Chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm từ thực tiễn tại tòa án nhân dân thành phố hà nội (Trang 30 - 34)

1.3. Các quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp kinh doanh,

1.3.2. Chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại

Đây là thời điểm quan trọng để Tịa án có thể lập hồ sơ vụ án, xác minh, thu thập chứng cứ, hịa giải vụ án và sau đó xem xét để đưa vụ án ra xét xử. Giai đoạn này được tính từ ngày thời gian thụ lý vụ án đến ngày Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử được quy định tại Khoản 3 Điều 203 BLTTDS 2015.

Đặc biệt, thời hạn xét xử đối với các vụ án tranh chấp thuộc lĩnh vực KDTM là 02 tháng. Với các vụ án phức tạp, cần phải có thời gian để kiểm tra, xem xét lại do các trở ngại khách quan thì chánh án Tịa án có thể gia hạn chuẩn bị xét xử không quá 01 tháng. Việc quy định về thời hạn như vậy nhằm đảm bảo giải quyết vụ án kịp thời, đảm bảo được quyền lợi của người khởi kiện khi yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

Tuy nhiên trong thực tế, tại Tòa án cấp sơ thẩm khi giải quyết vụ án tranh chấp KDTM cần khoảng thời gian tương đương khi giải quyết các vụ án tranh chấp dân sự thông thường là 04 tháng, thậm chí vụ án có thể kéo dài hơn nữa trong trường hợp vụ án đó phức tạp. Như vậy, thời hạn theo quy định của BLTTDS mặc dù đã có những dự liệu nhất định, nhưng thực tế lại không đáp ứng được vào nhu cầu thực tiễn đối với các tranh chấp này.

a. Thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện vụ án KDTM được tính từ ngày người có quyền u cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Tuy nhiên, BLTTDS cũng nói rõ việc áp dụng thời hiệu khởi kiện vào vụ án KDTM chỉ có một hoặc các bên đưa ra yêu cầu việc xem xét thời hiệu khởi kiện trước Toà, bên được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu khởi kiện có

24

thể từ bỏ quyền lợi này trừ trường hợp nhằm lẩn tránh việc thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba.

Sự dẫn chiếu qua lại giữa luật nội dung và pháp luật hình thức được coi là một tiến bộ trong hoạt động lập pháp của nước ta thời gian gần đây. Ngoài quy định về các thời hạn khởi kiện trong các trường hợp thể của BLDS, nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành khác cũng điều chỉnh về vấn đề này. Chẳng hạn như: Điều 169 Luật Hàng hải Việt Nam quy định thời hiệu khởi kiện về hư hỏng, mất mát hàng hóa là 01 năm, kể từ ngày trả hàng hoặc lẽ ra phải trả hàng cho người nhận hàng; Điều 195 Luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng vận chuyển theo chuyến là 02 năm, kể từ ngày người khởi kiện biết hoặc phải biết quyền lợi của mình bị xâm phạm…

Bên cạnh đó, các nhà làm luật cũng đã dự liệu được việc không phải mọi vụ án đều có thể tính thời hiệu khởi kiện một cách liền mạch như vậy do nhiều yếu tố khách quan có thể làm cản trở các chủ thể tiến hành quyền khởi kiện của mình đúng thời hạn này. Chính vì lẽ đó, các nhà làm luật đã loại trừ thời gian tính thời hiệu khởi kiện từ các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến quyền khởi kiện của các chủ thể nhưng không xuất phát từ lỗi của các chủ thể bao gồm: trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng hay các nguyên nhân xuất phát từ chủ thể khởi kiện hoặc vì lý do chính đáng khác, từ đó đảm bảo, tơn trọng cho quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện.

Nhưng, việc áp dụng thời hiệu khởi kiện không phải là tuyệt đối, các vụ án KDTM liên quan đến quyền nhân thân khơng gắn với tài sản hay sở hữu trí tuệ, quyền tài sản như quyền sử dụng đất,… thì dù có u cầu áp dụng và đủ điều kiện áp dụng thời hiệu, Tịa án vẫn khơng được phép áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện trong khi giải quyết vụ án.

b. Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ

Trong giai đoạn chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử thì việc quy định phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải được dựa trên

25

thực hiện một trong những yêu cầu quan trọng của nguyên tắc “tranh tụng” và nguyên tắc “Hòa giải trong tố tụng dân sự”. Mặc dù vậy, việc tiến hành quá nhiều hoạt động trong giai đoạn chuẩn bị xét xử cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng của giai đoạn này nói riêng và tồn bộ thủ tục giải quyết vụ án tranh chấp KDTM nói chung, chính vì thế phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ thường được tiến hành đồng thời với hòa giải, nhằm rút ngắn các thủ tục không cần thiết cũng như thời gian trong việc triệu tập các đương sự. Trên thực tế, việc này được áp dụng ở hầu hết các Tòa án khắp cả nước, nhằm rút ngắn được thời gian giải quyết vụ án, đảm bảo quyền lợi cho các đương sự khi yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

Trình tự phiên họp này có chia thành hai phần rõ rệt là kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và sau đó là tiến hành hịa giải. Tuy nhiên, luật tố tụng khơng đưa phần này vào giai đoạn hịa giải và chuẩn bị xét xử mà lại để vào phần chung trong BLTTDS 2015. Trên thực tế, không chỉ căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ mà các đương sự cung cấp mà Tịa án có thể xác minh lại các chứng cứ đương sự cung cấp và thu thập thêm các tài liệu, chứng cứ khác chủ yếu tại giai đoạn này, mặc dù pháp luật có quy định rất rõ về việc thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ của đương sự nhưng khó có thể căn cứ tồn bộ vào đó.

