7. Kết cấu của luận văn
1.4 Các nguyên tắc của Basel về quản lý rủi ro vận hành trong ngân hàng.
N guyên tắc 1: Hội đồng quản trị cần phải nhận thức các khía cạnh chính về rủi ro vận hành của ngân hàng như một loại hình rủi ro riêng biệt mà phải được quản lý, và nó phải phê duyệt và định kỳ xem xét lại hoạt động quản lý rủi ro của ngân hàng. Khuôn khổ nên cung cấp một định nghĩa toàn diện về rủi ro vận hành c và dựa trên các nguyên tắc về việc làm thế nào rủi ro vận hành là được xác định, đánh giá, giám sát, và kiểm soát/ giảm nhẹ.
N guyên tắc 2: Hội đồng quản trị phải đảm bảo rằng khuôn khổ quản lý rủi ro vận hành của ngân là đối tượng của kiểm toán nội bộ hiệu quả và toàn diện thực hiện bở các các nhân viên độc lập, được đào tạo một cách thích hợp và có thNm quyền. Chức năng kiểm toán nội bộ không phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc quản lý rủi ro vận hành.
N guyên tắc 3: Quản lý cấp cao cần phải có trách nhiệm thực hiện khn khổ quản lý rủi ro vận hành với sự chấp thuận của ban giám đốc. Các khuôn khổ cần được thực hiện xuyên suốt trong toàn bộ tổ chức ngân hàng, và tất cả các cấp độ nhân viên cần hiểu trách nhiệm của mình đối với việc quản lý rủi ro vận hành. Quản lý cấp cao cũng cần phải có trách nhiệm phát triển chính sách, quy trình và thủ tục quản lý rủi ro vận hành trong tất cả các sản phNm, hoạt động, quy trình và hệ thống của ngân hàng.
N guyên tắc 4: Các ngân hàng cần xác định và đánh giá rủi ro vận hành vốn có trong tất cả các các sản phNm, hoạt động, quy trình và hệ thống. Các ngân hàng cũng phải đảm bảo rằng trước khi sản phNm mới, các hoạt động, quy trình và hệ thống được giới thiệu hoặc thực hiện, các rủi ro vận hành vốn có của chúng đã được thực hiện thủ tục đánh giá đầy đủ.
N guyên tắc 5: Các ngân hàng nên thường xuyên thực hiện việc theo dõi hồ sơ rủi ro vận hành và các nguyên nhân quan trọng dẫ đến thiệt hại. Cần có báo cáo thường xuyên các thông tin cần thiết để quản lý cấp cao và ban giám đốc chủ động hỗ trợ quản lý rủi ro vận hành.
N gun tắc 6: Các ngân hàng cần có chính sách, quy trình và thủ tục để kiểm soát hoặc giảm thiểu rủi ro vận hành. N gân hàng nên định kỳ đánh giá lại tính khả thi của việc hạn chế rủi ro và kiểm soát chiến lược định kỳ và nên điều chỉnh hồ sơ rủi ro vận hành phù hợp cho sử dụng các chiến lược thích hợp.
N guyên tắc 7: Các ngân hàng cần phải có trích lập dự phòng và kế hoạch kinh doanh liên tục để đảm bảo khả năng hoạt động cơ bản và giảm thiểu thiệt hại trong trường hợp gián đoạn kinh doanh nghiêm trọng.
N guyên tắc 8: Thanh tra giám sát ngân hàng phải yêu cầu tất cả các ngân hàng, bất kể quy mơ, có một khn khổ hiệu quả để xác định, đánh giá, theo dõi và kiểm soát hay giảm thiểu rủi ro vận hành như là một phần của hoạt động quản lý rủi ro tổng thể.
N guyên tắc 9: Họat động giám sát cần tiến hành, trực tiếp hoặc gián tiếp, thường xuyên đánh giá độc lập các chính sách, thủ tục của ngân hàng và thực tiễn liên quan đến rủi ro vận hành. Hoạt động giám sát phải đảm bảo có cơ chế báo cáo thích hợp cho phép được biết về sự phát triển tại các ngân hàng.
N guyên tắc 10: Các ngân hàng nên thực hiện đầy đủ việc công bố công khai để cho phép các thành viên thị trường có thể đánh giá cách tiếp cận quản lý rủi ro vận hành.
(Basel, 2003)