CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ
2.2 Cơ sở pháp lý cho việc áp dụng công cụ phái sinh tiền tệ tại ngân hàng
TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Đối với hợp đồng kỳ hạn tiền tệ, hợp đồng hoán đổi tiền tệ
17/1998/QĐ-NHNN ngày 10/01/1998. Quy chế này đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các NHTM, tạo cơng cụ phịng ngừa rủi ro ty giá và lãi suất, đồng thời tăng cường sự quản lý và giám sát của NHNN về lĩnh vực ngoại hối. Theo quyết định này, giao dịch ngoại hối chỉ mới được thực hiện thông qua các công cụ giao ngay, kỳ hạn và hốn đổi.
Đới tượng tham gia giao dịch:
Điểm bất cập của Quyết định 17/1998/QĐ-NHNN là cấm các cá nhân và tổ chức kinh tế không phải là pháp nhân Việt Nam ký kết hợp đồng hối đối kỳ hạn, đồng thời khơng đề cập đến việc mua bán ngoại tệ của các tổ chức phi kinh tế khác. Với chính sách thu hút kiều hối và hội nhập kinh tế, khối lượng ngoại tệ giao dịch của các cá nhân và tổ chức ngày càng tăng, quy định trên đã làm triệt tiêu một mảng thị trường tiềm năng.
Sau đó, ngày 10/11/2004 NHNN ra quyết định số 1452/2004QĐ-NHNN đã mở rộng phạm vi đối tượng được phép tham gia giao dịch kỳ hạn ngoài các tổ chức kinh tế, có các tổ chức khác và cá nhân có nhu cầu ngoại tệ hợp pháp cũng được quyền tham gia mua bán ngoại tệ kỳ hạn. Đây là quyết định tạo điều kiện cho giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi được sử dụng rộng rãi, phù hợp với những biến động ngày càng tăng của ty giá trong giai đoạn hội nhập.
Đồng tiền giao dịch:
Theo quyết định 17/1998/QĐ-NHNN, giao dịch kỳ hạn được phép tiến hành giữa ngoại tệ với VND hoặc giữa ngoại tệ với nhau, nhưng “trong trường hợp cần thiết, NHNN sẽ quy định các đồng tiền khơng được phép giao dịch”
Cịn quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN chỉ nêu: “Tổng giám đốc (Giám đốc) các TCTD được phép được quy định các loại ngoại tệ giao dịch tại đơn vị mình và ty giá giao dịch của các ngoại tệ phù hợp với quy định hiện hành của NHNN”. Điều này phản ánh NHNN đã giảm bớt can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối và tạo điều kiện cho các TCTD linh hoạt và chủ động hơn trong kinh doanh.
Phí giao dịch:
TCTD được phép thu
Quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN có điểm mới là “Các TCTD được phép khơng được thu phí giao dịch đối với giao dịch hối đoái giao ngay, hoán đổi, kỳ hạn”. NHNN ngày càng tạo điều kiện về mặt pháp lý để hoạt động ngân hàng tiến hành thuận lợi hơn.
Ty giá giao dịch:
Theo quyết định 648/2004/QĐ-NHNN ngày 28/05/2004, cách tính ty giá kỳ hạn đã có sự thay đổi căn bản, khơng còn theo điểm kỳ hạn cố định như biên độ được công bố cho từng kỳ hạn qui định mà dựa theo: ty giá giao ngay của ngày ký hợp đồng kỳ hạn; Chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam (tính theo năm) do NHNN Việt Nam cơng bố và lãi suất mục tiêu của Đôla Mỹ do Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ cơng bố.
Có thể khẳng định rằng, quyết định này đã đưa cách tính ty giá kỳ hạn của các NHTM tiến gần với thông lệ quốc tế và là tiền đề pháp lý quan trọng cho sự phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam nói chung và giao dịch kỳ hạn nói riêng.
