Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm từ thực tiễn tại tòa án nhân dân thành phố hà nội (Trang 34 - 45)

1.3. Các quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp kinh doanh,

1.3.3. Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại

Như đã đề cập, nếu tại phiên hịa giải các đương sự khơng thể thống nhất được các nội dung của vụ án hay khơng thể tiến hành phiên hịa giải thì việc đưa vụ án ra xét xử là điều tất yếu, Thẩm phán phụ trách sẽ cân nhắc, sắp xếp phòng xử án, thời gian phù hợp ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử. Sau

28

đó, Thẩm phán có trách nhiệm giao quyết định này cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn quy định. Nếu các vụ án KDTM thuộc các trường hợp Viện kiểm sát bắt buộc tham gia phiên tịa thì bên cạnh quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án còn phải gửi kèm hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nghiên cứu tham gia phiên tòa trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Sau khi Viện kiểm sát hoàn thành việc nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Tòa án, Thẩm phán phải sắp xếp lịch mở phiên tòa đảm bảo thời hạn 01 tháng kể từ ngày ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Tại phiên tịa, việc có mặt hay vắng mặt của ngun đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cần được Thư ký kiểm tra và Hội đồng xét xử được nắm rõ trước khi phiên tòa xét xử bắt đầu.

Theo quy định của pháp luật tại Điều 227 BLTTDS năm 2015 về việc Tòa án triệu tập đương sự trong vụ án có mặt tại phiên tòa lần thứ nhất, nếu một trong các bên vắng mặt thì Hội đồng xét xử sẽ hỗn phiên tịa, trừ trường hợp có đơn xin xét xử vắng mặt đồng thời Tịa án phải thơng báo cho người tham gia tố tụng vắng mặt về việc hỗn phiên tịa. Quy định này nhằm tạo điều kiện cho đương sự có thể tham dự phiên tịa, tuy nhiên cơ hội này chỉ có một lần, nếu đến lần triệu tập lần thứ hai mà họ vẫn vắng mặt trừ các trường hợp khách quan hoặc họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì nếu là nguyên đơn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tịa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, nhưng pháp luật vẫn cho phép nguyên đơn khởi kiện lại, tạo điều kiện cho nguyên đơn bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Cịn bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt thì Tịa án vẫn tiếp tục phiên tịa và xem như họ vắng mặt tại phiên tịa, việc vắng mặt hồn tồn do lỗi của các đương sự. Đối với bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có u cầu phản tố vắng mặt thì xử lý như nguyên đơn, tức là xem như họ từ bỏ u cầu của mình, và họ cũng có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố với một vụ việc dân sự khác. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự vắng mặt thì khơng hỗn phiên tịa, tiến hành xét xử vắng mặt. Tuy nhiên bên cạnh đó, căn

29

cứ vào tình hình thực tế và sự ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử có thể quyết định lựa chọn việc hỗn phiên tịa hoặc tiếp tục xét xử vụ án khi những người tham gia tố tụng vắng mặt. Tối đa không quá 01 tháng hoặc 15 ngày đối với thủ tục rút gọn, Tòa án phải mở lại phiên tịa đã hỗn, trường hợp vì những lý do khách quan mà phiên tịa khơng thể mở lại đúng thời gian, địa điểm đã ghi trong quyết định hỗn, Tịa án phải thơng báo lại thời gian, địa chỉ mới cho người tham gia tố tụng và Viện kiểm sát cùng cấp (nếu có đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa).

Nhằm tiếp tục thể hiện phương pháp điều chỉnh “thỏa thuận” trong tố tụng dân sự, tại phiên tòa xét xử, Hội đồng xét xử vẫn tạo điều kiện để các bên đương sự thỏa thuận hòa giải với nhau về toàn bộ vụ án, nếu các bên đã thống nhất được phương hướng giải quyết cho tồn bộ vụ án thì Hội đồng xét xử chấp thuận và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự tại phiên tịa. Quyết định cơng nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật, trường hợp tại phiên tòa xét xử sơ thẩm này nếu các đương sự không thể thỏa thuận được với nhau hoặc khơng có gì thay đổi thì Tịa án sẽ tiến hành giải quyết dựa trên các tài liệu, chứng cứ mà các đương sự đã cung cấp cũng như các tài liệu mà Tịa án tìm hiểu, xác minh được. Theo đó, việc giải quyết tranh chấp tại phiên tịa được thực hiện thơng qua những bước cụ thể sau:

