Quy trình sản xuất tại Jabil Việt Nam:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh jabil việt nam đến năm 2017 (Trang 45 - 48)

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH JABIL VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

2.5.3.2 Quy trình sản xuất tại Jabil Việt Nam:

(Nguồn: bộ phận sản xuất)

Hình 2.3: Quy trình sản xuất tại Jabil Việt Nam

Mục tiêu của quy trình sản xuất là các hoạt động hiệu quả, chất lượng cao ngay từ lần đầu sản xuất. Hiện nay, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất tại Jabil đang áp dụng thể hiện tại bảng 2.6 sau đây:

Bảng 2.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất hiện nay của Jabil

Quản lý điều hành

Tỷ lệ phế liệu trên doanh thu <0.3%

Tỷ lệ hàng lỗi tại trạm OBA (DPM-phần triệu) <500

Tỷ lệ hàng đạt chất lượng ngay từ lần đầu (%) >94.5%

(Nguồn phòng quản lý sản xuất )

Tỷ lệ hàng phế liệu trên doanh thu (%)

Phế liệu trong sản xuất là một loại chi phí chất lượng, gây lãng phí và kém hiệu quả trong sản xuất. Do đó, công ty Jabil luôn cố gắng theo dõi và kiểm soát nhằm hạn chế tối đa chi phí hư hỏng này. Bảng 2.7 là tình hình hàng hư hỏng thống kê tại công ty qua các năm 2009-2011.

Bảng 2.7 : Tỷ lệ hàng phế liệu trên doanh thu từ năm 2009-2011

Tỷ lệ hàng phế liệu trên doanh thu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Mục tiêu 0.30% 0.30% 0.30%

Thực tế 0.50% 0.63% 0.56%

(Nguồn phòng tài chính)

Nhận xét:

Tỷ lệ hàng hủy trong quá trình sản xuất còn vượt mục tiêu rất cao. Với tỷ lệ cao hàng hủy và lỗi lên tới gần 1%. Cơ hội cắt giảm chi phí và nâng cao tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu là rất lớn. Với thực trạng hàng lỗi/hủy cao như trên, công ty có nhiều cơ hội cải tiến và xây dựng lại quy trình quản lý sản xuất nhằm hoàn thiện sản xuất và cắt giảm chi phí chất lượng.

Tỷ lệ hàng lỗi tại trạm OBA ( DPM-triệu)

OBA là trạm cuối cùng trong dây chuyền sản xuất trước khi hàng được nhập kho để xuất bán cho khách hàng. Tuy nhiên, dù đã tới khâu cuối cùng nhưng tại trạm này vẫn còn nhiều hàng lỗi, thống kê tại bảng 2.8 như sau:

Bảng 2.8: Tỷ lệ hàng lỗi ( DPM) trong quá trình sản xuất từ năm 2009-2011

Tỷ lệ hàng lỗi trong quá trình sản xuất Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Mục tiêu <500 <500 <500

Thực tế 492 360 223

(Nguồn phòng quản lý sản xuất)

Nhận xét:

Nhìn chung, số lượng hàng lỗi trong sản xuất đang có khuynh hướng giảm dần qua các năm. Điều này cho chúng ta thấy chất lượng sản xuất có chiều hướng ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, công ty cần tiếp tục khuyến khích các phong

trào cải tiến và quản lý lỗi nhằm tiến tới mục tiêu không có sản phẩm lỗi trong sản xuất.

Tỷ lệ hàng đạt lần đầu (%)

(Nguồn phòng quản lý sản xuất)

Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ hàng đạt lần đầu sản xuất (FPY) từ năm 2009-2011

Nhận xét:

Nhìn chung tỷ lệ hàng đạt chất lượng ngay từ lần đầu sản xuất của công ty khá cao. Từ Q1/2009- đến Q3/2010, sản xuất luôn đạt và vượt mục tiêu. Tuy nhiên, từ Q4/2010 đến Q4/2011 tình hình sản xuất của công ty bị sụt giảm kéo theo một loạt ảnh hưởng đến các tiêu sản xuất và chi phí như chi phí sản xuất tăng, tỷ lệ hàng hủy tăng.

Nhìn chung, kết quả các chỉ tiêu trên phương diện sản xuất nội bộ của công ty khá ổn định và đạt mục tiêu đề ra. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, công ty cần xem xét vào các chỉ tiêu nhằm giảm chi phí sở hữu (từ nhà cung cấp), cắt giảm chi phí chất lượng (tỷ lệ Scrap vẫn còn cao) và cải thiện tỷ lệ hàng đạt chất lượng ngay từ lần đầu sản xuất tại tất cả các trạm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh jabil việt nam đến năm 2017 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)