Những hạn chế, bất cập còn tồn tại trong việc giải quyết tranh chấp kinh

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm từ thực tiễn tại tòa án nhân dân thành phố hà nội (Trang 50 - 62)

2.1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ

2.1.2. Những hạn chế, bất cập còn tồn tại trong việc giải quyết tranh chấp kinh

kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội

Mặc dù đạt được những thành công đáng ngưỡng mộ như vậy, nhưng bất kỳ hoạt động nào cũng sẽ luôn đi kèm các hạn chế nhất định làm cho hoạt động này không đạt được chất lượng cao nhất. Tỷ lệ giải quyết án KDTM sơ thẩm chưa đạt tỷ lệ u cầu, cịn có vụ án để quá hạn luật định. Tỷ lệ án hủy, sửa trong 05 năm gần đây vẫn cịn cao. Các sai sót do nhận thức, áp dụng pháp luật không đúng, hoặc do lỗi chủ quan của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân vẫn xảy ra.

Thứ nhất, các quy định trong BLTTDS và pháp luật có liên quan còn mâu thuẫn hoặc bất cập, chưa được quy định cụ thể, rõ ràng.

- Giới hạn của thời gian chuẩn bị xét xử vụ án KDTM không phù hợp thực tế.

Hiện nay, 02 tháng là thời gian mà BLTTDS quy định để Thẩm phán tiến hành các thủ tục trước khi mở phiên tòa giải quyết các vụ án KDTM.

Quy định này thực tế lại không hợp lý, bởi lẽ các vụ án KDTM nói chung đều tính chất phức tạp rất cao, đương sự không chỉ là các cá nhân mà cịn nhiều tổ chức lớn nhỏ khác, có đương sự ở nước ngồi cần thực hiện việc ủy thác tư pháp, cần thu thập chứng cứ tại các cơ quan khác như Chi cục thuế, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Cơ quan Hải quan,... là mất rất nhiều thời gian do sự phối hợp giữa các cơ quan này với Tòa án là chưa cao. Chính vì vậy, quy định hiện nay về thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án dân sự thơng thường, hơn nhân và gia đình dài hơn rất nhiều so với các vụ án KDTM là không phù hợp với thực tiễn xét xử, mặc dù trên thực tế vẫn có nhiều vụ án dân sự, hơn nhân gia đình phức tạp cần phải thu thập nhiều hồ sơ vụ án, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có rất nhiều vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng, các bên đương sự cũng khơng có nhiều ý kiến mâu thuẫn có thể giải quyết nhanh chóng, trong khi đó hầu như các vụ án KDTM đều là các án phức tạp, rất ít án đơn giản mà thời hạn lại bị bó hẹp như

44

vậy thì sẽ gây ra rất nhiều áp lực, khó khăn và tâm lý lo lắng cho đội ngũ Thẩm phán, Thư ký khi tiếp nhận các vụ việc KDTM.

- Các trường hợp thông báo về việc thụ lý vụ án cịn bị thu hẹp:

Theo trình tự của BLTTDS, sau khi có quyết định thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công sẽ tiến hành ghi thông tin vụ án vào sổ thụ lý nhằm dễ dàng sắp xếp các công việc trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, trong đó, việc tống đạt cho các đương sự liên quan và Viện kiểm sát thông báo thụ lý vụ án là hoạt động cần thực hiện đầu tiên, hoạt động này cũng được BLTTDS ấn định thời hạn là 3 ngày làm việc kể từ ngày chính thức thụ lý.

Nhưng hiện nay, BLTTDS 2015 đang gặp phải vướng mắc trong vấn đề này khi chỉ quy định về việc thông báo về việc thụ lý vụ án khi tiếp nhận yêu cầu của người khởi kiện mà lại khơng hề quy định việc nếu trong q trình giải quyết vụ án mà bị đơn hay người có quyền, lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu phản tố, u cầu độc lập thì có phải thơng báo cho các đương sự còn lại và Viện kiểm sát biết hay không.

