1.3. Các quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp kinh doanh,
1.3.1. Khởi kiện, thụ lý vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại
Khởi kiện vụ án dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc các chủ thể khác có quyền dân sự bị xâm phạm có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền dân sự phải chấm dứt hành vi trái pháp luật hoặc phải bồi thường thiệt hại hoặc phải chịu chế tài phạt vi phạm…Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ án dân sự khi có đơn khởi kiện của các chủ thể. Điều 186 BLTTDS 2015 không chỉ ghi nhận quyền khởi kiện dân sự mà còn quy định các điều kiện về thủ tục khởi kiện, yêu cầu khởi kiện. Theo đó, khi khởi kiện vụ án chấp KDTM tại Tòa án, cần đảm bảo một số điều kiện sau:
Điều kiện về chủ thể khởi kiện: Điều 186 BLTTDS 2015 quy định: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tịa án có thẩm quyền để u cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Chủ thể khởi
kiện vụ án dân sự là các chủ thể theo quy định của pháp luật được tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Các chủ thể này bao gồm cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức đáp ứng được những điều kiện do pháp luật quy định. Cá nhân khi khởi kiện vụ án dân sự phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự đồng thời phải có quyền lợi bị xâm phạm.
Thứ hai, vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: Việc xác định thẩm quyền là một điều kiện cần thiết để đảm bảo cho hoạt
động bình thường và hợp lý của bộ máy nhà nước. Đồng thời, việc phân định thẩm quyền giữa các Tịa án cũng góp phần cho các Tòa án thực hiện đúng nhiệm vụ và người dân dễ dàng thực hiện quyền khởi kiện. Thẩm quyền của Tòa án được xác định một cách chính xác sẽ tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ của Tịa án, góp phần giải quyết đúng đắn, tạo điều kiện cho các đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
19
mình. Để vụ án dân sự được thụ lý, đơn khởi kiện phải gửi đến đúng Tịa án có thẩm quyền giải quyết. Cụ thể, vụ án mà chủ thể khởi kiện thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Đối với những việc pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước thì chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi các cơ quan hữu quan đã giải quyết mà họ không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan đó. Sau khi xác định thẩm quyền, Tòa án phải xác định loại tranh chấp và vào sổ thụ lý loại án đúng với quy định.
Thứ ba, vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện: Thời hiệu khởi kiện là thời
hạn mà các chủ thể có quyền khởi kiện được quyền u cầu Tịa án giải quyết các tranh chấp dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động để bảo vệ quyền, lợi ích bị xâm phạm. Hết thời hạn đó thì chủ thể khởi kiện mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo quy định tại Điều 185 BLTTDS 2015, riêng đối với yêu cầu hoàn trả lại tài sản thuộc sở hữu nhà nước, yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân thì khơng áp dụng thời hiệu khởi kiện. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tính chất của mỗi loại tranh chấp mà pháp luật quy định thời hiệu khởi kiện. Và theo quy định tại Điều 186 BLTTDS 2015, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ, pháp luật quy định khơng tính vào thời hiệu khởi kiện khoảng thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng; trở ngại khách quan; người có quyền khởi kiện chưa thành niên, bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà chưa có người đại diện; người đại diện của họ bị chết mà chưa có người thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện.
Thứ ba, sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của Tịa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật. Nếu sự việc đã được Tịa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự khơng được khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa, trừ những trường hợp quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều
20
192; điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Điều kiện này nhằm đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định, sự ổn định của các quan hệ xã hội, một việc đã được giải quyết thì khơng giải quyết lại nữa để tránh tình trạng chồng chéo cũng một sự việc mà nhiều cơ quan giải quyết và tránh việc cố tình kéo dài việc khiếu kiện của đương sự.
Như vậy, để thực hiện quyền khởi kiện của mình, bên khởi kiện (nguyên đơn) phải chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và nộp tại Tịa án nhân dân có thẩm quyền. Đơn khởi kiện là chứng thư pháp lý quan trọng để Tòa án xem xét và giải quyết các yêu cầu của nguyên đơn, do đó nó phải được chuẩn bị thật kỹ lưỡng và đơn khởi kiện vụ án tranh chấp KDTM phải được làm (theo mẫu) đúng quy định tại Điều 189 BLTTDS.
