Tác dụng trên phản ứng viêm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng bảo vệ cơ tim và ảnh hưởng lên huyết động của sevofluran và propofol ở bệnh nhân phẫu thuật tim mở dưới tuần hoàn ngoài cơ thể (Trang 140 - 142)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.4. Tác dụng trên phản ứng viêm

Phẫu thuật tim mở dưới THNCT có liên quan đến việc giải phóng một loạt các chất trung gian của phản ứng viêm như IL-6, IL-8, IL-10, hs-CRP, TNF- α,…và thường gây ra các phản ứng viêm toàn thân nghiêm trọng. Các chất trung gian của phản ứng viêm được giải phóng do hậu quả của tổn thương

các chất trung gian có thể dẫn đến rối loạn chức năng tim và suy tuần hoàn sau phẫu thuật tim mở dưới THNCT [21]. CRP là một dấu ấn quan trọng của phản ứng viêm, là một protein viêm, được sản xuất phần lớn từ các tế bào gan khi có kích thích từ các cytokine IL-6 và IL-1. Ngoài ra, CRP được các tế bào khác (bạch cầu đơn nhân, bạch cầu lympho, tế bào cơ trơn của mảng xơ vữa mạch máu, tế bào biểu mô đường hô hấp và nội mô thận, tế bào thần kinh) sản xuất với lượng rất nhỏ. CRP hoạt hóa bổ thể theo con đường chính, hoạt hóa tế bào nội mạc, làm tế bào này tăng tiết chất kết dính, kích hoạt q trình kết tập tiểu cầu và bạch cầu đơn nhân. CRP tác động đến quá trình tổng hợp IL- 1α, IL-1β, TNF-α, khuếch đại phản ứng viêm. Ngoài ra, CRP ức chế tế bào nội mạc sản xuất NO [46]. Các thuốc mê sevofluran và propofol đều có khả năng hạn chế các phản ứng viêm [21], [84], [108], [150].

Bảng 3.21 trình bày hs-CRP huyết tương trước và sau phẫu thuật. Kết quả

nghiên cứu cho thấy, hs-CRP huyết tương trước phẫu thuật của 2 nhóm nghiên cứu khác nhau khơng có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Trong mỗi nhóm nghiên cứu, hs-CRP huyết tương tăng dần lên sau phẫu thuật và sự khác biệt giữa các thời điểm nghiên cứu là có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Khi so sánh giữa hai nhóm chúng tơi thấy, hs-CRP huyết tương sau phẫu thuật 6 giờ, 24 giờ và 48 giờ của hai nhóm là khác nhau khơng có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Như vậy, CRP huyết tương của hai nhóm khơng khác biệt chứng tỏ sevofluran và propofol tác dụng lên CRP trong nghiên cứu này là không khác biệt. Trong điều kiện thực tế ở Việt Nam, chúng tôi không nghiên cứu được các dấu ấn của phản ứn viêm khác như IL-6, IL-8, TNF-alpha, CD11b/CD18 …nên khơng có bằng chứng để chứng minh ưu điểm của sevofluran so với propofol trên phản ứng viêm. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu lâm sàng trên thế

phẫu thuật mạch vành dưới THNCT thấy nồng độ IL-6, TNF-α và CD11b/CD18 huyết tương thấp hơn ở nhóm có sevofluran so với nhóm gây mê chỉ có propofol có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Cũng ở bệnh nhân phẫu thuật mạch vành dưới THNCT, Kawamura và cộng sự năm 2006 [84] thấy ưu điểm của sevofluran so với propofol trên phản ứng viêm thể hiện bằng nhóm gây mê bằng sevofluran có nồng độ IL-6 và IL-8 huyết tương thấp hơn so với nhóm gây mê bằng propofol có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Ưu điểm của sevofluran so với propofol trên phản ứng viêm cũng được chứng minh trên bệnh nhân phẫu thuật van tim dưới THNCT. Năm 2017, Yang và cộng sự [150] khi nghiên cứu ở bệnh nhân thay van tim dưới THNCT thấy nhóm gây mê bằng sevofluran có nồng độ IL-6 và IL-10 huyết tương thấp hơn so với nhóm gây mê bằng propofol có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tương tự, năm 2018, khi nghiên cứu ở bệnh nhân thay van động mạch chủ dưới THNCT, Veiras và cộng sự [142] thấy sevofluran sử dụng liên tục trong suốt quá trình gây mê có tác dụng làm giảm IL2R, IL-6 và TNF-α huyết tương nhiều hơn so với sevofluran chỉ sử dụng để duy trì mê trước và sau THNCT và đặc biệt so với gây mê tĩnh mạch hoàn toàn bằng propofol.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng bảo vệ cơ tim và ảnh hưởng lên huyết động của sevofluran và propofol ở bệnh nhân phẫu thuật tim mở dưới tuần hoàn ngoài cơ thể (Trang 140 - 142)

w