Có hai tồ thượng thẩm đặt ở Hà Nội và Sài Gịn.
Về tổ chức, ở mỗi tồ thượng thẩm có sự phân cơng rõ rệt giữa ba cơ
quan:
- Viện cơng tố (cịn được gọi là viện chưởng lí), có chưởng lí và phó chưởng lí, tham lí (hay thẩm lí) và phó tham lí phụ tá;
- Ban xử án gồm chánh nhất, các chánh án phòng, một số hội thẩm. Ban xử án có hai phịng: một phòng chuyên xét xử việc hộ, một phịng tiểu hình, mỗi phịng do chánh án phòng đứng đầu. Khi xử việc hộ thì chánh án phịng hộ ngồi ghế chánh án và có hai hội thẩm. Khi xử việc hình thì chánh án phịng tiểu hình ngồi ghế chánh án và cũng có hai hội thẩm;
- Cơ quan thẩm cứu (điều tra) là phòng truy tố, gồm ba thẩm phán: một ngồi ghế chánh thẩm và hai người còn lại ngồi ghế phụ thẩm.
Về thẩm quyền, toà thượng thẩm xử phúc thẩm đồng thời là chung thẩm các bản án do toà sơ thẩm, toà hoà giải rộng quyền đã xử nhưng bị kháng án.
đ. Các tồ đại hình
Cứ khi nào có vụ đại hình thì tồ đại hình được thiết lập để xét xử. Tồ đại hình gồm có các thẩm phán của tồ thượng thẩm và một số phụ thẩm. Các phụ thẩm được lựa
chọn bằng cách rút thăm trong một danh sách các thân hào do quan chức địa phương lập ra hàng năm. Bị can có quyền cáo tị (từ chối) các phụ thẩm, nghĩa là yêu cầu toà cử phụ thẩm khác để thay thế vị phụ thẩm mà mình có nhiều lí do để nghi ngờ vị phụ thẩm đó sẽ khơng vơ tư trong việc xét xử. Phụ thẩm chỉ có quyền tham gia vào việc định tội mà khơng có quyền tham gia vào việc quyết định vấn đề bồi thường về dân sự.
Tồ đại hình chỉ xét xử các tội đại hình. Bản án của tồ đại hình là án chung thẩm. Bị cáo khơng có quyền xin tồ án nào khác phúc lại bản án đó mà chỉ có một phương pháp kháng tố là xin phá án. Những vụ án có liên quan đến các chiến sĩ cộng sản thời bấy giờ thường bị xử ở các tồ đại hình.
Như vậy, ở các tồ án Pháp chỉ có hai cấp xét xử (sơ thẩm và phúc thẩm) hoặc chỉ có một cấp - chung thẩm (đối với các vụ kiện dân sự nhỏ
hoặc tội vi cảnh nhỏ, tội đại hình).