Một số chuyển biến của chính quyền và pháp luật của phong kiến triều Nguyễn

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT tòa án và PHÁP LUẬT THỜI PHÁP THUỘC (Trang 57 - 59)

III. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CHÍNH QUYỀN VÀ PHÁP LUẬT THỜI PHÁP THUỘC

3. Một số chuyển biến của chính quyền và pháp luật của phong kiến triều Nguyễn

luật của phong kiến triều Nguyễn

Chính quyền và pháp luật của phong kiến triều Nguyễn, do tồn tại trong một xã hội thuộc địa và chịu ảnh hưởng một số yếu tố chính trị - pháp lí tư sản phương Tây nên ít nhiều có những sự chuyển biến ở hai điểm nổi bật sau đây:

a. Triều Nguyễn khơng cịn là một nhà nước phong kiến tự chủ mà đã mất hầu hết quyền lực, trở thành chính quyền bù nhìn tay sai của thực dân Pháp.

Về không gian lãnh thổ, chính quyền nhà Nguyễn chỉ cịn tồn tại ở Trung Kì và Bắc Kì, là hai xứ nằm dưới sự bảo hộ của người Pháp nhưng thực chất cũng là đất thuộc địa. Trong đó, Bắc Kì bị tách dần từng bước ra khỏi sự quản lí của triều đình Huế và trở thành xứ nửa bảo hộ, nửa thuộc địa.

Về phạm vi quyền hạn, các vị vua Nguyễn khơng cịn quyền hành về quân sự và quyền thu thuế. Quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng bị hạn chế tới mức tối đa. Có chăng chỉ cịn thần quyền của nhà vua là cịn tương đối tồn vẹn, bởi nó khơng ảnh hưởng tới quyền lực của chính quyền thực dân.

b. Trong tổ chức bộ máy nhà nước và pháp luật, ở mức độ hạn chế, triều

Nguyễn đã tiếp thu một số yếu tố chính trị - pháp lí tư sản phương Tây

Về tổ chức bộ máy, điều đó thể hiện rõ nhất ở các bộ:

Lục bộ vốn là cơ quan xương sống trong bộ máy quan liêu phong kiến. Đến thời thuộc Pháp Lục bộ hầu như bị giải thể và thay vào đó có rất nhiều bộ khác, trong đó nhiều bộ thường thấy có ở các nước tư sản phương Tây và lần đầu tiên hiện diện trong nền hành chính ở Việt Nam như

Bộ quốc gia giáo dục, Bộ tài chính, Bộ tư pháp, Bộ cơng chính, Bộ kinh tế nơng thơn.

Hệ thống Toà án cũng là loại cơ quan lần đầu tiên xuất hiện. Đó là dấu hiệu bước đầu của sự phân biệt giữa tư pháp với hành pháp nhưng về cơ bản, vẫn chưa có sự tách bạch thẩm quyền giữa tư pháp và hành pháp.

Về pháp luật, với việc ban hành các bộ luật mới về dân

sự, hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hình sự, các nhà làm luật đã bắt đầu phân loại luật pháp thành các ngành luật. Trong các bộ luật đã thể hiện một số yếu tố tiến bộ của luật pháp phương Tây, về kĩ thuật lập pháp, khái niệm pháp lí, hình thức và cấu trúc pháp luật... Nhưng, như đã nói ở trên, đó chỉ là sự tiếp thu ở một mức độ rất hạn chế, cịn các thiết chế chính trị-pháp lí cơ bản của nền dân chủ tư sản phương Tây đã khơng được áp dụng vì mục đích cai trị thuộc địa theo thể chế qn sự hóa.

Chính quyền triều Nguyễn và luật pháp Nam Triều từ 1885 đến 1945 vẫn nằm trong phạm trù kiểu nhà nước và pháp luật phong kiến.

Trong suốt thời Pháp thuộc, dân tộc Việt Nam đã kiên cường đấu tranh để giành lại độc lập dân tộc. Cuối cùng, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã đánh đổ được chế độ thuộc địa và xây dựng xã hội mới.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT tòa án và PHÁP LUẬT THỜI PHÁP THUỘC (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w