Cơng tác chẩn đốn bệnh cho lợn nái và lợn con theo mẹ tại cơ sở

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn nguyễn thế anh, xã tề lễ, huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 54 - 57)

Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.4. Cơng tác chẩn đốn bệnh cho lợn nái và lợn con theo mẹ tại cơ sở

4.4.1. Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản

Trong thời gian thực tập tại trại, qua theo dõi đàn lợn nái sinh sản, tôi thấy rằng lợn nái sau khi đẻ hay mắc các bệnh như viêm tử cung và bệnh viêm vú, kết quả theo dõi ba bệnh này được trình bảy ở bảng 4.5.

Bảng 7. Kết quả chẩn đoán mắc bệnh trên đàn lợn nái tại cơ sở Bệnh Số lợn theo dõi Bệnh Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Viêm tử cung 68 6 8,82 Viêm vú 68 3 4,41 Sát nhau 68 4 5,88

Kết quả bảng 7 cho thấy: trong tổng số 68 lợn nái chúng tôi theo dõi trong thời gian vừa qua, có 6 lợn nái bị viêm tử cung sau đẻ (chiếm tỷ lệ 8,82%); có 3 lợn nái bị bệnh viêm vú (chiếm tỷ lệ 4,41%), có 4 lợn nái sát nhau (chiếm tỷ lệ 5,88%).

- Nguyên nhân tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung cao là do: trong quá trình đỡ đẻ, các ca đẻ khó cần có sự can thiệp làm tổn thương tử cung, việc vệ sinh trong và sau khi đẻ không được đảm bảo. Do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây sây sát và tạo ra các ổ viêm nhiễm trong âm đạo và tử cung. Do tinh dịch bị nhiễm và dụng cụ thụ tinh không vô trùng đã đưa các vi khuẩn gây viêm nhiễm vào bộ phận sinh dục của lợn cái, chuồng trại và môi trường sống của lợn cái bị ô nhiễm.

- Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm vú ở lợn nái là do lợn mẹ bị tắc tia sữa, nhiều sữa con bú khơng hết, nái ít con hoặc cho bú khơng đều, có vú khơng được bú, ứ sữa và những trường hợp do sát nhau, viêm tử cung gây sốt lợn mẹ khó chịu cắn lợn con, khơng cho con bú cũng gây tắc sữa, còn một trường hợp nữa là do lợn nái bị sốt sữa.

Theo kết quả nghiên cứu của Trần Tiến Dũng và cs (2002) [6] lợn nái bị viêm tử cung chiếm 30 - 50%; theo kết quả công bố của Nguyễn Văn Thanh (2007) [17] lợn nái có tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ là 42,4%. Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Hoài Nam (2016) [4] cho biết: tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ của lợn nái biến động từ 62,10 - 86,96 %. So sánh với kết quả nghiên cứu của chúng tơi thì thấy rằng lợn nái trong trang trại có tỷ lệ viêm tử cung thấp hơn. Do trang trại áp dụng tốt quy trình vệ sinh thú y và lợn nái ở trại chủ yếu đẻ bình thường.

4.4.2. Tình hình mắc bệnh ở lợn con theo mẹ

Bảng 8. Kết quả chẩn đoán mắc bệnh trên đàn lợn con tại cơ sở Bệnh Số lợn theo dõi Bệnh Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Tiêu chảy 245 84 34,3 Hội chứng hô hấp 245 98 40,0

Bảng 8 cho thấy: Lợn con theo mẹ từ 1 đến 21 ngày tuổi là đối tượng mắc rất nhiều bệnh. Qua bảng ta thấy, trong 245 lợn theo dõi có 84 con mắc bệnh tiêu chảy, chiếm 34,3%; 98 lợn bị vấn đề về hô hấp, chiếm 40%.

- Lợn con theo mẹ bị bệnh tiêu chảy, viêm rốn chủ yếu là do các nguyên nhân sau:

+ Lợn mẹ bị viêm vú, viêm tử cung, mất sữa.

+ Do các vi sinh vật gây bệnh, cụ thể là do E.coli, cầu trùng. Đây là

nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tiêu chảy ở lợn con.

Theo Trần Đức Hạnh (2013) [8]: lợn con ở 1 số tỉnh phía Bắc mắc tiêu chảy và chết với tỷ lệ trung bình là 31,84% và 5,37%, như vậy ta thấy lợn con tại trại mắc tiêu chảy khá cao nguyên nhân là do lợn con được nuôi tập trung nên lợn lây bệnh nhanh từ ô này sang ô khác.

Cách khắc phục: tốt nhất để hạn chế lợn con mắc bệnh tiêu chảy là cho

lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ để có thể hấp thụ tối đa hàm lượng kháng thể có trong sữa đầu và giữ ấm cơ thể cho lợn con. Vệ sinh chuồng trại khơ ráo, sạch sẽ thống mát và tập ăn sớm cho lợn con.

4.4.3. Triệu chứng chính của lợn nái và lợn con mắc bệnh

Bảng 9. Những triệu chứng chính của lợn nái và lợn con khi mắc bệnh Tên bệnh Tên bệnh Số lợn theo dõi (con) Những triệu chứng chính Số lợn có biểu hiện (con) Tỷ lệ có triệu chứng (%) Viêm tử cung 68 - Lợn đẻ 2 - 3 ngày, sốt nhẹ, giảm ăn hay bỏ ăn. - Có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, màu trắng đục hoặc màu phớt vàng.

6 8,8

Viêm vú 68

- Heo sốt cao, bỏ ăn, bầu vú căng đỏ, sờ vào thấy nóng bầu vú cứng và có

phản ứng đau.

- Heo mất sữa, chỉ thấy dịch trong hoặc đặc như bã đậu.

Sát nhau 68

Bỏ ăn, sốt, mệt mỏi,… Một thời gian sau khi sinh xuất hiện sản dịch màu nâu hoặc đen, có mùi hơi khó chịu. 4 5,9 Tiêu chảy 245 Phân lỏng, có màu trắng hoặc vàng nhớt, phân dính đít, lợn gầy, ốm yếu. 84 34,3 Viêm phổi 245 Lợn gầy cịm, lơng xù, thở thể bụng, có khi ngồi thở, bụng hóp lại. Lợn bị bệnh không tranh vú với các con khác nên ngày càng gầy yếu.

98 40,0

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn nguyễn thế anh, xã tề lễ, huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)