Khi giải quyết vụ án dân sự, nếu có u cầu phản tố, u cầu độc lập thì Tịa án chỉ ra thơng báo nộp tiền tạm ứng án phí cho các đương sự đối với yêu cầu của mình, ngồi ra khơng có văn bản nào thể hiện u cầu phản tố, yêu cầu độc lập. Ngồi ra, hiện tại có vẻ thơng báo thụ lý chỉ mang tính hình thức là thủ tục ban đầu bắt buộc thực hiện khi ngay cả khi vụ án xác minh thêm đương sự có liên quan cũng khơng hề có bất kỳ quy định nào là thơng báo đến các đương sự còn lại, việc này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến khả năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự khác khi họ khơng có thời gian chuẩn bị kịp thời hoặc họ chủ động liên hệ với Tịa án để có thêm thơng tin của vụ án hoặc khi Tòa án tiến hành các hoạt động tố tụng liên quan thì họ mới biết được việc bổ sung người tham gia tố tụng này.

- Quy định về phiên họp hịa giải cịn nhiều thiếu sót.

Như đã phân tích tại nội dung trước. Quy định về phiên họp hòa giải là một quy định mới trong BLTTDS năm 2015 so với quy định trong BLTTDS

45

năm 2004, sửa đổi 2011. Việc bổ sung nội dung này đã phần nào khắc phục được những hạn chế bất cập của BLTTDS năm 2004, sửa đổi 2011 và phù hợp với pháp luật tố tụng dân sự của nhiều nước trên thế giới, nhằm đảm bảo tốt hơn các điều kiện về tranh tụng.

Tuy nhiên quy định tại khoản 3 Điều 209 lại chưa đáp ứng được mục đích này. Theo lẽ thơng thường, việc tiến hành phiên họp hòa giải sẽ được thực hiện khi có mặt đầy đủ các đương sự và người tham gia tố tụng khác có liên quan đến vụ án, tuy nhiên việc thiếu một hay nhiều đương sự trong vụ án do những nguyên nhân cả về khách quan lẫn chủ quan tại phiên hịa giải đã đặt ra vấn đề là có cần thiết phải tiến hành hịa giải chỉ khi đủ các chủ thể hay không và để tránh mất nhiều thời gian và chi phí liên quan, pháp luật tố tụng dân sự đã dự trù các trường hợp vắng mặt này và cho phép Thẩm phán được phép tiếp tục tiến hành phiên hòa giải đối với các quan hệ KDTM trong vụ án mang tính độc lập với người vắng mặt, việc giải quyết các quan hệ KDTM đó khơng ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người vắng mặt và các đương sự có mặt cũng đồng ý việc hịa giải các quan hệ này thì phiên hịa giải vẫn được diễn ra. Tuy vậy, việc hịa giải như thế nào để khơng ảnh hưởng đến các chủ thể vắng mặt lại chưa có tiêu chí xác định chính xác, vì trong thực tế, các quan hệ pháp luật trong vụ án KDTM có quan hệ mật thiết với nhau, có quan hệ thật sự khơng liên quan đến chủ thể vắng mặt nhưng sau khi giải quyết quan hệ đó lại phát sinh mối liên kết với quan hệ khác có liên quan đến chủ thể vắng mặt này thì có được được tiến hành hịa giải hay khơng.

- Luật Thương mại năm 2005 ra đời đáp ứng được phần nào nhu cầu kinh doanh thương mại của các chủ thể trong xã hội, tuy vậy qua thời gian các quy định này đã khơng cịn phù hợp. Trong đó vấn đề giải thích nội hàm khái niệm “hoạt động thương mại” tại Điều 3 đang không tạo ra nhiều lỗ hổng cho các đối tượng lợi dụng, theo đó cách thức xây dựng nội hàm “hoạt động thương mại” là phương pháp liệt kê: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại, chỉ những hoạt động được liệt kê trên mới được coi là hoạt động

46

thương mại, nhưng để các nhà làm luật cũng đã dự liệu được việc xã hội sẽ thay đổi mà chính vì vậy đã bổ sung thêm quy định “các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” để tạo cơ sở pháp lý trong những trường hợp cần thiết.Tuy nhiên, dù quy định “các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” sẽ tạo ra cơ sở pháp luật rộng hơn cho các chủ thể tài phán như Tịa án có thể áp dụng cho đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn nào về vấn đề này, dẫn đến nó chỉ mang tính hình thức, khơng có giá trị áp dụng pháp luật cao. Do đó, khi xảy ra 1 tranh chấp KDTM không nằm trong các hoạt động được liệt kê trên thì phải giải quyết như thế nào chẳng hạn như lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ xây dựng,…? Cũng tại khoản 3 Điều này đề cập về đến khái niệm “thói quen” trong hoạt động này, nhưng việc giải thích lại chưa thực sự đáp ứng được khả năng áp dụng trên thực tế. Hoạt động thương mại vô cùng phong phú, nó khơng chỉ riêng tại Việt Nam mà cịn phát sinh trên tồn thế giới, việc làm sao để xác định các quy tắc xử sự mà các chủ thể áp dụng được hình thành và sử dụng xuyên suốt trong một khoảng thời gian dài là thói quen thương mại thì mỗi địa phương, mỗi quốc gia lại có các tiêu chí xác minh khác nhau, việc quy định như tại khoản 3 rất khó để bản thân Tịa án có thể dựa vào đó mà xác định quan hệ KDTM đang có tranh chấp là một thói quen thương mại. Với một quy định chung chung như vậy, làm sao để có thể xác định đâu là thói quen trong hoạt động thương mại khi tần suất các xử sự thương mại không nhất thiết phải giống nhau trong từng lĩnh vực cụ thể, vì vậy quy định này khó mà có khả năng áp dụng vào thực tiễn.

