7. Kết cấu của luận văn
2.2.2 Tình hình tổn thất xuất phát từ nhân sự tại các ngân hàng thương
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng cũng chịu nhiều tác động khiến cho lợi nhuận ngày càng đi xuống. Thế nhưng, các đối tượng tội phạm vẫn khơng ngừng rình rập và ngày càng gia tăng trong những năm gần đây đang làm đau đầu không chỉ lãnh đạo các ngân hàng mà ngay cả cơ quan quản lý. Chỉ trong năm 2013, 10 đại án thì đã có tới 9 đại án liên quan tới lĩnh vực ngân hàng. Tội phạm lĩnh vực tài chính, ngân hàng đang “nổi lên” với nhiều thủ đoạn tinh vi như làm hồ sơ giả, móc nối với cán bộ ngân hàng để chiếm đoạt, huy động vốn của nhiều doanh nghiệp.
Theo các chuyên gia, có hai loại đối tượng tội phạm chính trong lĩnh vực này là: Tội phạm bên ngoài ngân hàng và tội phạm nội bộ ngân hàng. Trong đó, các thủ đoạn: Trộm, cướp, lập dự án “ma” để đánh lừa ngân hàng, làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức thường được các đối tượng bên ngoài sử dụng để chiếm đoạt tiền của ngân hàng.
Trong nội bộ ngân hàng, nhiều vấn đề đạo đức cũng nhức nhối khi cán bộ ngân hàng cấu kết với đối tượng bên ngồi tham ơ, nhận hối lộ, lập chứng từ giả, lấy cắp mật khNu của đồng nghiệp, cố ý làm trái quy định của ngân hàng, vi phạm quy định, lợi dụng chức vụ quyền hạn để hợp thức hóa thủ tục vay vốn, chiếm đoạt tiền của khách gửi tiền…
Một kết quả khảo sát của Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng đối với 30 vụ án xảy ra trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng thời gian qua cho thấy, trong 117 bị can bị khởi tố thì có tới 81 bị can là cán bộ ngân
hàng (chiếm 69,2%). Số còn lại là các đối tượng ngồi ngành ngân hàng đã thơng đồng cùng các cán bộ trong các ngân hàng phạm tội, thiệt hại ước tính ban đầu là 11.565 tỷ đồng, 8.000 USD và 3.370 lượng vàng.
N guyên nhân chính khiến phát sinh các vụ việc nêu trên :
− N gân hàng chưa coi trọng đúng mực công tác tuyển dụng . Sự phát triển nóng của hệ thống khiến ngân hàng tuyển dụng ồ ạt để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực về mặt mà bỏ qua chất lượng của nhân viên được tuyển dụng.
− Trong quá trình sử dụng nhân sự, chưa quan tâm tới công tác đào tạo chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp thường xuyên. N hân viên ngân hàng yếu kém về chuyên môn nên dễ làm sai hoặc bị lợi dụng để phạm tội, gian lận, lừa đảo; hoặc giỏi chắc chuyên môn nhưng lại cố tình làm sai kinh tế.
− Chưa có chế tài chặt chẽ và xử lý nghiêm minh, quyết liệt, còn tồn tại sự bao che, dung túng khi xảy ra rủi ro.
− Các quy định nội bộ quản lý nghiệp vụ còn lỏng lẻo nên bị cán bộ ngân hàng lợi dụng để trục lợi.
Bên cạnh đó, Thống đốc N guyễn Văn Bình cũng thừa nhận, thời gian qua, tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng trở thành vấn đề rất đáng lưu ý với tính chất ngày càng tinh vi, phức tạp. Thống đốc đã kết luận: “N hư vậy, có thể khẳng định, đạo đức cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát và cơ chế quản lý, điều hành đều là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sai phạm trong hoạt động ngân hàng trong thời gian qua”