Ky hạn giao dịch:
Theo quyết định 648/2004/QĐ-NHNN, kỳ hạn của hợp đồng cũng được mở rộng từ 3 ngày đến 365 ngày. Việc mở rộng thời hạn là tất yếu và NHNN không thể tiếp tục quy định ty lệ % gia tăng cho môi thời hạn và môi loại ngoại tệ như trước đây. Với kỳ hạn linh hoạt phù hợp với thông lệ quốc tế đã đáp ứng được nhu cầu về thời hạn trong hoạt động phòng ngừa rủi ro ty giá của các chủ thể tham gia giao dịch.
Đối với hợp đồng quyền chọn tiền
tệ: Quyền chọn ngoại tệ:
Theo công văn số 135/NHNN-QLNH ngày 12/02/2003, NHNN đã cho phép Eximbank là ngân hàng đầu tiên trong cả nước được thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ. Trên cơ sở sau khi cho phép thực hiện thí điểm, NHNN đã chính thức cho phép tất cả các NHTM được thực hiện giao dịch quyền chọn thông qua Quyết định số1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004. Quyết định
này có những điểm đáng lưu ý:
Thứ nhất, đồng tiền giao dịch: giao dịch quyền chọn chỉ thực hiện ngoại tệ với ngoại tệ.
Thứ hai, đối tượng tham gia giao dịch: cho phép cá nhân tham gia giao dịch; các TCTD được phép luôn đứng ở vị thế là người bán quyền chọn đối với các tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân.
Thứ ba, giới hạn cung ứng hợp đồng quyền chọn của các tổ chức tín dụng được phép: TCTD được phép được duy trì tổng giá trị hợp đồng quyền lựa chọn khơng có giao dịch đối ứng tối đa là 10% vốn tự có.
Thứ tư, kỳ hạn của các hợp đồng quyền chọn: do các TCTD được phép và khách hàng tự thỏa thuận.
Quyết định này đã giới thiệu cho thị trường làm quen với giao dich quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ và là bước đệm tiền đề giúp cho NHNN đưa ra thực hiện cơng cụ phịng ngừa rủi ro khác là quyền chọn tiền đồng.
Quyền chọn nội tệ:
Kế tiếp, trước nhu cầu về bảo hiểm rủi ro ty giá của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, ngày 18/4/2005, NHNN đã có cơng văn số 326/NHNN-QLNH cho phép ACB triển khai thí điểm giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ và VND. Qua 3 năm thực hiện, NHNN đánh giá việc sử dụng giao dịch này của các TCTD và doanh nghiệp chỉ nhằm mục đích lách trần ty giá nhiều hơn là bảo hiểm rủi ro ty giá và gặp khó khăn trong việc kiểm tra thực hiện giao dịch này, vì thế vào ngày 18/3/2009 NHNN ban hành văn bản số1820/NHNN-QLNH chấm dứt thực hiện nghiệp vụ quyền chọn nội tệ, các TCTD chỉ được cung cấp quyền lựa chọn giữa hai ngoại tệ với nhau.
Ngoài ra, một số cải cách pháp lý nữa có thể giúp thị trường phái sinh phát triển nhanh hơn đã được ban hành như: ban hành về chính sách thuế, về chế độ kế tốn nghiệp vụ phái sinh tiền tệ tại các NHTM…nhưng còn một số giới hạn cách sử dụng và chưa cho phép thực hiện giao dịch tiền tệ tương lai. (Phụ lục 1)
chỉnh, còn nhiều khoảng cách so với yêu cầu quốc tế cho các ngân hàng, do đó làm hạn chế cạnh tranh trong việc phát triển thị trường ngân hàng và tiền tệ. Trong điều khoản của quy định về sản phẩm phái sinh, Việt Nam vẫn còn thiếu một khung pháp lý, đây là một trở ngại lớn cho NHTM Việt Nam trong việc triển khai các sản phẩm mới.