Kết quả đạt được trong việc thực hiện pháp luật lao động về bảo vệ lao

Một phần của tài liệu Bảo vệ lao động nữ theo quy định của pháp luật lao động từ thực tiễn tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 56 - 60)

1.1.2 .Khái niệm bảo vệ lao động nữ

2.2. Đặc điểm và vai trò của lao động nữ tại các khu công nghiệp trên địa bàn

2.2.3. Kết quả đạt được trong việc thực hiện pháp luật lao động về bảo vệ lao

lao động nữ tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Trong bối cảnh BLLĐ năm 2019 mới ban hành và có hiệu lực từ 01/01/2021 cho nên thực tiễn thi hành các quy định về bảo vệ lao động nữ theo BLLĐ năm 2019 chưa có nhiều thơng tin. Vì vậy, trong nội dung này, tác giả sẽ phân tích kết quả đạt được của việc thực hiện những quy định của pháp luật theo BLLĐ năm 2012 đã được tiếp tục kế thừa tại BLLĐ năm 2019. Những điểm thay đổi của BLLĐ năm 2019 so với BLLĐ 2012 khơng được phân tích tại phần này vì chưa có thống kê cụ thể.

Một là, LĐN ngày càng thuận lợi hơn về cơ hội việc làm tại các khu công nghiệp trên địa bàn tinh Bắc Giang.

Trong những năm vừa qua LĐN làm việc trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Giang cho thấy số lượng LĐN làm việc trong các doanh nghiệp tăng lên qua các năm. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, số lượng công nhân viên chức lao động là 166.165 người, chiếm tỷ lệ 76,3 % tổng số công nhân viên chức lao động toàn tỉnh Bắc Giang. Riêng số nữ công nhân lao động trong các khu công nghiệp là 117.731 người, độ tuổi chủ yếu từ 18-40 tuổi chiếm tỷ lệ 70,95 tổng số công nhân lao động. (Số liệu của Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang). Đồng thời, quy mô hoạt tông sản xuất của nhiều doanh nghiệp đưoc mở rộng phát sinh nhu cầu tuyến dụng lao động. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng trên 6.530 doanh nghiệp đang hoạt động, sử dụng 272.600 lao động (tăng 38.000 lao động so với năm 2019), trong đó: Trong các khu cơng nghiệp có 383 doanh nghiệp, đang sử dụng 163.600 lao động (tăng 40.000 lao động so với năm 2019).

Hiện nay ở tỉnh Bắc Giang có 06 khu cơng nghiệp, tại đây LÐN khơng cần lo lắng thiếu việc làm vì các doanh nghiệp tại đây liên tục tuyến dụng lao động với mức lương trung bình và các chính sách hỗ trợ ưu đãi, quy định về

51

hồ sơ dể dàng nhanh gọn và thủ tục cũng khá đơn giản, thuận lợi cho NLĐ. Lao động khi được tuyển dụng vào các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp hầu như đều đưoc doanh nghiệp tổ chức đào tạo, tập chuấn để thành thục với cơng việc. Kết quả nêu trên cịn là nhờ sự nỗ lực của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Giang trong việc phát huy tốt vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và NLĐ trong lĩnh vực giới thiệu việc làm. Hàng năm, tỉnh thẩm định hồ sơ và giới thiệu các cơng nhân có nhu cầu tuyển dụng lao động về các huyện, thành phố để tuyển dụng lao động.

Hai là, tiền lươmg, thu nhập của LĐN trong các doanh nghiệp bình đẳng với lao động nam và có xu hướng tăng lên.

Trong nhưng năm gần đây, tiền lương, thu nhập của LĐN trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Giang nhìn chung khơng sự chênh lệch đáng kế so với lao động nam. LĐN không bị phân biệt đối xử về tiền lương, thu nhập so với lao động nam mà được hưởng tương ứng với năng lựrc làm việc của mình, bình đẳng với lao động nam. Theo thống kế, thu nhập bình quân một tháng của LĐN trong các doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang từ năm 2014 đến 2017 có sự tăng lên đáng kế, tăng nhiều trong năm 2015. Năm 2014 thu nhập bình quân một tháng của LĐN tại các doanh nghiệp là 3.65 triệu đồng và ngay năm sau đã tăng lên 5,45 triệu đồng, các năm sau đo có tăng lên nhưng khơng nhiều.

Mức thu nhập trung bình của LĐN trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang cao hơn mức thu nhập bình quân đầu người một tháng của cả nước (3.76 triệu đồng". Với mức thu nhập này, dù chưa phải là cao nhưng đã đảm bảo quyền lợi của LĐN về tiền lương theo quy định của pháp luật lao động. Đa số NLĐ được đảm bảo chi trả tiền lương không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của nhà nước. Điều tra, khảo sát trên lĩnh vực lao động - tiền lương, kết quả cho thấy khoảng 89% số doanh nghiệp đang còn

52

hoạt động đảm bảo thực hiện đúng việc trả lương bằng hoặc cao hơn mức lương tối thieu vùng.

