Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thực hiện kinh doanh công cụ phá

Một phần của tài liệu Phát triển các công cụ phái sinh tiền tệ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 83)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ

3.3 Giải pháp phát triển các công cụ phái sinh tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập

3.3.1.4 Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thực hiện kinh doanh công cụ phá

công cụ phái sinh tiền tệ

Môi năm Eximbank nên tổ chức chương trình đào tạo, tập huấn, trao đổi kiến thức cho các nhân viên kinh doanh công cụ phái sinh tiền tệ tại chi nhánh và nhân viên kinh doanh tại phịng kinh doanh tiền tệ. Tạo mơi trường làm việc thân thiện, đoàn kết, cùng chia sẽ và học tập trong tồn hệ thống nói chung cũng như trong bộ phận kinh doanh nói riêng. Đồng thời, coi trọng việc đào tạo thông qua công việc hàng ngày như cán bộ lãnh đạo tạo điều kiện, dành thời gian chỉ dẫn và giao việc cụ thể, có đánh giá để cán bộ tăng cường tự học, vươn lên.

Bên cạnh đó, để trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật, phân tích thơng tin để dự đốn xu hướng diễn biến của thị trường nhằm sử dụng các công cụ phái sinh một cách hiệu quả nhất. Eximbank cần cử một số nhân viên có khả năng đi nghiên cứu tại nước ngồi để có điều kiện học hỏi khơng chỉ lý thuyết mà cả thực tiễn thực hiện các nghiệp vụ này. Để nhân viên thực sự quan tâm đến việc học tập và nâng cao trình độ chun mơn, Eximbank cần có cơ chế khuyến khích bằng cách hơ trợ một phần hoặc tồn bộ kinh phí, thực hiện chế độ khen thưởng, đề bạt đối với những nhân viên học tập đạt kết quả tốt và có khả năng vận dụng tốt trong thực tế cơng tác. Đưa ra chế độ đãi ngộ, phần thưởng thêm khi vượt mức kế hoạch ưu cho nhân viên kinh doanh cơng cụ phái sinh tiền tệ. Có chính sách thu hút nhân tài vào bộ phận kinh doanh ngoại hối để từng bước xây dựng bộ máy kinh doanh hoàn thiện cả về số lượng lẫn chất lượng trình độ chun mơn.

Cần nâng cao năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo. Đây là một trong những yếu tố quyết định năng lực và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Năng lực này phụ thuộc vào khả năng dự báo và chủ động xử lý kịp thời các tình huống phát sinh sử dụng có hiệu quả các cơ hội và vượt qua các thách thức.

3.3.1.5Trang bị thêm phần mềm xư lý trực tuyến

Theo cách thức quản lý của Deutsche Bank, các dealer của chi nhánh ngân hàng này luôn lấy thông tin ty giá liên tục và liên lạc trực tiếp với khách hàng ngay

lập tức qua mail để khách hàng kịp thời cập nhật thơng tin. Ngồi ra, các dealer được cài đặt hệ thống Reuters D2000-1 để xử lý các giao dịch nhanh chóng liên hệ với Deutsche Bank mẹ và đối tác quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay, Eximbank chỉ mới cài đặt hệ thống nối mạng với hãng Reuters chỉ được 1-2 máy chủ, vẫn cịn q ít để phát triển kinh doanh công cụ phái sinh tiền tệ. Eximbank nên xem xét trang bị thiết bị cho nhân viên thực hiện khi số lượng khách hàng ngày một nhiều hơn.

Ngoài những phương tiện, thiết bị hiện có của Reuters, Thomson hay Metastock, Eximbank cần trang bị thêm phần mềm xử lý, QLRR và tính phí đối với các nghiệp vụ phái sinh. Mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trên thị trường ngoại hối quốc tế, để tranh thủ sự hô trợ về kiến thức, về tài chính và kỹ thuật để hiện đại hóa cơng nghệ Ngân hàng và hệ thống phân tích quản lý rủi ro đối với các công cụ phái sinh.

3.3.1.6Tăng cường cơ chế kiểm sốt nợi bợ

Ban giám đốc Eximbank cần có chính sách bằng văn bản điều hành hoạt động kinh doanh công cụ phái sinh tiền tệ, cần xem xét lại cấu trúc đánh giá rủi ro và hệ thống kế toán cũng như cơ chế quản lý nhằm đảm bảo các quyết định được đưa ra trên cơ sở có đầy đủ thơng tin về rủi ro.