Theo quy định tại Điều 191 BLTTDS, thì Tịa án phải bố trí bộ phận tiếp nhận đơn khởi kiện qua hình thức nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính và phải vào sổ nhận đơn. BLTTDS năm 2015 cũng đã bổ sung về phương thức gửi trực tuyến cũng đã có quy định trong luật là phải in ra bản giấy và ghi vào sổ nhận đơn. Tịa án có trách nhiệm thơng báo việc đã nhận đơn khởi kiện cho người khởi kiện theo các cách thức khác nhau tương ứng với phương thức nộp đơn khởi kiện của người khởi kiện. Về việc xem xét đơn khởi kiện gồm 03 ngày làm việc để để Chánh án phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện và 05 ngày làm việc để Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trường hợp yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện được quy định cụ thể tại Điều 193 BLTTDS và việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện là căn cứ để Tòa án tiến hành chuyển đơn khởi kiện theo thẩm quyền, thụ lý vụ án hoặc trả lại đơn khởi kiện theo quy định.
Sau khi được phân công giải quyết, trong thời hạn 05 ngày làm việc nếu xét thấy khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án nơi nhận đơn thì Thẩm phán được phân công trả lại đơn khởi kiện cùng với các tài liệu, chứng cứ cho người khởi kiện hoặc chuyển đơn khởi kiện đến Tịa án có thẩm quyền giải
21
quyết. Những trường hợp trả lại đơn khởi kiện được quy định tại Điều 192 BLTTDS.
Thụ lý vụ án dân sự là hoạt động đầu tiên của Tịa án trong q trình giải quyết vụ án dân sự làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự giữa cơ quan tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng. Đối với việc thụ lý vụ án, Điều 191 BLTTDS 2015 có quy định về việc nhận và xử lý đơn khởi kiện, theo đó, Tịa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tịa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn. Theo quy định tại Điều 195 Bộ luật TTDS năm 2015 về thụ lý vụ án như sau:
“1. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án thì Thẩm phán phải thơng báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
2. Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tịa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
3. Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
4. Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc khơng phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo”.
Như vậy, điều kiện thụ lý vụ án cần đảm bảo những yêu cầu về phạm vi khởi kiện, chủ thể khởi kiện, thẩm quyền giải quyết của Tòa án, vụ án chưa được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tịa án hoặc cơ quan nhà nước, người khởi kiện đã nộp tạm ứng án phí và xuất trình biên lai.
22
Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo u cầu của Tịa án trong q trình giải quyết vụ án. Trường hợp người khởi kiện đã đảm bảo đủ các điều kiện thụ lý vụ án nêu trên, Tịa án có thẩm quyền xem xét đơn khởi kiện xác định tiền tạm ứng án phí và thơng báo cho người khởi kiện. Khi người khởi kiện nộp cho Tịa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí thì Tịa án ra quyết định thụ lý vụ án và vào sổ thụ lý vụ án dân sự.
Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định Tịa án khơng được thụ lý vụ án khi người khởi kiện không đủ điều kiện khởi kiện. Một trong những điều kiện để Tòa án thụ lý vụ án dân sự là chủ thể khởi kiện có quyền khởi kiện, chủ thể ở đây được quy định cụ thể tại Điều 186, Điều 187 Bộ luật TTDS năm 2015, trong đó một trong các chủ thể có quyền khởi kiện là cá nhân, cá nhân có quyền tự mình khởi kiện vụ án tại Tịa án có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Với những quan hệ pháp luật dân sự ngày càng đa dạng và phức tạp thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan tiến hành tố tụng đối với người tham gia tố tụng là trách nhiệm lớn địi hỏi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải hết sức thận trọng và phân tích sâu sát những ranh giới trong từng quan hệ pháp luật. Hết sức phù hợp khi pháp luật quy định nguyên đơn trong vụ án dân sự có quyền khởi kiện khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm. Việc xác định quyền và lợi ích có hợp pháp hay khơng là nhiệm vụ của chủ thể áp dụng pháp luật.
Nhìn chung ở giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án thì hầu hết các Tịa án trên cả nước chắc chắn phải áp dụng theo quy định của pháp luật tố tụng. Tuy nhiên, từ phân tích nêu trên vẫn có những bất cập kèm theo sự thiếu hiểu biết
23
của các chủ thể trong quan hệ kinh tế làm cho những bước đầu trong giải quyết tranh chấp KDTM cịn khó khăn.