Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm từ thực tiễn tại tòa án nhân dân thành phố hà nội (Trang 62 - 65)

2.1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ

2.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

* Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, hiện nay, pháp luật nói chung và pháp luật về KDTM nói riêng

đã và đang ngày càng trở nên hoàn thiện, tuy nhiên vẫn còn tồn tại rất nhiều các quy định của pháp luật khơng có tính ứng dụng trên thực tế, khi có tranh chấp xảy ra sẽ khơng thể áp dụng được các quy định đó một cách có hiệu quả nhằm giải quyết vấn đề. Hệ thống văn bản dưới Luật quá nhiều, nhiều cơ quan ban hành, do vậy có khơng ít quy định của văn bản dưới luật chưa phù hợp với luật, còn chồng chéo hoặc chưa thống nhất, còn trùng lặp, mâu thuẫn giữa các quy định, nên gây khó khăn cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình áp dụng văn bản.

Thứ hai, xã hội ngày càng phát triển, pháp luật vì thế cũng cần lập tức

điều chỉnh sao cho phù hợp với thời đại, tuy vậy, để pháp luật đi vào cuộc sống, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ngày càng phải được tăng cường. Tuy nhiên, công tác này ngay tại Thủ đô lại chưa thực sự thực hiện tốt, hầu như mang tính hình thức rất cao làm cho pháp luật không được phổ cập dẫn đến nhiều tranh chấp khơng đáng có.

Thứ ba, khó khăn về biên chế: như đã phân tích ở trên, lượng án nói

chung, án KDTM nói riêng mà TAND hai cấp Thành phố Hà Nội phải giải quyết ngày càng tăng, trung bình từ 8-10%/năm trong khi đó biên chế cán bộ của Tịa án nhân dân Thành phố Hà Nội khơng được tăng, mà cịn phải giảm

56

(năm 2017 số biên chế của TAND Thành phố Hà Nội là 194 người, năm 2020 là 153 người). Bên cạnh đó, với đặc thù là cơ quan xét xử trên địa bàn thủ đô, TAND Thành phố Hà Nội thường xuyên được giao giải quyết vụ án phức tạp, nhạy cảm, được dư luận trong nước và quốc tế đặc biệt quan tâm, đòi hỏi phải có sự đầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo cả về cơ sở vật chất và cán bộ nghiên cứu, giải quyết… dẫn đến tình trạng quá tải đối với các Thẩm phán, cán bộ trong đơn vị, mặc dù Ban lãnh đạo TAND hai cấp Thành phố Hà Nội cũng đã thực hiện rất nhiều giải pháp để khắc phục.5

Thứ tư, điều kiện làm việc, cơ sở vật chất của TAND các cấp trên địa bàn Hà Nội nói chung và TAND Thành phố Hà Nội nói riêng vẫn cịn nhiều khó khăn.

Trong những năm qua, TAND Thành phố Hà Nội đang phải làm việc nhờ trụ sở TAND Cấp Cao tại Hà Nội. Điều này phát sinh nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ xét xử cũng như công tác phối hợp với các cơ quan tố tụng của Thành phố. Do vậy, nhu cầu về trụ sở là rất cấp thiết đối với TAND Thành phố Hà Nội.6 Mặc dù, TAND Thành phố Hà Nội đã được đầu tư kinh phí xây dựng trụ sở làm việc, trang bị những phương tiện cần thiết cho việc thực hiện cơng tác nhiệm vụ như: máy tính, máy in, photocopy… song, có thể thấy: số lượng thì cịn thiếu, chất lượng thì chưa bảo đảm. Đơn cử, trong thời gian gần đây việc số hóa hồ sơ đang dần được đưa vào hoạt động, tuy nhiên các máy photocopy để sao, chụp tài liệu lập hồ sơ kiểm sát, vào máy vi tính thì khơng phải đơn vị nào cũng được trang bị những máy có chất lượng, khi chất lượng thiết bị đã lỗi thời không đáp ứng được nhu cầu làm việc. Sự thiếu và yếu này đã làm ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động nghiệp vụ của cán bộ TAND Thành phố Hà Nội.