Eximbank cần đảm bảo tất cả rủi ro dự kiến và rủi ro thực tế của các sản phẩm phái sinh đều được thực hiện trong phạm vi giới hạn đã quy định và được thẩm định độc lập, rủi ro từng đối tác được xem xét chung và thường xuyên được kiểm tra lại. Do các nghiệp vụ phái sinh, đặc biệt là nghiệp vụ quyền chọn, chủ yếu dựa vào hệ thống máy tính, do đó, Eximbank cần có thiết bị dự phịng sự cố máy tính.

Hiện nay, Eximbank chưa có được phịng kinh doanh ngoại tệ theo chuẩn mực thế giới, bao gồm cả 3 bộ phận: Front Office, Back Office và Mid Office. Eximbank mới chỉ có bộ phận Front Office giữ vai trị giao dịch và Back Office để hạch tốn, mà chưa có bộ phận quản lý rủi ro về ty giá là Mid Office. Do đó, trong tương lai gần Eximbank nên xem xét việc mở rộng hoạt động phòng kinh doanh ngoại tệ, thành lập bộ phận Mid Office để thực hiện quản lý và kiểm soát rủi ro hiệu

quả. Bộ phận Mid Office sẽ thực hiện việc giám sát thường xuyên các trạng thái giao dịch; Thực hiện báo cáo nội bộ so sánh với trạng thái thực sự phải được thực hiện hàng ngày cho Cấp quản lý; Kiểm tra thường xuyên hạn mức giao dịch của các Dealer trong mức cho phép; …

Bên cạnh đó, Eximbank cần tăng cường hoạt động phân tích, dự báo, giám sát rủi ro thông qua hệ thống hạn mức để giới hạn mức lơ, ghi nhận kế tốn, hạn chế tổn thất cho ngân hàng do thực hiện các giao dịch phái sinh.

3.3.2 Giải pháp đối với doanh nghiệp

3.3.2.1Nâng cao nhận thức, chủ động cập nhật thông tin về công cụ phái sinh tiền tệ

Qua kết quả khảo sát, nguyên nhân chủ yếu mà các doanh nghiệp chưa quan tâm đến phòng ngừa rủi ro ty giá như hiện nay là do chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về nguy cơ rủi ro, về tầm quan trọng của quản trị rủi ro, chưa hiểu biết về vai trò cũng như kỹ năng sử dụng các cơng cụ phái sinh. Do đó, điều cần thiết cho DN là việc trang bị kiến thức về ngoại hối phái sinh để biết cách phòng ngừa rủi ro ty giá.

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần chủ động liên hệ với một nhà tư vấn có kinh nghiệm trong thị trường tài chính, và đặc biệt là tại các thị trường phái sinh như ngân hàng hoặc các chuyên gia tài chính phái sinh, để được tư vấn và nhận thức thêm các công cụ phái sinh tiền tệ. Các doanh nghiệp nên tìm hiểu những lợi ích của sản phẩm phái sinh để hạn chế rủi ro do biến động của ty giá hối đối. Nó có thể giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tìm cách tốt nhất để hạn chế rủi ro và tăng doanh thu.

Doanh nghiệp nên tham gia các buổi hội thảo chuyên đề về công cụ phái sinh tiền tệ và lợi ích từ các cơng cụ phái sinh đem lại để có thể đặt câu hỏi và trao đổi trực tiếp với các NHTM cùng với các cơ quan quản lý.

Doanh nghiệp nên thường xuyên cập nhật khung pháp luật trong nước và quốc tế như thông tin về nghĩa vụ và trách nhiệm các bên, các khoản thuế phát sinh…để thực hiện đúng giao dịch phái sinh trong và ngoài nước.

3.3.2.2Đào tạo nhân viên am hiểu việc sư dụng nghiệp vụ cơng cụ phái sinh tiền tệ

Ngồi các giải pháp nêu trên, để thị trường phái sinh thực sự phát triển bền vững thì điều kiện cần thiết là các doanh nghiệp vừa là đối tác, vừa là khách hàng phải được trang bị kiến thức nhất định về thị trường tài chính, tiền tệ, các nghiệp vụ kinh doanh, đặc biệt là nghiệp vụ phái sinh. Thiếu nhân sự có năng lực về sản phẩm phái sinh là một trở ngại khá lớn, làm cho các doanh nghiệp tuy thấy những rủi ro ty giá sắp tới tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh của mình, thậm chí nhiều doanh nghiệp cịn thấy rõ rằng nguy cơ phá sản do ty giá tăng nhưng họ khơng biết tìm đâu ra nhân sự ở cơ quan mình để thực hiện các chương trình quản trị rủi ro bài bản.