Ba là, LĐN tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang ngày càng được bảo vệ, quan tâm về đời sống.

Quan tâm, chăm sóc đời sống cho LĐN khơng chỉ là trách nhiệm mà người sử dụng lao động phải thực hiện mà còn là dể phục vụ tốt hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thu lợi của người sử dụng lao động. Nhận thức được điều đó nên nhiều khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang có sự quan tâm, chăm lo cho đời sống của LĐN để họ yên tâm làm việc, cống hiến cho doanh nghiệp. Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, nhiều doanh nghiệp tại các khu công nghiệp đã phối hợp tốt với Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Chỉ thị 09/CT-TTg của Thủ tướng Chỉnh phủ ngày 22/5/2015 về việc "Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất" và Đề án 404 của Thủ tướng Chính phủ "Hồ trợ nhóm trẻ độc lập tư thục tại khu công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020". Một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã được quy hoạch, đầu tư bài bản xây dựng trường mần non cho con em cơng nhân, qua đó giúp LÐN bớt đi nỗi lo chăm sóc con cái những lúc đi làm, tập trung cho công việc hiệu quả hơn.

Tại nhiều khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã triển khai lắp đặt "phòng vắt sữa" cho LĐN, tạo điều kiện để họ duy trì nguồn sữa mẹ cho con, thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ. Trên thực tế, phần lớn nữ công nhân lao động trong các doanh nghiệp ít được tiếp cận các kiến thức văn hóa, xã hội qua các kênh thơng tin chính thống (sách, báo, đài phát thanh, trun hình); ít được tham gia các hoạt động giao lưu văn văn nghệ, thể dục thể thao để nâng cao kiến thức, sức khỏe, tinh thần góp phần uno sức lao động. Với LĐN, họ càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận thơng tin, nắm bắt tình hình văn hóa,

53

kinh tế, xã hội, ít có cơ hội được giao lưu, mở mang kiến thức, hiểu biết xã hoi. Để tạo điều kiện, nâng cao đời sống văn hóa, tỉnh thần và cũng là đảm bảo cho LĐN thực hiện quyền tiếp cận thông tin, một trong những quyền cơ bản của con người, có những khu cơng nghiệp trên địa bản tỉnh Bắc Giang đã có những chính sách tạo điều kiện cho hoạt động nữ công, các hoạt động sinh hoạt tập thể, giao lưu của LĐN. Tại các khu nhà ở của công nhân, doanh nghiệp bố trí nhà sinh hoạt cộng đồng, lắp đặt hệ thống ti vi, mạng internet miễn phí...

Bốn là, quy định về thời giờ làm việc, an toàn và vệ sinh lao động đối với LĐN tại các doanh nghiệp nhà nước được đảm bảo thực hiện tốt.

Việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động về thời giờ làm việc và an toàn lao động, vệ sinh lao động luôn được các cơ quan quản lý lao động và tổ chức cơng đồn tại tỉnh Bắc Giang quan tâm, bảo vệ cho LĐN. Tại các cơ quan nhà nước, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, quy định về thời giờ làm việc và an toàn, vệ sinh lao động nói chung và đơi với LĐN nói riêng được đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật. Tại các khu công nghiệp này, các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc đối với LĐN như cho LĐN nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ 60 phút, LĐN được nghỉ 30 phút trong thời gian hành kinh; không đơn phương chấm dứt HĐLĐ, xử lý kỷ luật đối với LĐN đang trong thời gian mang thai và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi... Thực hiện khá tốt các quy định về vệ sinh, an toàn lao động, tạo điều kiện đê LĐN có khu vực vệ sinh sạch sẽ. Cho đến nay, chưa có báo cáo phát hiện vi phạm pháp luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, vệ sinh an tồn lao động tại các khu cơng nghiệp này.

Năm là, việc thực hiện các biện pháp bảo vệ LĐN bước đầu đã được quan tâm và triển khai trên thực tế. Khi xảy ra các tranh chấp lao động giữa cá nhân người LĐN với NSDLĐ các bên đã thương lượng trực tiếp, dàn xếp để

54

giải quyết tranh chấp. Nếu tiến trình thương lượng, hịa giải khơng thành thì một trong hai bên có quyền khởi kiện tới các cá nhân cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thơng qua việc giải quyết tranh chấp thì quyền lợi của họ được bảo vệ một cách tốt nhất. Thực tiễn kết quả xét xử. hệ thống Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Bắc Giang cho thấy NLĐ, đặc biệt là LĐN đã được tổ chức cơng dồn huớng dẫn để thực thi quyền khởi kiện để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. Theo thống kê kết quả xét xử năm 2017-2018, Tòa án đã thụ lý tổng số 14 vụ án tranh chấp về lao động trong đó Người khởi kiện có 12 người là LĐN.

Một phần của tài liệu Bảo vệ lao động nữ theo quy định của pháp luật lao động từ thực tiễn tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)