Thứ năm, khó khăn chung của tình hình kinh tế - xã hội, chính trị: từ đầu

năm 2020 đến ngày 23/4/2020, dịch Covid-19 ở nước ta diễn biến phức tạp;

5 Báo cáo tổng kết năm công tác năm 2020 của TAND thành phố Hà Nội

57

TAND hai cấp Thành phố Hà Nội nói chung đã phải tạm dừng việc xét xử các vụ án phức tạp lại trong khoảng thời gian gần hai tháng (từ ngày 01/3/2020 đến 22/4/2020) để tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, TAND Tối Cao, Thành ủy, UBND thành phố, điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết các vụ án.7

* Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, lãnh đạo đơn vị còn

coi nhẹ một số khâu trong công tác giải quyết tranh chấp về KDTM. Điều đó dẫn đến việc bố trí lực lượng chưa đầy đủ cho công tác này mặc dù số lượng án ngày càng gia tăng, đội ngũ thẩm phán không đủ thời gian nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong vụ án, từ đó ảnh hưởng đến tính khách quan, minh bạch của vụ án. Bên cạnh đó, một số lãnh đạo của TAND Thành phố Hà Nội hiện nay phụ trách công tác này trực tiếp tham gia phiên tịa về KDTM cịn ít, thậm chí có Lãnh đạo phụ trách khâu cơng tác này nhiều năm chỉ tham gia các phiên tịa hình sự, khơng tham gia tham gia phiên tịa xét xử vụ án dân sự, KDTM nên quy trình, kỹ năng về cơng tác này cịn hạn chế, thậm chí kiến thức cịn bị mai một.

Thứ hai, mặc dù có thể là các thương gia, nhưng kiến thức pháp luật của

các đương sự lại khơng tương xứng với trình độ chuyên môn trong lĩnh vực của họ. Việc các bên không thể đi đến sự thống nhất về mặt ý chí trong q trình giải quyết vụ án cũng xuất phát từ việc các bên trong giao kết hợp đồng và ý chí chủ quan của các bên ngay từ lúc ký kết hợp đồng. Điển hình như những hợp đồng khơng chặt chẽ về cả nội dung và hình thức mà pháp luật quy định, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ lỗi cố ý của một trong các bên, nhưng cũng có những lỗi do nhận thức cịn hạn hẹp trong quá trình thương thảo, ký kết hợp đồng. Mặt khác, nhiều vụ việc dù đã hòa giải thành nhưng các đương sự lại trì hỗn, cố tình không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nội dung biên bản

58

hòa giải thành, dẫn đến nhiều hậu quả kinh tế nghiêm trọng. Bên cạnh đó, ý thức tuân thủ luật pháp người dân và doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động KDTM hiện vẫn đang còn rất yếu kém dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhiều trường hợp lợi dụng những kẽ hở của pháp luật để tiến hành tư lợi cho bản thân, từ đó dẫn đến việc xảy ra tranh chấp, để lại những hậu quả không chỉ cho các bên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng mà còn để lại những hậu quả đối với sự phát triển của kinh tế xã hội, sự quản lý trong lĩnh vực kinh tế không chỉ trên địa bàn Thành phố Hà Nội mà còn trên phạm vi cả nước.

Thứ ba, trong quá trình giải quyết các tranh chấp KDTM, cịn tồn tại tâm

lý nể nang, coi nhẹ nên thiếu sự chủ động, chậm đổi mới trong việc tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ; chưa nêu cao tinh thần học tập, rèn luyện kỹ năng chun mơn, ít nghiên cứu văn bản pháp luật, không nắm bắt kịp thời hướng dẫn của cấp trên cũng như sự thay đổi trong chính sách pháp luật nên năng lực và trình độ chun mơn cịn hạn chế, hiệu quả cơng tác chưa cao. Việc nghiên cứu hồ sơ, vẫn cịn chưa kỹ, bỏ sót hoặc khơng tn thủ đầy đủ quy trình nghiệp vụ, dẫn đến không phát hiện được vi phạm hoặc cịn chủ quan khi nhận định về tính chất, mức độ của vi phạm khơng chính xác nên khơng đảm bảo được tính khách quan, tồn diện và đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong quá trình giải quyết vụ án.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm từ thực tiễn tại tòa án nhân dân thành phố hà nội (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)