Trong khi đó, thị trường phái sinh và cơng cụ phái sinh ngoại hối rất đa dạng, phức tạp địi hỏi doanh nghiệp phải có trình độ chun mơn về lĩnh vực ngoại hối, am hiểu các kỹ thuật nghiệp vụ phái sinh ngoại hối. Đặc biệt là các nhà quản trị cấp cao vì chất lượng của một tổ chức luôn bắt nguồn từ bộ phận lãnh đạo. Điều này có nghĩa là quản trị cấp cao và ban giám đốc phải là người dẫn đầu về sự thành thạo và am hiểu các hoạt động phái sinh của cơng ty có tham gia. Khơng cần phải là một chuyên gia nhưng phải có khả năng xác định môi công cụ mà công ty sử dụng và biết tại sao cơng ty lại sử dụng các cơng cụ đó, có khả năng vận dụng linh hoạt các cơng cụ phịng chống rủi ro ty giá đối với danh mục đầu tư bằng ngoại tệ của doanh nghiệp mình. Mặc dù NHTM có thể tư vấn và lựa chọn cơng cụ giúp khách hàng nhưng sẽ có lợi hơn rất nhiều nếu DN có đội ngũ về phịng ngừa rủi ro ty giá.

Đưa ra chính sách khen thưởng động viên nhân viên kinh doanh tiền tệ đạt doanh số cao, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

3.3.2.3Xây dựng chính sách quản lý rủi ro cụ thể

DN phải xây dựng được các chính sách và tiến trình quản lý quá trình sử dụng cơng cụ phái sinh. Các chính sách này phải xác định rõ lý do cơ bản của việc sử dụng công cụ phái sinh và các công cụ này được sử dụng trong hoàn cảnh nào, ủy quyền cho nhân viên thích hợp để thực hiện các giao dịch, xác định các giới hạn giao dịch, thiết lập q trình kiểm sốt để bảo đảm rằng tất cả các chính sách ln

được tôn trọng và xác định cách các thành quả do hoạt động quản trị rủi ro mang lại.

Quản trị cấp cao không nhất thiết phải liên quan mật thiết hằng ngày với các hoạt động quản trị rủi ro nhưng là người cuối cùng gánh mọi trách nhiệm. Nhà quản trị cấp cao cần thiết lập một cấu trúc tổ chức và quá trình bảo đảm rằng năng lực quản trị rủi ro sẽ được thực hiện hiệu quả như:

- Xây dựng các chính sách. - Xác định vai trị trách nhiệm.

- Nhận diện các chiến lược có thể chấp nhận được. - Bảo đảm nguồn nhân sự có chất lượng cao. - Bảo đảm một hệ thống kiểm sốt hiệu quả.

Ngồi ra, văn hóa trách nhiệm trong doanh nghiệp nên được quy định rõ ràng. Các doanh nghiệp cần phải phân định rõ trách nhiệm quản lý rủi ro trong công ty, quy định quyền phán quyết mức rủi ro tài chính rõ ràng đối với từng vị trí lãnh đạo và từng khu vực nhất định. Cụ thể, với mơi vị trí lãnh đạo và từng khu vực, họ được phép chịu rủi ro đến mức nào và vượt q mức đó thì họ phải làm các giao dịch phòng chống rủi ro.

3.3.3 Các giải pháp từ Cơ quan quản lý

Theo kết quả khảo sát, về nguyên nhân doanh nghiệp không sử dụng các cơng cụ phái sinh là do chưa có nhu cầu và chưa quan tâm đến các sản phẩm phái sinh. Bên cạnh đó, ngun nhân chính là do chính sách từ các cơ quan quản lý. Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng công cụ phái sinh nhiều hơn nữa.

3.3.3.1Hoàn thiện hệ thống pháp lý cho thị trường công cụ phái sinh

Như đã đề cập trong phần khảo sát chương 2, các doanh nghiệp cho rằng các văn bản pháp lý hướng dẫn các nghiệp vụ phái sinh tiền tệ của NHNN còn một số bất cập, chưa đầy đủ. Điều đó đã khiến cho các NHTM và các doanh nghiệp rất lúng túng trong việc thực hiện các giao dịch này.

