1.1.2 .Khái niệm bảo vệ lao động nữ
2.3. Một số hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ lao động nữ tạ
nữ tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang
Tương tự như mục 2.2, trong bối cảnh BLLĐ năm 2019 mới ban hành và có hiệu lực từ 01/01/2021 cho nên thực tiễn thi hành các quy định về bảo vệ lao động nữ theo BLLĐ năm 2019 chưa có nhiều thơng tin. Vì vậy, trong nội dung này, tác giả sẽ phân tích một số hạn chế của việc thực hiện những quy định của pháp luật theo BLLĐ năm 2012 nhưng vẫn được giữ nguyên trong BLLĐ năm 2019.
Một là, vẫn có hiện tượng phân biệt đối xử trong lĩnh vực việc làm tại một số khu công nghiệp, nhiều LĐN phải làm các công việc vất vả, nặng nhọc
Tại tỉnh Bắc Giang, quyền của LĐN trong tuyển dụng, đào tạo, ký kết HĐLĐ tại một số doanh nghiệp vẫn bị vi phạm dưới hình thức những quy định mang tính ngoại lệ như vị trí, tính chất cơng việc ưu tiên tuyến lao động nam. Ngay cả đối với doanh nghiệp cần tuyển LĐN thì việc tuyển dụng đối tuợng này vẫn bị vi phạm, bởi họ tuyển dụng LĐN theo quy định riêng của doanh nghiệp như: "Chỉ tuyển LĐN đã có con, sinh con đã có cả trai lẫn gái"; "cơng nhân nữ phải cam kết sau 03 năm làm việc mới được sinh con"... Trong các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp trong khu công nghiệp tại tỉnh Bắc
55
Giang đã xảy ra tình trạng khó khăn cho LĐN trong tìm kếm cơ hơi việc làm và dễ dàng bị mất việc làm. Với điều kiện kinh tế đa số người dân cịn khó khăn, số LĐN đã qua đào tạo nghề của tỉnh Bắc Giang khơng cao, tìm kiếm việc làm khó khăn, nhiều LĐN phải chấp nhận làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất cơng nghiệp, xây dựng. Ngồi ra, cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Giang cũng đang có sự dịch chuyển, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp nên nhu cầu lao động của ngành này cao, thu hút nhiều lao động, trong đó có cả LĐN là điều dễ lý giải.
Hai là, đào tạo nghề dự phòng cho LĐN chưa được quan tâm, đảm bảo thực hiện
Chính sách đào tạo nghề dự phịng tạo cơ hội cho LĐN khi họ khơng thể tiếp tục làm công việc cũ. Đào tạo nghề dự phịng có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với LĐN đang làm các cơng việc có khả năng khơng đảm bảo tính liên lục cho đến sau này. Khi có nghề dự phịng, LĐN sẽ thuận lợi hơn khi tìm cho mình một cơng việc khác nếu không tiếp tục làm công việc cũ, như vậy họ được đảm bảo về việc làm. Theo quy định của luật, căn cư vào lĩnh vực hoạt động, điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình tại địa phương và đặc điểm của LĐN mà tổ chức cơng đồn sẽ thảo luận với NSDLĐ để lựa chọn, quyết định nghể dự phòng đào tạo cho LĐN. Tại tỉnh Bắc Giang, việc thực hiện các chính sách ưu tiên dạy nghề cho LĐN thuộc các Để án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, Đề án Hỗ trợ phụ nữ học nghê, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2020 trong đó, đặc biệt ưu tiên hỗ trợ học nghệ cho LĐN nông thôn đã được tinh quan tâm thưc hiện khá tốt. Tuy nhiên đối với LÐN làm việc trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Giang, việc đào tạo nghề dự phòng lại chưa được quan tâm, đảm bảo thực hiện.
