Tình hình chăn ni lợn tại trại Nguyễn Thế Anh trong 3 năm 201 8 2020

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn nguyễn thế anh, xã tề lễ, huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 47 - 50)

STT Loại lợn ĐVT Thời gian 2018 % 2019 % 2020 % 1 Lợn đực giống Con 2 1,1 4 2,0 5 2,5

2 Lợn nái sinh sản Con 158 87,8 152 77,5 168 85,7 3 Lợn hậu bị Con 20 11,1 40 20,5 20 11,8

Tổng Con 180 100 196 100 196 100

Tỉ lệ phần trăm = số lợn từng loại / Tổng số lợn * 100%

Kết quả bảng 1 ta thấy: Cơ cấu đàn lợn của trang trại tính đến tháng 12 năm 2020 gồm có 196 con trong đó có 5 lợn đực giống, 168 lợn nái sinh sản, và 20 lợn hậu bị. Nhìn chung lợn nái từ năm 2018 đến năm 2020 vẫn giữ ở mức ổn định là do trại làm rất tốt cơng tác phịng bệnh và do giá lợn hơi gần đây rất khả quan. Số lợn đực giống đến năm 2020 tăng lên 5 con là để đáp đứng đủ nhu cầu sử dụng tinh để phối cho đàn nái, nên đã nhập thêm lợn đực Duroc về để khai thác tinh và thay thế một số đực già có chất lượng tinh kém, cho đến tháng 12 năm 2020 tổng cộng trại có 2 đực Landrace và 3 đực Duroc.

Hàng tháng vẫn có sự loại thải những con nái sinh sản kém, không đủ tiêu chuẩn để làm giống. Từng lợn nái được theo dõi tỉ mỉ các số liệu liên quan của từng nái như: số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến... được ghi trên thẻ gắn tại chuồng nuôi.

Bảng 2. Một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn nái tại trại

Tháng theo dõi Số lợn nái đẻ (con) Tổng số lợn con ( con ) TB số lợn đẻ ra/lứa ( con ) 10/2020 35 428 12,2 11/2020 34 424 12,4 12/2020 34 435 12,7 Tổng 103 1287 12,5

Qua bảng 2. cho ta thấy các chỉ tiêu về lợn con của trại là tương đối cao. Trong tổng 103 con lợn nái đẻ với 1287 lợn con được sinh ra, trung bình số lợn con đẻ ra/ lứa/ nái là 12,5 con.

Qua đó em đã rút ra được một số kinh nghiệm trong quá trình ni dưỡng chăm sóc, quản lý cần bố trí đủ nhân lực làm việc, trong quá trình đỡ đẻ, thiến, mổ hecni phải đảm bảo sát trùng đúng kỹ thuật, chế độ thức ăn dinh dưỡng hợp lý, luôn giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thơng thống. Nếu tn thủ đầy đủ các yêu cầu trên sẽ làm giảm được tỷ lệ chết ở lợn con từ khi đẻ ra đến khi cai sữa từ đó nâng cao được hiệu quả kinh tế.

4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng cho lợn nái và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn thực tập

Bảng 3. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc, ni dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập

STT Giống lợn Số lượng (con) Tỷ lệ (%)

1 Landrace 40 23,81

2 Yorkshire 35 20,83

3 F1 (LY) 93 55,36

Trong 6 tháng thực tập em đã được tham gia và làm các công tác về ni dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn nái tại trại dưới sự chỉ bảo của cán bộ kỹ thuật trại, em học được nhiều kiến thức về quy trình chăm sóc, ni dưỡng, phịng trị bệnh cho đàn lợn tại trại.

Trong 6 tháng thực tập em đã được trực tiếp chăm sóc, ni dưỡng: 168 heo nái với giống Landrace là 40 con với tỉ lệ 23,81 và Yorkshire là 35 con với tỉ lệ là 20,83 % và F1 (LY) là 93 con với tỉ lệ là 55,36 %.

Kỹ sư tại cơ sở chỉ đạo việc thực hiện q trình chăm sóc, ni dưỡng lợn nái chửa, nái đẻ và ni con. Trong q trình chăm sóc, ni dưỡng em đã được học hỏi và mở mang rất nhiều kiến thức về cách cho ăn, loại thức ăn dành cho heo các giai đoạn, nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái qua từng thời kỳ, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt,... Bên cạnh đó em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm như:

Phát hiện những biểu hiện động dục và phối giống dựa vào quan sát những biểu hiện cơ bản và đực thí tình.

Đối với những nái bị viêm trước khi phối cần phải được điều trị để tăng tỷ lệ đậu thai.

Khi xác định lượng thức ăn cho lợn nái mang thai cần chú ý tới các yếu tố sau: giống và khối lượng cơ thể lợn nái, giai đoạn mang thai, lứa đẻ, thể trạng lợn nái, tình trạng sức khỏe, nhiệt độ môi trường và chất lượng thức ăn.

Khơng nên tiêm phịng, tẩy giun sán, tắm ghẻ vào tháng chửa đầu và trước đẻ 15 ngày vì do tác động cơ hồnh rất dễ gây sảy thai và đẻ non. Cũng như cần phải nhẹ nhàng không tác động mạnh vào lợn nái khi vệ sinh hay chuyển chuồng, chuyển ô tránh sảy thai.

Nắm được chương trình cho ăn dành cho heo nái theo kỹ thuật của cơng ty Deheus, được gọi là chương trình cao/thấp/cao. Điều này có nghĩa là thức ăn tăng cao ở giai đoạn 1 (1 - 34 ngày), thấp ở giai đoạn 2 (35 - 83 ngày) và tăng cao lần nữa trong giai đoạn 3 (84 - 112 ngày).

Sau khi phối giống cần ghi chép ngày phối giống để tính tốn lợn đẻ và có kế hoạch chuyển chuồng cho lợn đẻ trước 7 - 10 ngày đẻ dự kiến.

Sau 3 tháng làm việc tại chuồng đẻ ở trang trại có kết quả về tình hình đẻ của đàn lợn nái như sau:

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn nguyễn thế anh, xã tề lễ, huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)