i. Cải thiện điều kiện làm việc chung
3.4.2 Kiến nghị đối với doanh nghiệp
- Công ty cần thường xuyên cập nhật và thực hiện đúng chủ trương, các văn bản chính sách của Nhà nước, công ty cũng nên sử dụng các dịch vụ hỗ trợ từ các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp nhằm hạn chế sự tác động của các chính sách, đảm bảo hoạt động nằm trong sự cho phép.
- Nâng cao hiệu quả tổ chức Công đoàn thực hiện quyền lợi cho người lao động.
- Ứng dụng JIT một cách toàn diện trong mọi khâu sản xuất thay vì từng phần như hiện nay.
- Công ty mẹ cần chuyển giao quyền lựa chọn nhà cung cấp cho chi nhánh nhằm tăng tính chủ động trong kinh doanh.
- Nâng cao khả năng lựa chọn nhà cung cấp từ công mẹ chuyển sang chi nhánh. Cần có quy trình quản lý nhà cung cấp. tăng cường sự chủ động cho từng nhà máy.
- Công ty cần xây dựng chính sách lương thưởng hợp lý, quan tâm đến sự trượt giá, mức sống tối thiểu của nhân viên thay vì theo mức lương tối thiểu như hiện nay.
- Xây dựng và phát triển bộ phận phát triển sản phẩm mới, bộ phận tiếp thị nhằm đưa các ứng dụng mới vào sản xuất.
- Tiếp tục xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp với đặc thù VN.
- Doanh nghiệp nên áp dụng các giải pháp nâng cao quản lý rủi ro nhằm tối ưu hóa nguồn vốn bao gồm quản lý sự hư hỏng của nguyên vật liệu, quản lý rủi ro
trong hoạt động tài chính, quản lý rủi ro trong quá trình hoạt động do khách hàng rời bỏ thị trường
Tóm tắt chương 3
Với mục tiêu phát triển là đạt quy mô doanh thu 500 triệu USD /năm đòi hỏi công ty phải có những bước tiến mạnh mẽ trong việc tăng năng suất, tối ưu hóa nguồn lực nhằm cung cấp sản phẩm ở mức giá cạnh tranh.
Từ những kết quả thực trạng ở chương 2, tác giả dựa vào mục tiêu mà công ty đã đặt ra đến năm 2017 để xây dựng mô hình Cân bằng điểm- BSC.
Kết quả thực hiện của công ty giai đoạn 2009-2011 và mục tiêu của công ty giai đoạn 2012-2017, tác giả đã đề lựa chọn những giải pháp nhằm phát huy những chỉ tiêu công ty đã đạt được, cải thiện những chỉ tiêu công ty còn chưa yếu, chưa đạt mục tiêu đề ra. Mặt khác, tác giả cũng xin đề nghị vài ý kiến nghị đối với Nhà nước và doanh nghiệp nhằm giúp công ty đạt được mục đích kinh doanh của mình.
KẾT LUẬN
Thẻ điểm cân bằng - The Balanced Scorecard (BSC) – cung cấp một phương pháp lập kế hoạch và đo lường hiệu quả công việc nhằm chuyển đổi tầm nhìn và chiến lược chung của tổ chức, doanh nghiệp thành những mục tiêu cụ thể, những phép đo và chỉ tiêu rõ ràng. Nó cung cấp một cơ cấu cho việc lựa chọn các chỉ số đánh giá hiệu suất quan trọng, bổ sung cho các biện pháp tài chính truyền thống bằng các biện pháp đo lường về sự hài lòng của khách hàng, các quy trình kinh doanh nội bộ, các hoạt động học tập và phát triển. Qua đó, Thẻ điểm cân bằng giúp doanh nghiệp đảm bảo sự cân bằng (balance) trong đo lường hiệu quả kinh doanh cuối cùng, định hướng hành vi của tất cả các bộ phận và cá nhân hướng tới mục tiêu chung cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Vận dụng Balance Scorecard để tổng hợp, phân tích đánh giá thành quả hoạt động theo những mục tiêu và các thước đo cho Công Ty TNHH Jabil Việt Nam là một hoạt động cần thiết giúp cho Công ty có một cái nhìn tổng quan trên tất cả các phương diện Tài chính, khách hàng, nội bộ và đào tạo phát triển. Việc khắc phục những điểm còn tồn tại và phát huy những ưu điểm trong tương lai sẽ giúp cho công ty đạt được mục tiêu phát triển đã đề ra.
Với mục tiêu giúp công ty có thể đạt mục tiêu phát triển, tác giả hy vọng các giải pháp đưa ra sẽ được công ty đưa vào thực tế hoạt động một cách có hiệu quả, linh hoạt với sự cam kết hỗ trợ từ các cấp lãnh đạo, hình thành các phương pháp sản xuất tốt và đội ngũ nhân viên nòng cốt.
Mặc dù đã cố gắng nhưng với thời gian và khả năng nghiên cứu có hạn, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong Thầy, Cô cùng các bạn đóng góp ý kiến và chỉ dẫn để giúp luận văn được hoàn thiện hơn.