốc gia. Ví dụ, nếu nhân lực của hai quốc gia có năng suất lao động như nhau nhưng hai quốc gia này khác nhau về tỷ lệ người tham gia lực lượng lao động trên dân số thì quốc gia nào có tỷ lệ người lao động nhiều hơn sẽ tạo ra sản lượng kinh tế lớn hơn. Do đó, nếu quốc gia nào tăng số lượng nữ giới trong lực lượng lao động sẽ có khả năng tăng sản lượng kinh tế.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính rằng việc giảm 25% khoảng cách về giới sẽ giúp tăng GDP toàn cầu thêm 5,8 nghìn tỷ USD vào năm

49

2025. Phần lớn sự gia tăng này được cho là sẽ xảy ra ở các nền kinh tế mới nổi, nơi mà bất bình đẳng giới cịn lớn. Tốc độ tăng trưởng này phản ánh sự thay đổi từ hoạt động sản xuất tại nhà của phụ nữ (không nằm trong GDP) sang các hoạt động trên thị trường lao động (nằm trong GDP).

Các phân tích chỉ ra rằng, có rất nhiều vị trí cơng việc dành cho phụ nữ trên thị trường lao động đem lại sự tăng trưởng kinh tế. Bằng cách xem xét tỷ lệ lao động nữ trong lực lượng lao động, con đường phát triển kinh tế của từng quốc gia, các cơ hội phát triển dành cho phụ nữ cũng như chuẩn mực xã hội, luật pháp và chính sách chúng ta có thể hiểu rõ hơn về con đường để đưa phụ nữ tham gia nhiều hơn vào lực lượng lao động, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Tại tỉnh Bắc Giang, lao động nữ tham gia thị trường lao động chiếm tỷ lệ cao, nhưng tiềm năng của lực lượng lao động này vẫn chưa được phát huy tối đa do sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính trong cơ hội việc làm, quyền lựa chọn công việc, các gánh nặng không cân xứng trong trách nhiệm chăm sóc gia đình và những ngun nhân khác. Tỷ lệ lao động nữ chưa qua đào tạo chiếm 81,6% đang đối mặt với nhiều thách thức. Phụ nữ chưa qua đào tạo làm các công việc giản đơn, tập trung ở nhóm phụ nữ lớn tuổi, có tơn giáo, nhóm học vấn thấp, thuộc nhóm dân tộc ít người, nhóm người sống ở nơng thôn, khu vực miền núi. Với cơng việc có cùng trình độ, thu nhập trung bình của lao động nữ ln thấp hơn nam giới 10,7%. Sự chênh lệch này càng có xu hướng nới rộng ở các nhóm lao động có trình độ cao. Các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm quốc tế trong việc hoạch định và hồn thiện chính sách việc làm đối với lao động nữ, mở ra nhiều cơ hội học tập, làm việc cho phụ nữ, tạo điều kiện trao đổi cởi mở các ý tưởng với phụ nữ, nâng cao tính minh bạch trong hoạch định chính sách.

50

Một phần của tài liệu Bảo vệ lao động nữ theo quy định của pháp luật lao động từ thực tiễn tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)