Tình hình phát triển cơng trình xanh tại Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO TÒA NHÀ VĂN PHÒNG VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH DỰ ĐOÁN MỨC TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.4. Tình hình phát triển cơng trình xanh tại Việt Nam

Năm 2007, hội đồng CTX Việt Nam (VGBC) được thành lập, với mục tiêu xây dựng khả năng phát triển CTX và nâng cao nhận thức về CTX tại Việt Nam. VGBC đã xây dựng bộ các công cụ đánh giá LOTUS, theo định hướng thị trường được Hội đồng CTX Việt Nam phát triển riêng cho môi trường xây dựng tại Việt Nam.

Các hệ thống chứng nhận CTX phổ biến nhất tại Việt Nam gồm có LEED của Hội đồng CTX Mỹ, GREEN MARK của Hội đồng CTX Singapore, LOTUS của Hội đồng CTX Việt Nam, và Edge của Tổ chức Tài chính Ngân hàng Thế giới (IFC). Đối với mỗi hệ thống chứng nhận CTX, bên cạnh các đánh giá về tính hiệu quả của cơng trình xây dựng nói chung, sẽ có những tiêu chí riêng về mơi trường, nguồn tài nguyên được sử dụng trong quá trình xây dựng, thiết kế thụ động cho tịa nhà, mơi trường bên trong cơng trình, sức khỏe người cư ngụ, ứng phó với biến đổi khí hậu và nóng lên tồn cầu.

Tính đến hết q II năm 2021, đã có 188 dự án tại Việt Nam với tổng cộng 4.387.000 m2 sàn đạt chứng chỉ CTX của 3 hệ thống chứng nhận LEED, LOTUS và EDGE [14].

13

Hình 2.3 Tổng quan thị trường CTX tại Việt Nam tính tới quý II- 2021 (Nguồn: ConstructionplusAsia) (Nguồn: ConstructionplusAsia)

Mặc dù cùng hòa vào xu thế phát triển CTX đang diễn ra trên thế giới trong tình hình mơi trường ngày càng ơ nhiễm và biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng, việc phát triển các dự án CTX tại Việt Nam cũng gặp khơng ít khó khăn. So sánh với tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng hiện nay, số lượng CTX đạt chứng nhận tại Việt Nam cịn khá ít so với các quốc gia trong khu vực.

Hình 2.4: Số lượng dự án CTX đạt chứng nhận LEED tại Việt Nam và một số nước châu Á giai đoạn 2010 - 2020 [15].

0 5 10 15 20 25 30 35 40 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Việt Nam Thái Lan Philipines Bangladesh

14

Khó khăn đầu tiên phải kể đến khi lý giải về các nguyên nhân hạn chế sự phát triển CTX ở Việt Nam là định kiến về chi phí, khá nhiều chủ đầu tư cịn quan niệm rằng cơng trình xanh rất đắt đỏ. Khi lập đầu tư dự án, đa số các chủ đầu tư khơng làm bài tốn so sánh giữa chi phí cơng trình dự định đầu tư và chính cơng trình đó theo hướng xanh. Nếu có, đa số các trường hợp chỉ làm phép so sánh chi phí đầu tư ban đầu mà khơng thực hiện đánh giá chi phí suốt vịng đời của cơng trình, trong khi mức kinh phí chênh lệch có thể xem như một khoản đầu tư dài hạn, chủ đầu tư có thể thu hồi vốn sau khoảng thời gian không quá lâu thông qua việc tiết kiệm tài nguyên và chi phí vận hành; Bên cạnh kinh phí, một rào cản lớn khác khiến nhiều doanh nghiệp không ưu tiên phát triển dự án CTX là do chính sách pháp lý. Trên thực tế việc phát triển CTX chủ yếu tập trung ở các dự án có vốn đầu tư nước ngồi hoặc dự án của khối tư nhân, chưa có cơng trình vốn ngân sách được xây dựng, vận hành theo hướng CTX; Một rào cản lớn tiếp theo kiềm hãm sự phát triển CTX là nền khoa học kỹ thuật chưa hiện đại của Việt Nam. Đầu tư cho đào tạo, nghiên cứu còn thấp, lực lượng chuyên gia am hiểm về CTX cịn ít [16].

Do đó, nếu có các chính sách ủng hộ, khởi xướng, định hướng của các cơ quan nhà nước trong việc khuyến khích thực hiện CTX, cùng sự nỗ lực của các tổ chức, doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các dự án CTX, cũng như giúp tăng trưởng số lượng các mơ hình xây dựng thân thiện với mơi trường và sử dụng HQNL.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO TÒA NHÀ VĂN PHÒNG VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH DỰ ĐOÁN MỨC TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)