Thứ hai, bất cập trong xác định quan hệ tranh chấp và xử lý đơn khởi kiện

Theo Thông báo của TAND Thành phố Hà Nội về rút kinh nghiệm việc xét xử án KDTM các năm 2017, 2018 thì có nhiều vụ án Tịa án cấp sơ thẩm xác định sai quan hệ pháp luật dẫn đến việc áp dụng sai pháp luật về nội dung để giải quyết vụ án tranh chấp là hợp đồng mua bán hàng hóa, nhưng thực chất lại là hợp đồng xây dựng khi hai bên tranh chấp về việc mua một nhà máy được

47

xây dựng, lắp ráp và vận hành chứ khơng đơn thuần là hàng hóa thơng thường. Trong trường hợp này, Luật Xây dựng phải được lựa chọn để giải quyết chứ không phải là Luật Thương mại.

Trường hợp tương tự khác, Tòa án cấp sơ thẩm xác định quan hệ tranh chấp hợp đồng khoán việc và áp dụng Bộ luật Dân sự để giải quyết, trong khi đó cơng việc là xây dựng kè đê. Trường hợp này phải xác định là tranh chấp hợp đồng xây dựng và pháp luật được áp dụng là Luật Xây dựng.

Việc xác định mục đích lợi nhuận để phân biệt tranh chấp được giải quyết bằng vụ án KDTM hay bằng vụ án dân sự đối với trường hợp Ngân hàng cho cá nhân, hộ gia đình vay theo hợp đồng tín dụng, theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối Cao tại Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 thì chỉ cần xác định vay nhằm mục đích đem lại lợi nhuận là án KDTM, cịn vay chỉ mục đích tiêu dùng là án dân sự. Tuy nhiên, việc xác định mục đích lợi nhuận và mục đích tiêu dùng là rất khó; căn cứ vào đâu để xác định mục đích vay: do đương sự trình bày, thể hiện trên hợp đồng, chứng cứ khác...

Theo quy định của BLTTDS, hầu hết các vụ án KDTM được chuyển xuống TAND cấp quận, huyện xét xử theo thủ tục sơ thẩm. Các vụ việc còn lại thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa Kinh tế là những vụ án có tính chất phức tạp, như các tranh chấp về thành viên công ty, các tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty, các tranh chấp về hợp đồng liên doanh, liên kết có liên quan đến các dự án lớn (tuy nhiên chưa có quy định cụ thể nào được hiểu là dự án lớn, và thường được hiểu là các vụ án có trị giá tranh chấp hàng trăm tỷ đồng) và các vụ án có yếu tố nước ngoài.

Việc xác định thẩm quyền xét xử các vụ án KDTM theo cấp luôn là một vấn đề khó khăn. Việc xác định thẩm quyền xét xử theo thẩm quyền, vụ việc, theo cấp và theo lãnh thổ luôn là vấn đề quan trọng nhất trong bất kỳ giải quyết vụ việc dân sự nào nói chung và các vụ việc KDTM nói riêng; do vậy, cần phải xác định đó là vụ án dân sự hay việc dân sự và có thuộc thẩm quyền của Tịa

48

án hay khơng? Chẳng hạn như đặc thù của các tranh chấp thương mại là các bên có quyền lựa chọn cơ quan tài phán thích hợp để giải quyết tranh chấp, và các tranh chấp đó chỉ có thể chọn 1 phương pháp giải quyết duy nhất, nếu đã lựa chọn trọng tài thương mại để giải quyết thì Tịa án sẽ khơng có thẩm quyền xét xử và ngược lại.

