Về đặc trưng của phương thức cai trị

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT tòa án và PHÁP LUẬT THỜI PHÁP THUỘC (Trang 53 - 57)

III. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CHÍNH QUYỀN VÀ PHÁP LUẬT THỜI PHÁP THUỘC

2. Về đặc trưng của phương thức cai trị

a. Đặc trưng phương thức cai trị của người Pháp ở Việt Nam là kết hợp chặt chẽ chính sách chia để trị với nguyên tắc tập trung quyền lực trong tay người Pháp.

Chính sách “chia để trị” được thực hiện như sau:

- Về hình thức, có hai hệ thống chính quyền: một của người Pháp và một của phong kiến bản xứ. Tương ứng là hai hệ thống pháp luật của Pháp và của Nam Triều, hai hệ thống toà án của Pháp và của triều Nguyễn. Đối tượng quản lí của chính quyền và đối tượng áp dụng của luật pháp được phân thành hai hạng người: người Pháp,

ngoại kiều được biệt đãi như người Pháp và người Việt sinh ra ở vùng đất hưởng quy chế bảo hộ; người Việt là thần dân của hoàng đế bản xứ và những ngoại kiều bị liệt ngang hàng với người Việt;

- Về hình thức, Việt Nam bị chia thành 3 xứ với 3 quy chế chính trị khác nhau: Nam Kì và ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng là đất thuộc địa (ba thành phố này thường được coi là nhượng địa, về cơ bản giống đất thuộc địa), Trung Kì là đất bảo hộ, Bắc Kì lúc đầu cũng là đất bảo hộ nhưng dần dần đã trở thành đất nửa bảo hộ nửa thuộc địa. Do có 3 quy chế chính trị nên 3 xứ có 3 hình thức tổ chức chính quyền, 3 quy chế pháp lí, 3 cách thức tổ chức tồ án và 3 nguồn luật viện dẫn.

Nguyên tắc tập trung quyền lực trong tay người Pháp được thể hiện

trên toàn như sau:

- Đứng đầu mỗi cấp (tồn Đơng Dương, cấp kì, cấp tỉnh...) chỉ là một người (Tồn quyền Đơng Dương, Thống sứ Bắc Kì, Khâm sứ Trung Kì, Thống đốc Nam Kì, cơng sứ tỉnh hoặc chủ tỉnh...). Tất cả các cơ quan ở từng cấp chỉ giữ vai trò tư vấn, phụ tá cho quan chức đứng đầu cấp đó. Hay nói cách khác, ở từng cấp, từng địa phương, quyền lực đều tập trung vào trong tay một người;

- Người Pháp khơng xố bỏ mà sử dụng chính quyền phong kiến bản xứ làm công cụ thống trị, làm chỗ dựa cho họ ở Việt Nam. Đồng thời, chính quyền Pháp được thiết lập trùm lên và chỉ đạo chính quyền phong kiến tay sai, cả hai tạo thành hệ thống chính quyền thuộc địa ở Việt Nam. Hay nói cách khác, chính quyền triều Nguyễn chỉ là một bộ phận của hệ thống chính quyền thuộc địa. Pháp luật của Nam Triều cũng chỉ là một bộ phận của hệ thống pháp luật thuộc địa;

- Trong hệ thống chính quyền thuộc địa, quan chức đứng đầu cấp dưới phải chịu sự chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước quan chức đứng đầu cấp trên và tất cả quy về một mối: Tồn quyền Đơng Dương. Chính quyền thuộc địa ở Đơng Dương, trong đó có Việt Nam, đặt dưới sự chỉ đạo và giám sát trực tiếp của chính quyền chính quốc.

Nếu như chính sách chia để trị nhằm làm cho dân Việt Nam sống ở từng xứ như là sống ở từng “quốc gia” khác biệt nhằm phá hoại khối đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đồng thời để áp dụng những hình thức và biện pháp cai trị phù hợp với từng vùng thì nguyên tắc tập trung tất cả quyền lực vào tay người Pháp để chỉ đạo việc cai trị một cách

nhanh nhạy, có hiệu lực và hiệu quả. Nếu chính sách chia để trị là hình thức thì nguyên tắc tập trung quyền lực là nội dung của phương thức cai trị. Hay nói cách khác, sự kết hợp đó là sự kết hợp giữa tính hình thức và tính thực chất của phương thức cai trị.

b. Đặc trưng nổi bật thứ hai là Pháp không du nhập vào thuộc địa tư tưởng và những thể chế cơ bản của nền dân chủ tư sản.

Đặc trưng nổi bật của phương thức cai trị của người Pháp ở Việt Nam là khác với thực dân Anh thống trị ở Ấn Độ cùng thời, nhất là khác với phương thức cai trị của chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam sau này, người Pháp không du nhập vào thuộc địa tư tưởng và những thể chế cơ bản của nền dân chủ tư sản. Không những phong trào vô sản mà trước đó, các trào lưu yêu nước mang màu sắc dân chủ tư sản (như phong trào Đông du của Phan Bội Châu, phong trào Đông kinh nghĩa thục...) đều bị Pháp đàn áp quyết liệt. Ở Việt Nam trong thời kì Pháp thuộc khơng có

các thể chế dân chủ tư sản như chế độ lập hiến, chế độ đại nghị, chế độ bầu cử;... Từ đầu thế kỉ XX, Pháp có lập ra Viện dân biểu Bắc Kì, Viện dân biểu Trung Kì, các hội đồng hàng tỉnh. Nhưng thực chất, như đã trình bày ở phần trên, chúng khơng phải là cơ quan đại nghị, cơ quan dân cử tư sản.

Bởi vậy, cho đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, tư tưởng chính trị chủ đạo trong xã hội Việt Nam chủ yếu vẫn là tư tưởng phong kiến.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT tòa án và PHÁP LUẬT THỜI PHÁP THUỘC (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w