56
Nguyên nhân về phía khu cơng nghiệp, các doanh nghiệp vì lợi ích của mình, vừa đảm bảo ổn định nhân sự hoạt động sản xuất kinh doanh không bị xáo trộn, gián đoạn vừa tiết kiệm chi nên hầu hết các doanh nghiệp đều cố tình khơng thực hiện đào tạo nghe cho LĐN, Trong khi đó, hoạt động của tổ chức cơng đồn tại nhiều doanh nghiệp cịn yếu thâm chí chưa có tổ chức cơng đồn. Về phía NLĐ, một phần do nhận thức, biểu biết về pháp luật lao động cịn hạn chế, đa số LĐN khơng nắm được quy định này của pháp luật, một phần do họ cũng không muốn xáo trộn trong công việc, nhất là những LĐN đã có gia đình, con nhỏ. Ngồi ra, rất ít LĐN nghĩ tới đào tạo nghề dự phịng bởi cũng khơng dễ dàng để họ lựa chọn nghề đào tạo cho mình khi mà thiếu sự dự báo, năm bắt tình hình thị truong lao động, nhu cầu lao động trong tương lai.
Ba là, LĐN còn gặp nhiều trở ngại trong thăng tiến, phát triển nghề nghiệp
Ở nước ta, LĐN đang ở vị thế thấp hơn lao động nam trong cơ cấu việc làm, khoảng 7% các nhà quản lý của 600 doanh nghiệp dược khảo sát là nữ và khoảng 14% thành viên hội đồng quản trị là nữ. Về tổng thế, Việt Nam có khoảng 23% nữ giới tham gia vị trí quản lý tại các doanh nghiệp, xếp thứ 76/108 quốc gia được nghiên cứu". Điều đó cho thấy vẫn cịn rất nhiều rào cản đơi với phụ nữ trong việc tiếp cận các cơ hội phát triển nghề nghiệp so với nam giới". Đây cũng là tình trạng xây ra đối với LĐN trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang. Tỉnh Bắc Giang đặt ra mục tiêu đến năm 2020 các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ xong cho đến nay có thể thấy mục tiêu này chưa hiện được.
Bốn là, tình trạng doanh nghiệp trn đóng, nợ BHXH gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của LĐN
57
Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang là một trong những tỉnh có tỷ lệ trốn đóng, nợ đọng BHXH cao của cả nước, thường cao hơn mức trung bình của cả nước. Theo thống kê gần đây nhất của BHXH tỉnh Bắc Giang, đến 31/3/2019, danh sách thơng báo nợ BHXH cơng khai trên tồn tỉnh có 31 đơn vị sử dụng lao động nợ tiền BHXH trong đó 30 đơn vị là doanh nghiệp, chỉ có 01 đơn vị là hộ kinh doanh cá thể. Theo thống kê của BHXH Bắc Giang, tính đến hết tháng 7/2018, có khoảng 2700 doanh nghiệp nợ BHXH; số nợ BHXH, BHYT, BHTN toàn tỉnh là hơn 313,40 tỷ đồng, chiếm 3,93% so với kế hoa ̣ ch giao, tăng 86,54 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó nợ BHXH là 249,07 tỷ đồng (nợ dưới 1 tháng là 119,10 tỷ đồng, nợ từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 32,14 tỷ đồng, nợ từ 6 tháng trở lên là 97,83 tỷ đồng). Tình trạng nợ đọng BHXH, BHYT đang xảy ra ở nhiều DN, dẫn đến hệ quả là nhiều NLĐ nói chung và LĐN nói riêng phải nghỉ việc nhưng không được chốt, trả sổ BHXH, không được giải quyết chế độ BHXH. Tình trạng này đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều LĐN trong các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Giang bởi ngoài nhu cầu BHXH như lao động nam, các chế độ Bảo hiểm ôm đau, thai sản rất quan trọng đối với LĐN. Khi làm việc tại các khu cơng nghiệp có nợ BHXH, dù xảy ra sự kiện bảo hiểm nhưng LĐN lại không được bảo quyền lợi bảo hiểm, hưởng trợ cấp bảo hiểm. Mặc dù pháp luật đã có quy định phép các doanh nghiệp thực sự khó khăn nợ BHXH được thực hiện nghĩa vụ BHXH đóng tiền BHXH cho NLĐ đáp ứng các điều kiện hưởng BHXH nhưng không phải lúc nào LĐN cũng nhận được sự hợp tác của người sử dụng lao động. Nguyên nhân chủ yếu là trong nền kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp sức cạnh tranh còn hạn chế, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, bị thu hẹp, khơng ổn định do đó khơng đảm bảo thực hiện trách nhiệm đóng BHXH cho NLĐ.
