Những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong việc giải quyết tranh

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm từ thực tiễn tại tòa án nhân dân thành phố hà nội (Trang 65 - 69)

2.2. Một số kiến nghị góp phần hồn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện các

2.2.1. Những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong việc giải quyết tranh

tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án nhân dân

Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu và xây dựng, hoàn thiện nội dung thời hạn chuẩn bị xét xử.

Theo đó, cần tăng thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án KDTM, tối thiểu là 03 tháng, và phân biệt thời hạn đối với từng loại vụ án khác nhau, vụ án phức tạp, có yếu tố nước ngồi… thì cần có thời hạn dài hơn.

59

Thời hạn giải quyết vụ án tranh chấp KDTM luôn là bất cập, cả hai mức thời hạn quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 203 và Điều 216 BLTTDS 2015 khi áp dụng đều chưa phù hợp với thực tiễn, trong đó thời hạn tạm đình chỉ khơng rõ ràng chỉ mang tính hình thức, thời hạn giải quyết vụ án lại quá ngắn, không đủ để giải quyết các vụ án phức tạp. Do đó cần phải tiếp tục tăng thời hạn giải quyết tranh chấp vụ án nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ án một cách khách quan, minh bạch nhất. Tuy nhiên, đối với các vụ án đơn giản thì nên áp dụng về việc giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn theo BLTTDS 2015 có quy định. Điển hình trong các vụ án tranh chấp về hợp đồng KDTM, ví dụ trong hợp đồng vay tài sản khi nguyên đơn đã cung cấp đầy đủ chứng cứ chứng minh qua việc bị đơn ký biên nhận nợ rõ ràng hoặc tranh chấp đã được hòa giải ở các phương thức khác, đồng thời bị đơn cũng có thừa nhận nợ nhưng không chịu trả theo thỏa thuận. Như vậy, đối với những vụ án tranh chấp như thế này thì Thẩm phán thường hịa giải thành ngay từ lần hịa giải lần đầu vì bị đơn phần lớn là thừa nhận nợ và đồng ý trả nợ theo yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Những vụ án tương tự như trên, hầu như Tịa án khơng cần phải thu thập thêm tài liệu, chứng cứ gì khác, khi triệu tập đầy đủ các đương sự. Theo đó, căn cứ tại Điều 317 của BLTTDS thì các vụ án này đã đủ điều kiện giải quyết theo thủ tục rút gọn và được giảm 50% án phí. Việc các thẩm phán lựa chọn giải quyết vụ án nêu trên theo thủ tục thông thường mà không lựa chọn giải quyết theo thủ tục rút gọn là vì thời gian chuẩn bị phiên tịa ít hơn. Đồng thời, nếu hịa giải thành và có quyết định cơng nhận sự thỏa thuận các bên sẽ không bị kháng cáo, kháng nghị. Chính vì vậy, cần có những hướng dẫn cụ thể hơn về các điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn cho các vụ án dân sự nói chung và các vụ án KDTM nói riêng.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện, bổ sung thêm các trường hợp thụ lý vụ án bổ sung

Sau khi vào sổ thụ lý, trước khi chính thức tiến hành các hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ, Thẩm phán bắt buộc phải ra thông báo về việc đã thụ

60

lý vụ án đến các chủ thể liên quan. Theo đó, Thẩm phán có thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi ban hành thông báo thụ lý vụ án, để tiến hành tống đạt thông báo cho người khởi kiện, người bị kiện, những người sẽ tham gia tố tụng khác và Viện kiểm sát (để tiến hành kiểm sát việc thụ lý vụ án của Tòa án), ngoài ra một số trường hợp đặc biệt, Thẩm phán cịn phải niêm yết cơng khai thông báo tại trụ sở Tòa án, nhưng các vụ án này chủ yếu là liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng và rất ít trường hợp có liên quan đến các vụ án KDTM.