Nhưng đây cũng là quy định quá “cứng nhắc” hay không nếu như đối

với vụ án phức tạp, việc xét thấy Tịa án khơng nhiệt tình trong việc xác minh lại chứng cứ, đồng thời thu thập thêm các chứng cứ mới thì sẽ đảm bảo và đưa ra một phán quyết chính xác hơn.

c. Phiên hịa giải

Từ khi có BLTTDS có hiệu lực, phiên họp hịa giải đã trở thành thủ tục bắt buộc và quan trọng nhất trong giai đoạn chuẩn bị xét xử nói riêng và tồn bộ q trình giải quyết vụ án KDTM nói chung. Việc hịa giải có ý nghĩa thực tiễn rất lớn khi nó giúp rút ngắn lại rất nhiều thời gian giải quyết vụ án KDTM cũng như các chi phí liên quan, đồng thời đây cũng là hoạt động thể hiện rõ nét

26

nhất sự “thỏa thuận” giữa các đương sự, đặc trưng quan trọng nhất của bất kỳ quan hệ dân sự nào, vì vậy việc đề cao phiên họp hịa giải là hồn toàn phù hợp với thực tiễn phát triển hiện nay.

Việc tiến hành hòa giải là trách nhiệm của Tòa án, trong hầu hết các vụ án KDTM, Thẩm phán phụ trách bắt buộc phải mở phiên họp hòa giải, trừ các trường hợp khơng hịa giải được theo quy định của BLTTDS.

Trong tranh chấp KDTM, các vụ án sau khơng tiến hành hịa giải được, như sau:

- Sau lần triệu tập lần 1 hợp lệ vắng mặt, triệu tập tiếp tục lần thứ hai bị đơn vẫn cố tình vắng mặt.

- Vì nhiều lý do chính đáng mà các đương sự khơng thể có mặt để tham gia hịa giải.

- Một hoặc nhiều đương sự có đề nghị khơng tiến hành thủ tục hòa giải. Q trình tiến hành hịa giải là do Tịa án điều hành và chủ trì để thấy được mức độ tranh chấp giữa các bên, ở đây đòi hỏi Thẩm phán giải quyết vụ án đó phải nỗ lực và phải có kỹ năng tháo gỡ những vướng mắc trong mâu thuẫn này. Hiện nay, thơng thường tại các Tịa án cấp sơ thẩm hòa giải là thủ tục bắt buộc, có thể đầu tiên các đương sự khơng thỏa thuận được với nhau thì Tịa án sẽ tiếp tục tạo điều kiện tổ chức thêm hai hoặc ba buổi hòa giải cho các vụ án tranh chấp đến khi cảm thấy việc hịa giải khơng mang lại kết quả khả quan thì sẽ đưa vụ án ra xét xử cơng khai. Việc hịa giải hầu như tất cả các Tòa án tại Việt Nam đều tạo điều kiện tổ chức nhằm giữ tình đồn kết, gắn bó giữa các chủ thể trong hoạt động kinh tế. Những trường hợp hòa giải nhưng dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực nhằm buộc một hoặc nhiều các chủ thể tham gia hịa giải phải thỏa thuận khơng theo ý chí của mình đều khơng được cơng nhận.

Nếu các bên đã thống nhất với nhau về toàn nội dung của vụ án, Thẩm phán, Thư ký tại phiên họp sẽ lập biên bản công nhận sự thỏa thuận này giữa các bên, sau đó dựa trên biên bản này, trong thời gian 7 ngày tiếp theo, Thẩm

27

phán sẽ ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự nếu khơng có đương sự nào thay đổi ý kiến.

Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được với nhau hoặc thuộc các trường hợp khơng tiến hành hịa giải được, Thẩm phán, Thư ký tại phiên họp sẽ lập biên bản hịa giải khơng thành, sau đó căn cứ vào sự sắp xếp của Thẩm phán mà ấn định thời gian mở phiên tòa và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Bên cạnh hịa giải, vì một số lý do khách quan nhất định, Thẩm phán có thể quyết định tạm đình chỉ vụ án KDTM. Theo đó, tạm đình chỉ giải quyết vụ án KDTM là việc Thẩm phán được phân công quyết định tạm ngừng mọi công việc liên quan đến thủ tục giải quyết vụ án KDTM trong một thời hạn được ấn định khi phát sinh các trường hợp không thể tiếp tục giải quyết vụ án theo quy định của BLTTDS. Khi sự kiện ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án khơng cịn, nói cách khác, là có thể tiếp tục giải quyết vụ án thì Tịa án hủy bỏ việc tạm ngừng và tiếp tục giải quyết vụ án dân sự đó.

Ngồi ra, nếu các lý do khách quan dẫn đến vụ án khơng thể được tiếp tục và khơng có khả năng khơi phục lại việc xác minh, thu thập chứng cứ thì Thẩm phán có thể quyết định Đình chỉ giải quyết vụ án KDTM.

Trường hợp vụ án phải xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm theo quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm nếu Tòa án thụ lý giải quyết ban hành quyết định đình chỉ giải quyết vụ án KDTM theo Điều 217 thì Tịa án đó phải giải quyết cả hậu quả của việc thi hành án, bởi lẽ các vụ án giám đốc thẩm, tái thẩm nhiều vụ án đã tiến hành được một phần thủ tục thi hành án nhưng bị tạm ngừng thực hiện do thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, nếu vụ án đã bị đình chỉ thì cần thiết phải có một văn bản chính thức để giai đoạn thi hành án có thể được hồn thành.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục sơ thẩm từ thực tiễn tại tòa án nhân dân thành phố hà nội (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)