Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của người lao động trong các doanh nghiệp CNTT tại TP . Hồ Chí Minh, đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đối với lịng trung thành của người lao động. Tác giả đã thực hiện kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng trên mẫu khảo sát gồm 244 nhân viên CNTT hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp CNTT tại TP . Hồ Chí Minh.
Mơ hình nghiên cứu đề xuất ban đầu được đưa ra gồm 7 yếu tố thành phần: Lãnh đạo, Bản chất công việc, Chế độ đãi ngộ, Môi trường tác nghiệp, Cơ hội thăng tiến, Đánh giá và Đào tạo phát triển, được cho là có ảnh hưởng đến lịng trung thành của người lao động. Sau quá trình kiểm định độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố, 7 yếu tố được trích thành 5 nhân tố, cụ thể:
• Loại bỏ yếu tố Bản chất cơng việc
• Yếu tố Mơi trường tác nghiệp chỉ cịn lại thành phần Đồng nghiệp do đó được đổi tên thành yếu tố Đồng nghiệp
• Kết hợp 2 yếu tố Đánh giá và Cơ hội thăng tiến thành nhân tố mới, đặt tên là Đánh giá và thăng tiến.
• Các yếu tố Lãnh đạo, Chế độ đãi ngộ và Đào tạo phát triển được giữ khơng đổi.
5 yếu tố cịn lại qua q trình phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết, kết luận cho thấy chỉ có 4 yếu tố có ảnh hưởng đến lòng trung thành của người lao động, bao gồm: Đánh giá và thăng tiến, Đào tạo phát triển, Chế độ đãi ngộ và Lãnh đạo. Trong đó yếu tố Đánh giá và thăng tiến là yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến lòng trung thành của người lao động. Điều này có thể cho thấy sự phù hợp giữa sự thỏa mãn nhu cầu trong cơng việc và lịng trung thành của người lao động. Đánh giá và thăng tiến phản ánh một nhu cầu bậc cao của người lao động mà theo Maslow đó là nhu cầu tơn trọng và được thể hiện. Có thể nói, nhu cầu của
người lao động đã được nâng được đòi hỏi cao hơn chứ không chỉ đơn giản dùng lại ở các nhu cầu về vật chất, sinh lý, an toàn, giao tiếp. Cụ thể người lao động có nhu cầu được tin tưởng, được tơn trọng và thăng quan tiến chức, được công nhận sự thành đạt của mình và có địa vị xã hội.
Tro ng kết quả nghiên cứu định tính, yếu tố Bản chất công việc được đánh giá là một trong số các yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến lòng trung thành của người lao động khối ngành CNTT. Tuy nhiên qua phân tích định lượng của nghiên cứu thì yếu tố này lại bị loại bỏ sau giai đoạn phân tích nhân tố. Thang đo thành phần Bản chất công việc cho thấy giá trị trung bình đạt khá cao, Mean = (3 .33 ; 3.80), trong đó mức độ thử thách trong công việc được đánh giá với mức mean = 3.68, mode = 4. Qua đó cho thấy sức thu hút, mức độ hấp dẫn của công việc trong linh vực CNTT là rất cao, cũng như khả năng thích nghi tốt với môi trường làm việc áp lực cao của lao động thuộc khối ngành này. Điều này có thể được lý giải là do tính chất của công việc trong lĩnh vực này ln địi hỏi sự đổi mới về cơng nghệ, nhờ đó giúp tạo ra sự hấp dẫn, đam mê, bớt nhàm chán trong công việc cho người lao động. Tuy nhiên, cũng có khả năng là do các đối tượng được khảo sát phần lớn đều cảm thấy hài lịng với bản chất cơng việc hiện tại của mình. Do vậy nên quyết định của người lao động ở lại gắn bó với doanh nghiệp hay không sẽ không bị phụ thuộc bởi yếu tố này.
Về yếu tố Môi trường tác nghiệp và sau này còn lại là yếu tố đồng nghiệp, yếu tố này đã được kiểm định sự ảnh hưởng đến lòng trung thành của người lao động trong nhiều nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên trong mơ hình nghiên cứu này về lĩnh vực ngành CNTT thì lại cho kết quả khơng có ý nghĩa thơng kê về mức độ ảnh hưởng. Nghiên cứu cụ thể cho thấy mức độ đánh giá về yếu tố này đạt giá trị trung bình cũng khá cao, mean = (3.82 ; 4.01), mode = 4. Điều này thể hiện kết quả rất tốt về môi trường làm việc cũng như mối quan hệ đồng nghiệp trong doanh nghiệp về khối ngành CNTT. Hầu hết các doanh nghiệp CNTT có mơi trường, điều kiện làm việc khá tương đồng với nhau, các nhân viên luôn sẵn sàng và hỗ trợ nhau trong công việc để cùng mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, vì sao yếu tố này vẫn chưa đủ sức ảnh hưởng để tác động đến sự trung
thành của người lao động trong các doanh nghiệp CNTT. Giải thích cho vấn đề này có thể là do một phần tính chất cơng việc của khối ngành này khơng địi hỏi sự cạnh tranh, ganh đua giữa các nhân viên với nhau quá cao như khối ngành về kinh doanh, sản xuất, mà chủ yếu là tập trung vào hiệu quả cuối cùng và khả năng, kĩ năng làm việc độc lập trong cơng việc. Và do chính sự tương đồng về mơi trường làm việc giữa các doanh nghiệp CNTT với nhau, do đó các nhân viên sẽ cho rằng đây khơng hẳn là yếu tố có độ tác động đến việc trung thành của họ đối với doanh nghiệp. Hoặc cũng có khả năng các câu hỏi của tác giả đưa ra trong thang đo và các câu trả lời của các đối tượng được khảo sát chưa đủ chuẩn, do đó kết quả phân tích khơng xác định được mức độ tác động của yếu tố này.