Về đánh giá và thăng tiến

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của người lao động trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin tại TP hồ chí minh (Trang 88 - 90)

5.2 Một số kiến nghị

5.2.1 Về đánh giá và thăng tiến

Qua kết quả phân tích, yếu tố này được đánh giá là có ảnh hướng lớn nhất đến lòng trung thành của người lao động thuộc khối ngành CNTT.

Như đã phân tích, lao động khối ngành CNTT được xem là lao động trẻ, chiếm gần 80% lao động có độ tuổi dưới 40 và là lao động có trình độ văn hóa, kĩ thuật cao, trình độ từ cao đẳng trở lên. Vì vậy, bản thân những người lao động hoạt động trong khối ngành này cũng có nhu cầu cao hơn. Do đó, các nhà quản trị cần tập trung chú ý, tìm hiểu những nhu cầu này của người lao động để đáp ứng, làm thỏa mãn người lao động, giúp người lao động cảm thấy hài lòng và gắn bó

hơn trong cơng việc. Cụ thể là hai nhu cầu bậc cao liên quan đến vấn đề đánh giá và thăng tiến trong công việc:

Về đánh giá: Phân tích cho thấy kết quả đánh giá về chính sách, quy trình đánh giá người lao động của các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự rõ ràng, chưa làm thỏa mãn và chưa mang tính thuyết phục nhân viên với kết quả đánh giá công ty đưa ra, khảo sát cho thấy giá trị trung bình mean = (3.09 ; 3.31), mode = 3. Do đó địi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng một hệ thống, quy trình đánh giá rõ ràng và cơng bằng để người lao động có thể nắm bắt được cụ thể yêu cầu của quá trình đánh giá nhân viên mà công ty đang áp dụng. Cụ thể thông qua phần câu hỏi mở trong khảo sát định lượng, người lao động cho rằng doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá theo phương pháp 360 độ, khi đó người lao động cũng được quyền tham gia đánh giá lẫn nhau cũng như đánh giá cấp trên của mình. Phương pháp này thể hiện tính rõ ràng và cơng bằng, khách quan nhằm hạn chế lỗi thiên kiến, định kiến và cảm tính trong đánh giá.

Hiện tại, các doanh nghiệp CNTT tại TP . Hồ Chí Minh chủ yếu thực hiện đánh giá theo định kỳ 1 năm 1 lần để tiết kiệm thời gian và cũng để có đủ thời gian để đánh giá năng lực, sự thể hiện, kết quả làm việc của người lao động. Tuy nhiên, quá trình này khiến cho nhiều nhân viên cảm thấy quá lâu để họ nhận biết được kết quả phấn đấu của bản thân. Do đó, các doanh nghiệp nên thực hiện đánh giá theo định kỳ nhiều hơn 1 lần trong năm, có thể là 1 năm 2 lần, hoặc đánh giá theo từng quý. Điều này giúp cho người lao động nhận biết được kết quả đánh giá của mình, phần nào tốt nên phát huy, phần nào hạn chế nên khắc phục, phấn đấu.

Ngoài ra, nên thực hiện đánh giá kết quả thực hiện công việc trên cơ sở so sánh kết quả đạt được với chỉ tiêu đăng ký cá nhân. Điều này sẽ giúp cho người lao động xác định rõ mục tiêu cần đạt được, các hoạt động cụ thể cũng như thời gian cần hồn thành.

Và thêm vào đó, cần thiết các nhà lãnh đạo, cấp trên nên chú ý, quan tâm người lao động nhiều hơn để kịp thời đánh giá, ghi nhận, khen thưởng người lao động khi họ hoàn thành xuất sắc công việc. Điều này sẽ khuyến khích người lao động và là động lực to lớn để nhân viên tiếp tục cống hiến.

Về thăng tiến, đây là kết quả từ quá trình đánh giá nhân viên. Hiện nay, các doanh nghiệp CNTT vẫn đang thực hiện kết hợp hai quá trình này với nhau. Xét về khía cạnh quản lý, điều này giúp thu gọn thời gian thực hiện quá trình đánh giá và xét duyệt thăng tiến. Tuy nhiên, cần phải có có sự linh hoạt để kịp thời ghi nhận và xét duyệt thăng tiến cho những nhân viên xứng đáng mà không nhất thiết phải đợi đến kỳ hạn quy định. Thực hiện được điều này cho thấy doanh nghiệp thật sự trân trọng q trình đóng góp của người lao động, giúp gây dựng lòng tin, lòng trung thành của người lao động đối với doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng người lao động quan tâm nhiều đến vật chất hơn là tinh thân, điều đó thể hiện qua việc họ ưu tiên đến việc tăng lương hơn là tăng chức. Tuy nhiên, cần nhận biết rằng trong khối ngành CNTT này, người lao động chú trọng về vấn đề tinh thần rất cao. Việc thăng tiến sẽ giúp người lao động có được sự cơng nhận về năng lực từ doanh nghiệp và từ các đồng nghiệp. Từ đó, để người lao động nhận thấy được vị trí, vai trị và sự đóng góp của bản thân cho doanh nghiệp. Là động lực để người lao động phấn đấu nhiều hơn nữa. Do đó, địi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp, quản lý bộ phận, phòng ban phải nhạy bén hơn trong việc tìm hiểu nhu cầu của người lao động.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của người lao động trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin tại TP hồ chí minh (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w