CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.2. Các dịng năng lượng điển hình trong tòa nhà
Natural energy gains: Năng lượng tăng tự nhiên, bao gồm sưởi ấm bằng mặt trời thụ động, thơng gió và ánh sáng tự nhiên. Việc tối đa hóa năng lượng tự nhiên một cách tối ưu góp phần làm giảm đáng kể năng lượng phân phối cần thiết để đáp ứng nhu cầu của tòa nhà.
Năng lượng tự nhiên thu được có thể được tối đa hóa bằng cách khai thác tiềm năng đóng góp vào hiệu suất của tịa nhà được cung cấp bởi địa điểm và mơi trường xung quanh nó thơng qua:
- Một kế hoạch bố trí mặt bằng đặt các khơng gian chức năng ở những vị trí giảm thiểu nhu cầu sử dụng năng lượng;
- Hình dạng ngơi nhà khuyến khích sử dụng ánh sáng và thơng gió tự nhiên, đồng thời giảm thất thoát nhiệt;
- Định hướng có tính đến những lợi ích tiềm năng từ việc thu được NLMT đồng thời giảm nguy cơ chói và quá nóng;
- Thơng gió tự nhiên một cách tối ưu kết hợp với hệ thống thơng gió cơ học, ĐHKK chỉ được sử dụng khi cần thiết;
- Khả năng cách nhiệt tốt và ngăn chặn hấp thụ nhiệt không mong muốn qua lớp vỏ tòa nhà;
11
cấu trúc của tòa nhà và mục đích sử dụng dự kiến.
Điều này đạt được tốt nhất ở giai đoạn thiết kế của tịa nhà nhưng cũng có thể áp dụng trong q trình tân trang lại.
Internal heat gain: Nội nhiệt bao gồm nhiệt năng từ con người, ánh sáng và các thiết bị tỏa nhiệt ra môi trường trong nhà. Trong khi điều này là lợi ích trong thời tiết lạnh vì nó làm giảm nhu cầu năng lượng để sưởi ấm, nhưng trong thời tiết nóng, nó làm tăng năng lượng cần thiết để làm mát.
Delivered energy: Đây là lượng năng lượng được cung cấp để đáp ứng nhu cầu năng lượng ròng của tòa nhà, tức là cung cấp năng lượng để sưởi ấm, làm mát, thơng gió, nước nóng và chiếu sáng.
Exported energy: Đây là phần năng lượng thừa ra sau khi đã cung cấp toàn bộ năng lượng cho tịa nhà, nếu có, được bán cho người dùng bên ngoài.
System losses: Năng lượng tổn thất do sự thất thoát trong việc cung cấp năng lượng, tức là giả sử trong 100% năng lượng được phân phối, chỉ có 90% lượng năng lượng được sử dụng cho cho các nhu cầu thực tế [9].