Bộ hình luật Trung Kì và nội dung chính của nó

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT tòa án và PHÁP LUẬT THỜI PHÁP THUỘC (Trang 32 - 38)

Sau khi trở về nước, năm 1933, vua Bảo Đại ban hành Bộ luật hình Hồng Việt, hay con gọi là Hồng Việt hình luật hay Hồng Việt tân định hình luật, hoặc Bộ hình luật Trung Kì. Đến năm 1942, Bộ luật này được sửa lại rất nhiều.

Bộ hình luật Trung Kì vừa kế thừa nhiều điều khoản của Bộ luật Gia Long, vừa tiếp thu khơng ít về bố cục, nội dung, hình thức và khái niệm pháp lí của Bộ luật hình sự của Pháp.

* Về bố cục của Bộ luật:

Bộ luật có điều khoản mở đầu và 29 chương, với tổng số 424 điều.

Điều khoản mở đầu và 10 chương đầu quy định những vấn đề chung về tội phạm và hình phạt, bao gồm: định nghĩa tội phạm, các loại hình phạt và phân loại tội phạm, tái phạm, đồng phạm, tịng phạm, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm bồi thường dân sự, v.v.

Các chương còn lại quy định về các nhóm tội phạm cụ thể, những tội cụ thể.

* Về tội phạm:

Điều 2 đã định nghĩa khái niệm tội phạm: “Hễ trái một điều khoản nào trong luật này, tức là phạm tội luật hình”. Việc có định nghĩa chung về tội phạm là một điểm mới, khơng có trong các bộ luật phong kiến trước đây.

Căn cứ vào các loại hình phạt, tội phạm được chia ra làm 3 loại tội: tội vi cảnh, tội trừng trị (tội tiểu hình), tội

đại hình. Theo Điều 3, phạm tội vi cảnh là phạm vào tội mà trong luật đã định phải xử theo tội danh vi cảnh, phạm tội tiểu hình là phạm việc gì mà trong luật đã định phải xử theo tội danh tiểu hình, phạm tội đại hình là phạm việc gì mà trong luật đã định phải xử theo tội danh đại hình. Từng loại tội trên lại được chia thành các tội danh theo hình phạt của tội danh ấy, ví dụ tội vi cảnh gồm tội phạt giam và tội phạt bạc (phạt tiền).

Ngoài ra, qua các chương, từ Chương XI trở đi đã thể hiện sự phân loại tội phạm theo từng đối tượng mà tội phạm xâm hại.

Đó là các nhóm tội chủ yếu sau đây:

- Nhóm tội xâm phạm đến hoàng đế, hoàng thân và cuộc trị yên của

Nhà nước (Chương XI). Ví dụ, Điều 99 quy định dùng binh khí chống

nước Đại Pháp là nước bảo hộ của nước Đại Nam sẽ bị xử tử hình. Theo Điều 100, người nào dùng những phương lược để làm sự bạo hà nh mà mục đích cốt để đánh đổ Chính phủ, hoặc thay đổi hoàng thống bản quốc, hoặc xui dân nổi dậy chống với đế quyền, xâm hại đến hồng đế, hồng hậu, hồng tử, hồng nữ thì đều phải xử tử hình; - Nhóm tội làm rối trật tự xã hội (Chương XII). Trong đó, điển hình nhất là các loại tội gây bạo loạn, chế tạo và tàng trữ vũ khí trái phép, lập hội trái phép, chống đối hoặc hành hung cơng chức nhà nước.

Hai nhóm tội trên chủ yếu là những tội phạm chính trị. Hình phạt áp dụng cho những tội này thường rất nặng, là đại hình, nhằm bảo vệ chế độ thuộc địa, vương quyền và cung cấm.

- Nhóm tội gian dối (Chương XVIII) có các loại tội như giả mạo chữ kí, văn khế... làm tiền giả, ấn tín giả, con dấu giả, mạo chức vụ v.v..

- Nhóm tội xâm phạm đến nhân thân cá nhân (Chương XXI), có các loại tội như giết người, đánh người thành thương, các tội về tình dục, bắt hoặc giam người trái phép, vu cáo, tố cáo những người thân (bất hiếu)...

- Nhóm tội xâm phạm tài sản (các chương XXII - XXV), gồm nhiều loại tội như trộm cướp, cưỡng đoạt tài sản, lừa gạt tài sản, phá hoại tài sản, đánh bạc, cân đong sai... Ngồi ra cịn có một số nhóm tội khác. * Về hình phạt: Hình phạt có chính hình và phụ hình Chính hình, bao gồm 3 loại: - Đại hình:

+ Tử hình, người bị tử hình sẽ bị bắn hay chém trước công chúng (Điều 6). Theo Điều 7, tội tử hình khơng đem ra hành hình trong ngày quốc khánh Pháp và những ngày lễ mà luật nước Pháp đã công nhận, ngày chủ nhật, ngày lễ vạn thọ...;

+ Khổ sai chung thân, phạm nhân bị bắt đi làm những công việc nặng nhọc suốt đời. Cụ thể, Điều 9 quy định:

“Đàn ông bị khổ sai sẽ dùng hành dịch rất khó nhọc trong những địa phương ở trong nước”. Và điều 10 quy định:

“Những người 60 tuổi trở lên và đàn bà con gái bị khổ sai sẽ phải hành dịch trong những chỗ giam mà thôi”;

+ Phát lưu, Điều 11 quy định: “Tội phát lưu là phải giải đi và phải chung thân ở một nơi nào trong xứ Đông Pháp” (Đông Pháp: các thuộc địa của Pháp);

+ Khổ sai có kì hạn, theo Điều 12, kì hạn ít nhất là 5 năm, nhiều nhất là 20 năm;

+ Câu cấm, theo Điều 13, tội câu cấm là bị giam cầm nhưng không phải làm những công việc nặng nhọc, thời hạn 5 - 20 năm;

+ Tỉ tri, Điều 14 quy định: “Người nào bị tội tỉ tri thời

bị giải đi một chỗ và buộc phải ở đó (nghĩa là người đó bị quản thúc tại một nơi), thời hạn 5 - 10 năm.

- Tiểu hình:

+ Phạt giam, theo Điều 15, là phải giam trong nhà lao ở tỉnh và phải làm công việc mà nội quy của nhà lao đã định rõ, thời hạn phạt giam tiểu hình là 15 ngày - 5 năm;

+ Phạt bạc, tiền phạt trong khoảng 5 đồng - 600 đồng, nếu phạm nhân đã bị tam giam thì mỗi ngày tạm giam được trừ 0,30 đồng, mỗi tháng tạm giam được trừ 10 đồng (theo Điều 16);

- Vi cảnh (Điều 17):

+ Phạt giam, có thời hạn là 1-10 ngày, giam riêng trong những chỗ riêng hoặc giam chung một chỗ với những người bị phạt giam về tội tiểu hình nhưng khơng phải làm việc nặng.

+ Phạt tiền

Phụ hình: Các tội đại hình và tiểu hình có thể bị áp dụng thêm phụ hình. Các phụ hình gồm có:

- Chính quyền quản thúc hay còn được gọi là hương quyền quản thúc. Theo các điều 19 - 26, đó là việc giao người bị giam khi mãn hạn về cho lí hào địa phương ở nguyên quán, hoặc ở nơi trú quán, hoặc ở quê vợ hay quê mẹ quản thúc. Người bị quản thúc có thể khơng được đi tới một số địa phương khác mà toà án đã quy định, nếu khơng

được phép thì khơng được rời khỏi làng. Thời hạn quản thúc là 1 - 20 năm;

- Tước các quyền, theo Điều 27 những người bị án đại hình, hoặc một số tội về tiểu hình, đồng thời suốt đời bị tước toàn bộ hoặc một số những quyền: quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền được dự vào hội đồng làng xã hay các hội đồng tư vấn của Chính phủ, quyền được làm cơng chức, quyền được dự bàn trong hội nghị gia tộc, quyền làm người giám hộ (trừ giám hộ cho con), quyền được làm người giám định hay người làm chứng trong các khế ước, quyền được làm chứng trước toà, quyền được chức sắc và phẩm hàm;

- Tịch thu tài sản, có thể tịch thu tồn bộ hoặc một phần tài sản (theo các điều 29, 30);

- Đền lại tài sản và bồi thường tổn hại, theo Điều 32, việc đền lại nghĩa là đem những tài sản đã bị người phạm tội lấy mất trả cho người bị hại. Và theo Điều 36, can phạm phải bồi thường cho người bị hại những thiệt hại về vật chất và tinh thần do hành vi phạm tội gây ra;

- Câu thúc thân thể, theo Điều 38, can phạm bị xử phạt tiền, phạt đền lại tài sản, phạt bồi thường tổn hại có thể bị bắt giam đến khi nào nộp đủ số tiền đó, nếu khơng nộp đủ thì phải lưu giam đến khi hết thời hạn câu thúc, thời hạn lưu giam 5 ngày - 1 năm, tùy theo số tiền phải nộp (Điều 41);

- Niêm yết tội trạng, theo Điều 43, những tội đại hình, tội quản thúc, tội tước quyền đều bị niêm yết tội trạng ở các làng trong tỉnh sở tại, ở nơi người bị án đã phạm tội, ở làng nguyên quán của tội phạm và ở những nơi khác mà toà án thấy cần thiết để cho mọi người ở địa phương biết.

II. TỒ ÁN

Tồ án xuất hiện ở Việt Nam lần đầu tiên từ thời Pháp thuộc, do ảnh hưởng của nền tư pháp bên chính quốc. Loại hình tồ án ở thời Pháp thuộc rất phức tạp về hình thức, do ở Việt Nam thời đó có hệ thống chính quyền Pháp và hệ thống chính quyền phong kiến bản xứ nên cũng có hai hệ thống tồ án: các toà án Pháp và các toà án Nam Triều. Đồng thời, do 3 xứ có 3 quy chế chính trị khác nhau, 3 hình thức tổ chức chính quyền khác nhau nên những toà án ở 3 xứ cũng được tổ chức khác nhau.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT tòa án và PHÁP LUẬT THỜI PHÁP THUỘC (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w