Năm là, nhiều doanh nghiệp tổ chức làm thêm giờ vượt mức quy định, ảnh hưởng đến sức khỏe, quyền lợi của LĐN.
58
Làm thêm giờ quá giới hạn thời giờ quy định vô cùng nguy hại cho sức khỏe của NIĐ mà nhiều khi họ không thể cảm nhận rõ ràng ngay được. Song vì yêu cầu tiên độ sản suất kinh doanh, trong điều kiện không phải lúc nào nguồn nhân lực cũng dễ dàng tìm kiểm, tuyển dụng, đặc biệt là lao động đã quen, thành thục với công việc, nhiều doanh nghiệp ở tỉnh Bắc Giang đã tổ chức cho lao động làm thêm giờ vượt giới hạn thời giờ luật định. Thậm chí lại hay xảy ra tại các doanh nghiệp sản xuất theo dây chuyền, trong các khu công nghiệp, nơi sử dụng nhiều LĐN và địi hỏi NLĐ có tính kỷ luật, chuyên nghiệp cao nên khơng dễ tuyển dụng bổ sung lao động có thể làm việc ngay. LĐN lại có đặc điểm là có sức dẻo dai, chăm chỉ hơn so với lao động nam, để tăng thu nhập cho gia đình và đơi khi là để giữ được việc làm, họ sẵn sàng chấp nhận làm thêm giờ vượt quá quy định. Tình trạng nêu trên chủ yếu xuất phát từ người sử dụng lao động và LĐN nhưng cũng phải kể đến trách nhiệm của các cơ quan quản lý lao động địa phương, cơ quan thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật lao động chưa bám sát, quyết liệt trong xử lý, xử phạt. LĐN nhiều khi phối hợp, đồng tình với người sử dụng lao động để che giấu, qua mắt các cơ quan giám sát, kiểm tra làm cho các cơ quan chức năng cảng khó phát hiện.
Sáu là, điều kiện sinh hoạt của LĐN chưa được đảm bảo.
Việc công nhân phải tự lo chỗ ở là căn cốt phát sinh nhiều vấn đề tâm lý, xã hội khó lường. Ở Bắc Giang hầu như các KCN đã có nhà ở cho cơng nhân thuê, song số công nhân được thuê nhà cũng rất thấp, rất ít KCN có điểm sinh hoạt văn hóa cơng nhân, chưa có nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trạm y tế, nhà văn hóa hoặc ở rất xa gây bất tiện cho công nhân lao động và con em của họ. Những năm gần đây nhiều địa phương xây dựng các KCN, khu chế xuất, nhưng chưa thực sự quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơng trình phúc lợi tập thể, nên hầu hết ở đây điều kiện phục vụ đời sống tinh thần của công nhân như nhà văn hố, thể thao, thư viện, cơng viên,
59
nơi vui chơi giải trí, hội họp sau giờ làm việc của cơng nhân cũng cịn thiếu thốn hoặc xuống cấp.
60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trên đây là một số kết quá và thực tế còn tồn tại trong quá trình thực thi pháp luật lao động về báo vệ lao động nữ các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Bắc Giang là một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh với nhiều khu cơng nghiệp lớndo vậy lực lượng lao động nói chung và lao động nữ nói riêng đổ về đây làm việc ngày một nhiều. Điều này dẫn đến việc bảo vệ lao động nữ luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Trong phạm vi đề tài đã nêu ra và phân tích những kết quả đạt được trong việc bảo đảm quyền của lao động nữ và những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực thi pháp luật trong thực tế, từ đó đưa ra những đánh giá về ưu điểm và nhược điểmm trong quá trình thực thi các quy định pháp luật lao động này, cụ thể là tại các khu cơng nghiệp tỉnh Bắc Giang. Đó cũng chính là cơ sở để đưa ra những đề xuất, kiến nghị đối với việc hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ lao động nữ tại Chương 3, qua đó tạo điều kiện để lao động nữ phát huy được tối đa năng lực nghề nghiệp và hoàn thành thiên chức của mình.
61
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ LAO ĐỘNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẮC GIANG