Chính vì vậy, NHNN cần nghiên cứu ban hành những quy tắc cơ bản nhất trong giao dịch phái sinh, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể sao cho vừa phù hợp với thông lệ quốc tế vửa phù hợp với điều kiện thị trường của Việt Nam hiện nay, để có hành lang pháp lý chung, tránh để các NHTM thực hiện nghiệp vụ mới một cách riêng lẻ, khơng thống nhất, dễ gây ra tranh chấp khi có sự cố xảy ra.

Ngồi ra, để các cơng cụ phái sinh được vận hành thông suốt và phổ biến, hệ thống pháp luật về các công cụ phái sinh cần được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật chính thức chứ không dừng lại ở các văn bản hướng dẫn ở cấp Bộ, ngành. Cụ thể là:

-Quy định tiêu chuẩn về mặt tư cách pháp lý, lượng vốn tối thiểu, chứng từ cần thiết để các cá nhân, pháp nhân được phép tham gia thị trường với các mục đích như phịng vệ, đầu cơ và kinh doanh chênh lệch giá;

-Quy định về nội dung cơ bản của hợp đồng phái sinh, quy trình giao dịch các loại cơng cụ phái sinh như cơ chế thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ giao dịch và sự bảo vệ của luật pháp đối với các bên tham gia;

-Để đảm bảo tính bền vững của thị trường, yêu cầu bắt buộc về tái phòng ngừa rủi ro trên thị trường quốc tế, như vậy sẽ khống chế và bắt buộc hệ thống NHTM trong nước không được gánh chịu rủi ro từ người mua các hợp đồng quyền chọn hoặc kỳ hạn;

-Đặc biệt, để thúc đẩy các chủ thể tham gia thị trường phái sinh thì cần thơng thống hơn trong việc quy định mục đích sử dụng cơng cụ phái sinh, nên cho phép các nhà đầu tư được phép đầu cơ chứ không chỉ dừng lại ở mục đích phịng vệ. Như vậy, thị trường phái sinh sẽ trở nên hấp dẫn hơn vì doanh nghiệp có thể đồng thời bảo hiểm được rủi ro vừa kiếm được lợi nhuận;

Đồng thời, cần phải tạo lập được cơ sở pháp chế, chính sách về phát hành, chuyển nhượng, chiết khấu cơng cụ tài chính bước đầu phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam. Nhà nước cần tiếp tục ban hành những quy chế, thông tư hướng dẫn… chi tiết hơn việc công bố thông tin ra thị trường ngoại hối cũng như những chế tài nghiêm khắc đối với các vi phạm về cơng bố thơng tin.

Ngồi ra, NHNN cần hồn thiện chế độ kế tốn, quy định cụ thể về các giao dịch phái sinh, có các hướng dẫn cụ thể quy định cách tính tốn thu nhập, chi phí, cách tính giá hạch tốn, cách định giá, … phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm giúp các NHTM thực hiện tốt việc theo dõi quản lý nghiệp vụ phái sinh trong quá trình áp dụng.

3.3.3.2Từng bước tự do thị trường tài chính tiền tệ và hợi nhập quốc tế

Hiện nay, việc tham gia hoạt động trên thị trường ngoại hối quốc tế của các NHTM Việt Nam cịn rất hạn chế. Vì vậy, để phát triển các công cụ phái sinh tiền tệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thì thị trường ngoại hối phải từng bước phát triển hội nhập với thị trường ngoại hối quốc tế. Các cơ quan chức năng cần ban hành một quy chế giao dịch có tính chất tổng hợp, phù hợp với thơng lệ quốc tế và có hiệu lực thi hành, nên hủy bỏ việc các NHTM phải xin phép NHNN khi muốn thực hiện nghiệp vụ hối đối mới theo thơng lệ quốc tế.

Đồng thời, theo diễn biến phát triển của nền kinh tế, trong q trình tự do hóa tài chính, NHNN cần đẩy mạnh điều chỉnh chính sách quản lý ngoại hối thơng thoáng nhằm tạo ra sự hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư. Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng cơ chế ty giá thả nổi có sự điều tiết để điều hành chính sách tiền tệ, ty giá chưa phản ánh đúng cung cầu trên thị trường. Và việc NHNN duy trì ty giá ổn định như hiện nay sẽ tạo tâm lý yên tâm trước rủi ro về ty giá, dẫn đến việc các nhà đầu tư không quan tâm đến phịng chống rủi ro. Do đó, về lâu dài NHNN cần có cơ chế

Một phần của tài liệu Phát triển các công cụ phái sinh tiền tệ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w