Các toà án Nam Triều tại Trung Kì

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT tòa án và PHÁP LUẬT THỜI PHÁP THUỘC (Trang 48 - 53)

Tổ chức các toà án Nam Triều ở Trung Kì được quy định trong Trung Kì pháp viện biên chế. Theo đó, ở Trung Kì cũng có 3 cấp tồ án:

* Các tồ đệ nhất cấp:

Cũng như ở Bắc Kì, các tồ đệ nhất cấp ở Trung Kì là tồ sơ cấp lập ở các phủ - huyện - châu, có một chánh án do tri phủ hoặc tri huyện hay tri châu kiêm nhiệm và có một lục sự phụ tá.

Thẩm quyền của tồ đệ nhất cấp ở Trung Kì rộng hơn thẩm quyền của loại tồ này ở Bắc Kì, cụ thể bao gồm:

Về dân sự, thương sự, các toà đệ nhất cấp ở Trung Kì xử chung thẩm các vụ có giá trị tài sản từ 30 đồng trở xuống, sơ thẩm nếu phạt giam hoặc phạt tiền quá 30 đồng. Đặc biệt, tồ có quyền xử sơ thẩm tội tiểu hình.

* Các tồ đệ nhị cấp:

Cũng như ở Bắc Kì, các tồ đệ nhị cấp Trung Kì lập ở các tỉnh. Khác với Bắc Kì, tồ ở Trung Kì gồm có chánh án là tổng đốc và hai phụ thẩm là án sát và bố chánh (nếu

là tỉnh lớn) hoặc chánh án là tuần vũ và một phụ thẩm là án sát, riêng ở Thừa Thiên thì chánh án là phủ dỗn và phụ thẩm là phủ thừa.

Thẩm quyền của toà đệ nhị cấp tại Trung Kì bao gồm: - Về dân sự và thương sự, tồ có quyền:

+ Chung thẩm các vụ đã được toà đệ nhất cấp xử sơ thẩm nhưng bị chống án;

+ Xử sơ thẩm các vụ có giá trị tài sản từ 150 đồng trở lên;

+ Xử lại các bản án do toà đệ nhất cấp đã xử, mặc dù không bị chống án nhưng đại diện Pháp khơng chấp thuận.

- Về hình tồ có quyền:

+ Sơ thẩm các tội đại hình và đệ bản án sơ thẩm đại hình lên tồ đệ tam cấp, dù bản án đó có kháng cáo hay không;

+ Phúc thẩm các án tiểu hình mà tồ đệ nhất cấp đã xử nhưng có

chống án, những bản án khơng có chống án thì cũng phải duyệt lại;

+ Chung thẩm đối với các bản án vi cảnh do toà đệ nhất cấp đã xử sơ thẩm nhưng bị chống án;

+ Xử lại và chung thẩm những án vi cảnh do toà đệ nhất cấp đã chung thẩm nhưng đại diện Pháp không chấp thuận.

* Tồ đệ tam cấp:

Ở Trung Kì cũng chỉ có một tồ đệ tam cấp và được đặt ở Huế. Trước khi có sự cải cách năm 1942, tồ đệ tam cấp có chánh án là Thượng thư Bộ hình và 3 viên phụ thẩm là thị lang, tham tri, tá lí, nên tồ này cịn được gọi là tồ án Bộ hình. Năm 1942, tồ này có sự cải cách: chánh án và 3 phụ thẩm không phải là thượng thư, thị lang, tham tri, tá lí của Bộ hình nhưng cũng vẫn là những người trong ngạch quan lại. Và từ đây, toà này cịn được gọi là tồ phúc thẩm. Ngoài ra, khi xét xử các vụ án có liên quan đến người trong hoàng tộc thì phải có một đại diện của Tôn nhân phủ ngồi ghế phụ thẩm.

Thẩm quyền của toà đệ tam cấp bao gồm:

- Chung thẩm tất cả các bản án đại hình do tồ đệ nhị cấp đã sơ thẩm;

- Chung thẩm các vụ kháng cáo bản án tiểu hình do tồ đệ nhị cấp đã xử. Đối với các bản bán tiểu hình dù khơng có kháng cáo của đương sự nhưng có sự phản đối của đại diện Pháp thì đều được tồ đệ tam cấp xét xử lại;

- Chung thẩm các vụ kháng cáo các bản án dân sự, thương sự do toà đệ nhị cấp đã xử sơ thẩm, xử lại các bản án loại này dù đương sự khơng kháng cáo nhưng có

sự phản đối của đại diện Pháp.

Như vậy, ở Trung Kì, trừ các tội vi cảnh còn các vụ án khác (cả về hình, hộ, thương mại) thường được xét xử 3 lần, dù đương sự có kháng cáo hay khơng.

Ở Trung Kì có những đương sự được hưởng đặc quyền tư pháp, cụ thể

: - Người trong hồng tộc chỉ bị truy tố khi có sự chấp thuận của Hội

đồng tôn nhân phủ và được sự chuẩn y của Thượng thư Bộ hình;

- Những quan đứng đầu các cấp, từ huyện trở lên, chỉ bị truy tố khi có sự đề nghị của Thượng thư Bộ lại và sự chấp thuận của viên Khâm sứ.

Mặc dù khơng có viên Nam án thủ hiến người Pháp và khơng có một số thẩm phán người Pháp trong toà án Nam Triều như ở Bắc Kì, nhưng các tồ án Nam Triều ở Trung Kì cũng vẫn phụ thuộc vào chính quyền Pháp

(tuy ở mức độ ít hơn). Điều này được thể hiện tập trung ở sự kiểm sốt của chính quyền bảo hộ đối với hoạt động xét xử của các toà án. Sự kiểm sốt đó được quy định ở ngay hai đạo dụ của nhà vua ngày 2/8/1932 ngày

3/5/193 3.

Nhìn chung lại, dù về hình thức tổ chức có hai hệ thống tồ án của người Pháp và của phong kiến bản xứ, dù ở ba xứ có ba cách tổ chức toà án khác nhau nhưng về thực chất chỉ là một, đó là tổ chức tồ án của chế độ thuộc địa.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁP LUẬT tòa án và PHÁP LUẬT THỜI PHÁP THUỘC (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w