Theo quy định của BLTTDS năm 2015, việc phân định các vụ án dân sự và việc dân sự tương đối rõ ràng và được quy định theo điều khoản riêng biệt. Theo đó, vụ án dân sự xác định thẩm quyền theo từng lĩnh vực: lĩnh vực dân sự (Điều 26), lĩnh vực hơn nhân và gia đình (Điều 28), lĩnh vực KDTM (Điều 30), lĩnh vực lao động (Điều 32) và việc dân sự cũng được xác định thẩm quyền theo từng lĩnh vực: lĩnh vực dân sự (Điều 27), lĩnh vực hơn nhân và gia đình (Điều 29), lĩnh vực KDTM (Điều 31), lĩnh vực lao động (Điều 33). Tuy vậy, thực tế thì việc áp dụng các quy định này vẫn xảy ra nhiều vướng mắc và cũng chưa có hướng dẫn cụ thể nào của Tòa án nhân dân Tối Cao.

Ví dụ vụ án giữa: Cơng ty Cổ phần kết cấu thép xây dựng Hà Nội (nguyên

đơn) và Công ty cổ phần xây dựng Texcon Việt Nam (bị đơn):

Ngày 24/10/ 2014, Công ty cổ phần kết cấu thép xây dựng Hà Nội (sau đây gọi tắt là Công ty kết cấu thép xây dựng Hà Nội) đã ký Hợp đồng kinh tế số 35/HĐKT với Công ty cổ phần xây dựng Texcon Việt Nam (sau đây gọi tắt là Công ty Texcon Việt Nam) để sản xuất, vận chuyển, lắp dựng kết cấu thép cơng trình Nhà xưởng sản xuất tại xã Nam Đồng, thành phố Hải Dương, với tổng giá trị hợp đồng là 2.726.300.000 đồng. Sau khi ký hợp đồng Công ty kết cấu thép xây dựng Hà Nội đã lắp dựng nhà xưởng theo đúng tiến độ đã ký kết, Công ty Texcon Việt Nam cũng đã ký các biên bản xác nhận khối lượng thực tế hoàn thành và hồ sơ quyết toán vào ngày 25/12/2014. Tuy nhiên sau đó Cơng ty Texcon Việt Nam đã khơng thực hiện việc thanh tốn như đã thỏa thuận và cam kết chậm nhất đến ngày 16/6/2016 sẽ thanh toán hết số nợ 1.628.527.028 đồng.

49

Ngày 31/3/2016, Công ty Texcon Việt Nam có Cơng văn cam kết về kế hoạch trả nợ theo từng tháng và chậm nhất đến ngày 31/01/2017 sẽ trả hết nợ, nhưng kể từ đó đến nay Công ty Texcon Việt Nam mới trả được 100.000.000 đồng. Công ty kết cấu thép xây dựng Hà Nội đề nghị Tịa án giải quyết buộc Cơng ty Texcon Việt Nam phải trả cho Công ty kết cấu thép xây dựng Hà Nội 1.180.792.000đồng tiền nợ gốc và 347.735.028 đồng tiền lãi theo thỏa thuận. Trong vụ án này, Thẩm phán được phân công cho rằng quan hệ tranh chấp trong vụ án là tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa thuộc sự điều chỉnh của Luật Thương mại nên đã áp dụng các quy định của pháp luật về thương mại để giải quyết.

Theo quan điểm của tác giả: Theo Điều 1 của Hợp đồng kinh tế số 35/ HĐKT ngày 24/10/2014 ghi rõ nội dung công việc: Bên B nhận sản xuất, vận chuyển, lắp dựng kết cấu thép, lợp bao che cơng trình: “ Nhà xưởng sản xuất K25L525 + K25L97,5 tại xã Nam Đồng, thành phố Hải Dương cho bên A theo bản vẽ thiết kế do bên A cung cấp đã được chủ đầu tư phê duyệt (Bản vẽ thiết kế và Phụ lục hợp đồng là một phần không thể thiếu trong hợp đồng này)”. Như vậy nội dung thực hiện công việc của hợp đồng là xây dựng lắp đặt nhà xưởng và chịu sự điều chỉnh của Luật xây dựng với tư cách là luật chuyên ngành.

Thứ ba, việc vận dụng pháp luật để giải quyết vụ án về KDTM tại Tòa án chưa được thống nhất

- Về thời hiệu khởi kiện: Các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm từ thực tiễn tại tòa án nhân dân thành phố hà nội (Trang 50 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)