Đánh giá hiệu quả của công tác đấu giáQSDĐ trên địa bàn huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở một số dự án trên địa bàn huyện nam sách tỉnh hải dương, giai đoạn 2007 - 2012 (Trang 95 - 98)

II. Người trong độ tuổ

4.4.4. Đánh giá hiệu quả của công tác đấu giáQSDĐ trên địa bàn huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương

4.4.4.1 Hiệu quả về kinh tế

Ở phần trên, trong mục 4.4.1 và mục 4.4.3 đã phân tích và đánh giá hiệu quả về kinh tế khá kỹ của từng năm, từng cuộc đấu giá, từ năm 2007 đến năm 2012 và đưa ra nhận xét.

Thông qua bán đấu giá QSD 189.873 m2 đất ở, thu về tổng số tiền 438,561 tỷ đồng.

Theo quyết định số 34/2009/QĐ- UBND tỉnh, số tiền thu được từ đấu giá QSDĐ được phân chia theo tỷ lệ 5; 3; 2 tức là 50% trích lại cho xã, 30% để cho huyện còn 20% trả về cho tỉnh.

Mỗi tỉnh có đặc thù riêng, đối với tỉnh Hải Dương, Theo nghị quyết số 21/2011/NQ- HĐND tỉnh ngày 09/12/2011 và quyết định số: 32/2011/QĐ-

UBND tỉnh Hải Dương ban hành ngày 20/12/2011, kể từ ngày 01/01/2012, Số tiền thu được từ bán đấu giá QSDĐ được phân chia theo tỷ lệ 6; 3; 1 tức là 60% trích lại cho xã, 30% để cho huyện còn 10% trả về cho tỉnh. Với sự phân chia trên thì lượng tiền để lại cho xã và huyện là rất lớn.

4.4.4.2 Hiệu quả về xã hội.

+ Thị trường BĐS ở Nam Sách – tỉnh Hải Dương cũng mới chỉ ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành và phát triển. Sự ra đời của hình thức đấu giá sẽ góp phần làm sôi động cho thị trường BĐS, thúc đẩy sự phát triển thị trường BĐS chung trong toàn tỉnh Hải Dương.

+ Tạo ra các khi dân cư đồng bộ với hệ thống hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội đáp ứng được nhu cầu ở của người dân, tạo điều kiện và môi trường sống ổn định, phù hợp với quy hoạch chung.

+ Với nguồn thu lớn từ đấu giá QSDĐ, bên cạnh việc đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông, trường học, bênh viện, trạm xá, nhà trẻ, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện, công viên, vườn hoa… Nguồn vốn huy động được từ đấu giá QSDĐ còn hỗ trợ đắc lực cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề, áp dụng các mô hình sản xuất mới trong nông nghiệp. Nhiều mô hình sản xuấ nông nghiệp mới như (trồng rau sạch, chăn nuôi đặc sản…) được phổ biến, chuyển giao rộng rãi đến người nông dân, do đó đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho bà con nông dân. Nhiều ngành nghề mới được đầu tư, phát triển, ngành nghề thủ công cũng được đầu tư một lượng vốn đáng kể, tạo việc làm cho lực lượng lao động dư thừa tại vùng nông thôn.

+ Đặc biệt với nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, các xã đã quy hoạch và xây dựng bãi giác thải… Nhữnng đoạn đường được xây dựng, nên tình trạng lấn chiếm đất ven đường, vứt rác bừa bãi đã được chấm dứt.

+ Đấu giá đất là một trong những cách xã hội hóa để thu hút với người dân tham gia vào phát triển quỹ đất, quỹ nhà, từ đó tạo được nguồn vốn để giả

quyết các chính sách xã hội khác như: tạo quỹ nhà cho người thu nhập thấp, hỗ trợ các gia đình chính sách khó khăn cải thiện chỗ ở…

+ Sự ra đời các hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đã góp phần làm sôi động cho thị trường bất động sản ở Hải Dương nói chung và Nam Sách nói riêng. Giá đất được công bố trong đấu giá sẽ loại bỏ tâm lí hoang mang, dao động về giá đất của các chủ thể tham gia thị trường, xóa “giá ảo” về BĐS, góp phần tạo sự bình ổn về giá cả đất đai, tạo điều kiện cho thị trường BĐS phát triền lành mạnh, bền vững.

4.4.4.3 Hiệu quả về công tác quản lý đất đai.

Hiệu quả trong quản lí và sử dụng đất đai, thể hiện ở nội dung sau:

+ Đất đai, tư liệu sản xuất đặc biệt, đấu giá QSDĐ khẳng định vai trò của đất đai trong nền kinh thế thị trường, thừa nhận đất đai QSDĐ là hàng hóa trong hoạt động thị trường BĐS.

+ Thông qua đấu giá quyền sử dụng đất công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể triển khai thực hiện nhanh chóng, thuận lợi đối với các cơ quản lý đất đai, tạo niềm tin đối với người sử dụng đất

+ Đấu giá quyền sử dụng đất là một hình thức khai thác, sử dụng đất đai hiệu quả, tiết kiệm, kinh tế, tạo ra một sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đối tượng tham gia đấu giá nhằm huy động tối đa nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời loại bỏ được yếu tố tiêu cực trong cơ chế “Xin, cho” hiện đang tồn tại ở nhiều địa phương, góp phần lành mạnh hóa thủ tục hành chính + Giải quyết chuyển mục đích cho các khu vực đất nông nghệp nằm xen lẫn trong khu dân cư, các khu vực đất cho các đơn vị không sử dụng, các thửa đất nằm lẫn giữa các công trình khác.

+ Tiền thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất được sử dụng để xây dựng các công trình hạ tầng kĩ thuật đã góp phần cho việc sử dụng đất trong khu vực được đầu tư công trình kỹ thuật đi vào nền nếp hơn, giảm tình trạng lấn

chiếm đất đai trái phép.

+ Việc đấu giá quyền sử dụng đất đã đưa giá đất sát với thực tế, phản ánh được nhu cầu thực tế của thị trường hạn chế những tiêu cực xảy ra trong giao đất, cho thuê đất.

+ Đấu giá quyền sử dụng đất đã đưa quyền sử dụng đất đến với tay những chủ thể có nhu cầu và khả năng sử dụng thực sự, tránh tình trạng “xin – cho” trước đây đã để nhiều diện tích đất có tiềm năng không được sử dụng hoặc sử dụng không hợp lí, gây lãng phí

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở một số dự án trên địa bàn huyện nam sách tỉnh hải dương, giai đoạn 2007 - 2012 (Trang 95 - 98)