Có thể thấy thơng báo thụ lý là một văn bản tố tụng cực kỳ quan trọng khi đây là cơ sở để người khởi kiện biết được u cầu của mình đã được Tịa án tiến hành xử lý và người bị kiện và người liên quan đến vụ án cũng biết được việc có người khởi kiện nhằm làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích đang có của mình. Nếu quan trọng như vậy, tại sao BLTTDS chỉ quy định việc phải thông báo thụ lý với yêu cầu của người khởi kiện nhưng lại không quy định về việc phải thông báo tiếp nhận yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập của bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Khi giải quyết vụ án dân sự, nếu có yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập thì Tịa án chỉ ra thơng báo nộp tiền tạm ứng án phí cho các đương sự đối với yêu cầu của mình, ngồi ra khơng có văn bản nào thể hiện u cầu phản tố, yêu cầu độc lập. Cịn với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì càng khơng có một quy định cụ thể nào về việc thông báo thụ lý bổ sung khi phát sinh thêm nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ khác trong quá trình giải quyết vụ án.

Việc pháp luật khơng quy định thông báo thụ lý vụ án đối với hai trường hợp trên là khơng bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các đương sự cũng như gây khó khăn cho cơng tác kiểm sát giải quyết án dân sự của Viện kiểm sát. Do đó, cần phải tiếp tục bổ sung, hồn thiện pháp luật về vấn đề này để đảm bảo việc giải quyết tranh chấp KDTM đạt hiệu quả trên thực tế.

Thứ ba, bổ sung quy định liên quan đến phiên họp hòa giải

Như đã phân tích, việc xác định chính xác trường hợp vẫn được tiến hành hịa giải mà khơng ảnh hưởng đến các đương sự vắng mặt là cần thiết phải có

61

hướng dẫn cụ thể. Trong một vụ án KDTM phức tạp sẽ phát sinh nhiều quan hệ KDTM mà quan hệ này liên quan đến chủ thể này, quan hệ khác lại liên quan đến chủ thể khác hoặc liên quan đến một hoặc nhiều chủ thể khác trong vụ án, và theo quy định hiện nay, nếu có quan hệ KDTM nào chỉ liên quan đến những người có mặt tại phiên họp hịa giải và khơng hề có liên quan gì đến người vắng mặt thì Thẩm phán vẫn được phép tiến hành phiên họp hòa giải nếu các chủ thể tham gia đồng ý. Tuy nhiên, việc này lại không đúng với trường hợp người vắng mặt là người có quyền trong quan hệ KDTM chứ không phải là người có nghĩa vụ, BLDS hiện nay có quy định về các bên tham gia quan hệ dân sự là bên có nghĩa vụ chỉ được phép chuyển giao nghĩa vụ của mình cho chủ thể khác khi được bên có quyền trong quan hệ đó đồng ý, trong một số trường hợp đặc biệt khác. Vì vậy, nếu đương sự là người có quyền trong quan hệ KDTM vắng mặt thì dù các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự thì thỏa thuận đó vẫn phải có sự đồng ý của người có quyền. Tuy nhiên, đối với các trường hợp khác, BLTTDS năm 2015 lại không quy định về hậu quả pháp lý đối với trường hợp đương sự vắng mặt khi được Tịa án triệu tập hợp lệ. Vì vậy, trong thời gian tới Tòa án nhân dân Tối Cao cần có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết hơn về thủ tục hòa giải tại Tòa án.

Thứ tư, thống nhất áp dụng các quy định trong hoạt động liên quan đến việc xác minh, thu thập chứng cứ

BLTTDS năm 2015 đã đưa ra căn cứ pháp lý để Tòa án yêu cầu đương sự nộp tạm ứng và thanh tốn chi phí tố tụng như chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí định giá tài sản… nhằm tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ. Nhưng trên thực tế các Tịa án áp dụng khơng thống nhất vấn đề này. Việc thống nhất quy định về án phí, lệ phí và chi phí cho các hoạt động tố tụng được xác định là thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội, hay nói cách khác, các mức và tiêu chí xác định số tiền mà các đương sự cần phải đóng theo từng vụ việc sẽ được Ủy ban thường vụ Quốc hội cân nhắc, bàn bạc dựa trên tình

62

hình kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, cho đến nay chỉ có Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về án phí, lệ phí Tịa án trong vụ án hình sự, dân sự, hành chính và một số loại lệ phí khác chứ chưa có quy định cụ thể về các chi phí tố tụng khác như chi phí định giá tài sản, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ… Việc quy định rõ chi phí tố tụng gồm những loại chi phí nào, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phương thức nộp, chứng từ kèm theo là cần thiết để quy định này có thể được áp dụng một cách khả thi trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm từ thực tiễn tại tòa án nhân dân thành phố hà nội (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)