* Thủ tục bắt đầu phiên tòa

Nhằm giảm bớt các công việc cho Hội đồng xét xử cũng như đảm bảo các cơng tác tiền phiên tịa, Thư ký là chủ thể tiến hành các thủ tục chuẩn bị khai mạc phiên tòa. Mặc dù thủ tục này đôi lúc bị xem nhẹ và chưa được thực hiện một cách chính xác, tuy nhiên đây lại là thủ tục quan trọng và bắt buộc trước khi tiến hành mọi phiên tịa, việc kiểm tra sự có mặt của những người tham gia tố tụng và sắp xếp vị trí, trật tự tại tại phiên tịa là cơ sở quan trọng cho Hội đồng xét xử có thể quyết định việc hỗn phiên tịa hay xét xử vắng mặt cũng như có những kế hoạch xét xử phù hợp, tránh lãng phí thời gian.

30 - Phổ biến nội quy phiên tòa;

- Kiểm tra, rà sốt sự có mặt của những người theo giấy triệu tập, ghi nhận lại lý do vắng mặt trong trường hợp phát sinh.

- Ổn định trật tự trong phòng xử án.

- Khi Hội đồng xét xử bắt đầu tiến vào phịng xử án và vị trí ngồi thì u cầu tất cả mọi người trong phòng đứng dậy.

Sau khi vào phòng xử án, Chủ tọa phiên tòa sẽ là người điều hành trực tiếp phiên tòa, lúc này Thư ký sẽ không tiến hành các thủ tục tiếp theo mà Chủ tọa phiên tòa là người trực tiếp tiến hành.

* Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa

Để phù hợp hơn với nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, toàn bộ thủ tục tiếp theo sau thủ tục bắt đầu phiên tòa được gọi là tranh tụng tại phiên tòa mặc dù về nội dung vẫn là 02 hoạt động riêng biệt hỏi – tranh luận. Thủ tục này kế thừa các nội dung của thủ tục hỏi và thủ tục tranh luận tại phiên tòa của BLTTDS năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2011, tuy nhiên, không tách riêng thủ tục hỏi và tranh luận. BLTTDS năm 2015 đã dành ra 17 Điều (từ Điều 247 đến Điều 263) để quy định chi tiết về hoạt động tranh tụng tại phiên tòa. Điều này thể hiện tầm quan trọng của nguyên tắc tranh tụng trong công cuộc xây dựng nền tư pháp tiến bộ và công bằng của nước ta hiện nay.

BLTTDS năm 2015 đã bổ sung cụ thể nội dung của nguyên tắc tranh tụng trong từng giai đoạn giải quyết vụ án KLTM từ khi thụ lý vụ án cho đến khi tranh luận tại phiên tòa. Bản chất của tranh tụng trong tố tụng dân sự là tạo ra sự bình đẳng, cơng bằng giữa các đương sự trong việc đưa ra, trao đổi, chứng minh cho các chứng cứ là có cơ sở và căn cứ pháp lý, đồng thời lập luận, đối đáp nhằm bác bỏ ý kiến của nhau để bảo vệ quyền lợi của mình dưới sự điều hành của Thẩm phán. Các tình tiết của vụ án chỉ có thể được làm rõ một cách khách quan thông qua tranh tụng và cũng đồng thời, kết quả của việc tranh tụng cũng là cơ sở rõ nét nhất để Hội đồng xét xử có thể đưa ra phán quyết cuối cùng một cách chính xác.

