Nhu cầu thuốc trợ tim, vận mạch trong và sau phẫu thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng bảo vệ cơ tim và ảnh hưởng lên huyết động của sevofluran và propofol ở bệnh nhân phẫu thuật tim mở dưới tuần hoàn ngoài cơ thể (Trang 128 - 132)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.2. Nhu cầu thuốc trợ tim, vận mạch trong và sau phẫu thuật

Bảng 3.13 và 3.14 trình bày nhu cầu thuốc trợ tim, vận mạch trong và sau

phẫu thuật. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân phải sử dụng thuốc trợ tim và vận mạch (dobutamin và noradrenalin) và lượng dobutamin sử dụng trong và sau phẫu thuật của nhóm gây mê bằng sevofluran thấp hơn so với nhóm gây mê bằng propofol có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 hoặc 0,05; số thuốc trợ tim và vận mạch trung bình trên 1 bệnh nhân phải sử dụng trong và sau phẫu thuật của nhóm gây mê bằng sevofluran thấp hơn so với nhóm gây mê bằng propofol có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Tuy nhiên, thời gian sử dụng dobutamin và noradrenalin, lượng noradrenalin sử dụng trong và sau phẫu thuật của 2 nhóm khác nhau khơng có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Trước phẫu thuật, cả hai nhóm nghiên cứu đều khơng có bệnh nhân phải sử dụng thuốc trợ tim và vận mạch. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân sử dụng dobutamin, noradrenalin và lượng dobutamin, số thuốc trợ tim và vận mạch trung bình trên 1 bệnh nhân phải sử dụng trong và sau phẫu thuật của hai nhóm có sự khác biệt. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng dobutamin, noradrenalin và lượng dobutamin, số thuốc trợ tim và vận mạch trung bình trên 1 bệnh nhân phải sử dụng trong và sau phẫu thuật của nhóm gây mê bằng sevofluran lần lượt là 32,1%; 17,9%; 168,25  406,54 mg và 0,50 ± 0,64 thuốc, trong khi các con số này của nhóm gây mê bằng propofol cao hơn hẳn là 71,4%; 42,9%; 401,56 ± 424,42mg và 1,14 ± 0,76 thuốc tương ứng. Cũng tương tự, tỷ lệ

lệ này của nhóm gây mê bằng propofol tương ứng là 42,9% và 35,7%. Về thời gian sử dụng dobutamin, noradrenalin và lượng noradrenalin, mặc dù khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm nhưng chúng ta có thể thấy các con số này của nhóm gây mê bằng sevofluran lần lượt là 10,1  23,3 giờ; 3,6

 10,8 giờ và 0,48 ± 1,40 mg đều thấp hơn các con số của nhóm gây mê bằng propofol là 20,9  22,3 giờ; 4,3  9,1 giờ và 0,91 ± 1,68 mg tương ứng.

Mặt khác, nhu cầu sử dụng thuốc trợ tim, vận mạch trong và sau phẫu thuật của hai nhóm cũng thể hiện thơng qua chỉ số thuốc trợ tim, vận mạch (VIS) tối đa trong 6 giờ, 24 giờ và 48 giờ sau phẫu thuật. Bảng 3.16 trình bày chỉ số thuốc trợ tim, vận mạch (VIS) tối đa trong 6 giờ, 24 giờ và 48 giờ sau phẫu thuật. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ VIS tối đa trong 6 giờ, 24 giờ và 48 giờ sau phẫu thuật của nhóm gây mê bằng sevofluran đều thấp hơn các chỉ số này của nhóm gây mê bằng propofol có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Chỉ số VIS tối đa trong 6 giờ, 24 giờ và 48 giờ sau phẫu thuật của nhóm gây mê bằng sevofluran lần lượt là 1,34 ± 2,70; 1,88 ± 3,18 và 2,23 ± 3,24 trong khi những con số này của nhóm gây mê bằng propofol cao hơn hẳn là 5,89 ± 5,74; 6,37 ± 5,73 và 6,37 ± 5,73 tương ứng.

Xét riêng trong nhóm bệnh nhân phải sử dụng thuốc trợ tim và vận mạch, mặc dù số thuốc trợ tim và vận mạch trung bình trên 1 bệnh nhân, thời gian và lượng dobutamin, noradrenalin trung bình trên 1 bệnh nhân của 2 nhóm nghiên cứu khác nhau khơng có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 (bảng 3.15) nhưng kết quả kết quả nghiên cứu từ bảng 3.17 cho thấy chỉ số VIS tối đa trong 6 giờ, 24 giờ và 48 giờ sau phẫu của nhóm gây mê bằng sevofluran lần lượt là 3,13 ± 3,44; 4,38 ± 3,60 và 5,21 ± 2,97 đều thấp hơn các con số này

Như vậy, chúng ta thấy được ưu điểm của sevofluran so với propofol trong việc làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc trợ tim và vận mạch trong và sau phẫu thuật ở bệnh nhân phẫu thuật tim mở dưới THNCT.

Nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới cũng cho thấy gây mê bằng sevofluran có lợi cho việc dự trữ năng lượng của cơ tim trong thời gian thiếu máu cục bộ và phục hồi tốt sau tái tưới máu giúp bảo vệ cơ tim tốt hơn, làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc trợ tim và vận mạch trong và sau phẫu thuật khi so sánh với gây mê bằng propofol [95]. Tác giả Lê Hữu Đạt và cộng sự [5] năm 2012 khi nghiên cứu ở bệnh nhân phẫu thuật van tim dưới THNCT thấy nhóm gây mê bằng sevofluran có thời gian sử dụng dobutamin là 29,0  31,5 giờ thấp hơn nhóm gây mê bằng propofol là 48,9  41,3 giờ có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên tỷ lệ sử dụng dobutamin, noradrenalin trong và sau phẫu thuật không khác nhau giữa hai nhóm. Cũng ở bệnh nhân phẫu thuật van tim dưới THNCT, năm 2017, tác giả Yang và cộng sự [150] thấy nhóm gây mê bằng sevofluran có lượng dopamin và adrenalin trung bình sử dụng trong và sau phẫu thuật lần lượt là 45,9 mg và 111,6 µg thấp hơn nhóm gây mê bằng propofol tương ứng là 57,3 mg và 148,7 µg có ý nghĩa thống kê. Ở bệnh nhân phẫu thuật mạch vành dưới THNCT, tác giả De Hert và cộng sự trong các nghiên cứu ở các năm 2002, 2003 và 2004 [51], [52], [53] cho thấy sevofluran dù sử dụng trước hay sau THNCT hoặc trong suốt quá trình phẫu thuật hay quá trình gây mê đều bảo vệ cơ tim tốt hơn và làm giảm tỷ lệ sử dụng thuốc trợ tim và vận mạch trong và sau phẫu thuật so với gây mê hoàn toàn bằng propofol. Cũng ở bệnh nhân phẫu thuật mạch vành dưới THNCT, nghiên cứu của Bharti và cộng sự [38] năm 2008 thấy gây mê hoàn toàn bằng sevofluran có chỉ số tim cao hơn, làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc trợ tim và vận mạch trong và sau phẫu thuật so với gây mê hoàn toàn bằng propofol (TIVA).

nghiên cứu Tác giả Cỡ mẫu Phương pháp phẫu thuật Thuốc trợ tim* (%) Thuốc co mạch** (%) Nhóm S Nhóm P Nhóm S Nhóm P De Hert và cộng sự (2003) [52] 45 Bắc cầu mạch vành 26,7 80,0 26,7 40,0 De Hert và cộng sự (2004) [53] 200 Bắc cầu mạch vành 28,0 68,0 18,0 40,0 Cromheecke và cộng sự (2006) [50] 30 Thay van ĐMC 20,0 40,0 26,7 53,3 Bharti và cộng sự (2008) [38] 30 Bắc cầu mạch vành 60,0 86,7 20,0 46,7 Hồ Thị Xuân Nga và cộng sự (2011) [16] 64 Bắc cầu mạch vành 48,3 70,6 76,5 76,7 Lê Hữu Đạt và

cộng sự (2012) [5] 61 Thay, sửa van 64,5 73,3 19,3 33,3

Nghiên cứu của

chúng tôi (2022) 56

-Thay, sửa van -Thay, sửa van + PT Maze hoặc vá lỗ thông -Vá lỗ thơng

32,1 71,4 17,9 42,9

Chú thích: *Dobutamin, ** Noradrenalin/Adrenalin

Hơn nữa, nghiên cứu phân tích tổng hợp được tiến hành bởi Bonanni và cộng sự năm 2020 [41] kết hợp ngẫu nhiên 42 nghiên cứu trên 8197 bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên gây mê với thuốc mê hô hấp hoặc thuốc mê tĩnh mạch propofol nhận thấy gây mê với sevofluran hoặc desfluran giúp bảo vệ cơ tim

mở dưới THNCT.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng bảo vệ cơ tim và ảnh hưởng lên huyết động của sevofluran và propofol ở bệnh nhân phẫu thuật tim mở dưới tuần hoàn ngoài cơ thể (Trang 128 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w