31

Chủ thể thực hiện tồn bộ hoạt động tranh tụng khơng ai khác chính là các bên đương sự có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đương sự là những người liên quan trực tiếp đến vụ án và trên hết là chủ thể trong quan hệ pháp luật về kinh doanh thương mại, chính vì vậy họ là người hiểu rõ nhất nội dung về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khác trong quan hệ pháp luật kinh doanh thương mại này, để bảo vệ quyền lợi của mình, bản thân họ cần phải thể hiện một cách tích cực, chủ động trong quá trình giải quyết vụ án. Hơn nữa, kết quả phán quyết vụ án khơng chỉ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của họ trong quan hệ pháp luật KDTM này mà cịn là uy tín, danh dự và các lợi ích liên quan khác trong hoạt động kinh doanh của họ. Do đó, chỉ khi thơng qua tranh tụng trong quá trình giải quyết vụ án, họ mới thể hiện xứng đáng để được bảo vệ các quyền, lợi ích trong vụ án đồng thời cũng thể hiện sự xứng đáng trên với Tòa án – cơ quan đưa ra phán quyết có tính chất bắt buộc cuối cùng. Tuy nhiên, để đảm bảo các đương sự thể hiện quyền tranh tụng của mình, Tịa án mà cụ thể là Thẩm phán phải thực hiện đúng nhiệm vụ mà pháp luật đã giao cho mình, là một người hịa giải, tài phán cơng minh và tạo điều kiện hết mức có thể các đương sự thể hiện khả năng tranh tụng của mình.

Vai trị điều khiển, hướng dẫn phần tranh luận vào việc làm sáng tỏ tồn bộ các tình tiết của vụ án thuộc về chủ tọa phiên tòa. Chủ tọa phiên tịa khơng được phép đặt ra thời hạn tranh luận của từng đương sự nhưng có quyền cắt bỏ đi những ý kiến mà các đương sự trình bày khơng liên quan đến vụ án nhằm tránh lan man vào các sự việc không ảnh hưởng đến phán quyết cuối cùng. Trong phần này, Hội đồng xét xử không tham gia tranh luận mà hội đồng xét xử chỉ điều hành cho việc việc tranh luận đúng thủ tục và đúng yêu cầu giải quyết vụ án.

Theo Điều 248 BLTTDS nếu các đương sự khơng thể thống nhất hịa giải với nhau thì Hội đồng xét xử sẽ bắt đầu trình tự phiên tịa bằng việc lắng nghe các bên đương sự trình bày theo thứ tự nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, trường hợp các đương sự có người bảo vệ quyền

32

và lợi ích hợp pháp thì các chủ thể này thay mặt đương sự trình bày và đương sự có quyền bổ sung ý kiến sau đó. Đây là các chủ thể am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm tham gia tố tụng và có kiến thức nhất định liên quan đến KDTM nên việc thay mặt đương sự trình bày một mặt giúp tồn bộ yêu cầu của đương sự diễn đạt một cách đầy đủ nhất, mặt khác, giúp cho Hội đồng xét xử có thể nắm rõ hơn các tình tiết liên quan và lược bỏ đi các tình tiết khơng liên quan vụ án do đương sự thường hay trình bày lan man, không trọng tâm.

Sau khi đã lắng nghe được đầy đủ các yêu cầu và ý kiến của các đương sự, Chủ tọa phiên tòa tiến hành thủ tục hỏi để làm rõ hơn các yêu cầu, ý kiến này. Sau chủ tọa, các chủ thể còn lại tham gia phiên tòa cũng được phép đặt câu hỏi theo sự điều khiển của chủ tọa với thứ tự: phía ngun đơn, phía bị đơn, phía người có quyền, nghĩa vụ liên quan, người người tham gia tố tụng khác, Hội thẩm nhân dân và Kiểm sát viên sẽ là chủ thể hỏi cuối cùng. Việc Kiểm sát viên tham gia xét hỏi đã được BLTTHS 2015 mở rộng hơn phạm vi khi không chỉ hỏi các đương sự về việc tuân theo pháp luật của Tòa án và Hội đồng xét xử trong suốt quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa mà Kiểm sát viên cịn được hỏi về các tình tiết của vụ án, từ đó đưa ra ý kiến về quan điểm giải quyết vụ án, tạo ra thêm một cơ sở xem xét cho Hội đồng xét xử.

BLTTDS năm 2015 có thay đổi đột phá về thứ tự hỏi tại phiên tòa, thể hiện rõ hơn tinh thần Tòa án điều hành việc tranh tụng, đề cao hơn nữa vai trò của các đương sự trong tranh tụng tại phiên tòa, đặc biệt là vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đối với việc xác định sự thật của vụ việc dân sự. Bên cạnh đó, BLTTDS năm 2015 cịn bổ sung quy định về nguyên tắc hỏi tại phiên tòa. Việc đặt câu hỏi cũng cần phải đúng trọng tâm vụ án, rõ ràng, không trùng lặp và không sử dụng ngôn từ gây nhầm lẫn hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người bị hỏi.

Trong quá trình diễn ra việc hỏi tại phiên tòa, trường hợp cần đối chiếu các vật chứng, ảnh hoặc biên bản xác nhận vật chứng để xem xét sẽ được tiến hành theo trình tự tại Điều 256 BLTTDS năm 2015. Các câu hỏi sẽ có tính gợi

33

hình và dễ đi vào đúng trọng tâm hơn nếu được kết hợp với các tài liệu, chứng cứ của vụ án, chính vì vậy, việc đối chiếu tài liệu, vật chứng tại phiên tòa là một cách thức quan trọng nhằm giúp cho tất cả những người tham gia phiên tòa và Hội đồng xét xử có nhận thức giống nhau về cùng một vấn đề, đồng thời cũng là cơ sở để Hội đồng xét xử kiểm tra lại tính chính xác của tài liệu, vật chứng cũng như là cách thức gián tiếp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, với các chứng cứ khơng thể mang đến phiên tịa mà việc xem xét chúng lại ảnh hưởng trực tiếp đến vụ án thì Hội đồng xét xử có thể tạm ngừng phiên tịa và tiến hành xem xét tại chỗ chứng cứ.

Việc tiến hành hỏi cứ như vậy diễn ra cho đến khi các Hội đồng xét xử và các chủ thể có quyền hỏi khơng cịn câu hỏi nào khác, thì Chủ tọa phiên tịa sẽ xác nhận lại với từng chủ thể việc cần hỏi vấn đề gì nữa hay khơng, trường hợp vẫn có chủ thể đặt câu hỏi thì việc hỏi được tiếp tục cho đến khi khơng cịn ai đặt câu hỏi nữa thì Chủ tọa phiên tịa sẽ tun bố kết thúc phần hỏi và chuyển sang thủ tục tranh luận tại phiên tịa.

Trình tự phát biểu khi tranh luận phải cũng được thực hiện theo trình tự hỏi bắt đầu từ phía ngun đơn, phía bị đơn, phía người có quyền, lợi nghĩa vụ liên quan và lặp đi lặp lại theo sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa cho đến khi các bên khơng cịn ý kiến tranh luận. Trường hợp có Kiểm sát viên tham gia phiên tịa thì Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của những người tiến hành tố tụng và của người tham gia tố tụng trong tồn bộ q trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án sau khi các chủ thể trên hoàn thành việc tranh luận.

Qua tranh luận giữa các bên, nếu xuất hiện các tình tiết mới hoặc các tình tiết tranh luận giữa các bên có mâu thuẫn và xét thấy xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định quay trở lại việc hỏi.

Nguyên tắc xét xử trực tiếp đòi hỏi tất cả các bản án, quyết định về vụ án đều phải dựa trên các chứng cứ đã được trình bày, được hỏi tại thủ tục hỏi.

34

Tại giai đoạn tranh luận, các bên tham gia có quyền đưa ra lý lẽ, lập luận về các tình tiết của vụ án cũng như quy phạm pháp luật quy định để chứng minh cho u cầu của mình là có căn cứ và bác bỏ các ý kiến bất lợi. Vì thế, theo nghiệp vụ và kinh nghiệm của các Luật sư cũng như kinh nghiệm của các chủ thể (là các thương gia) họ có thể chờ đến giai đoạn này mới bắt đầu đưa ra các lập luận

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm từ thực tiễn tại tòa án nhân dân thành phố hà nội (Trang 34 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)