CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG CỤ PHÁI SINH TIỀN TỆ
2.3 Thực trạng sư dụng các công cụ phái sinh tiền tệ tại ngân hàng TMCP
2.3.4 Đánh giá tình hình phát triển công cụ phái sinh tiền tệ tại ngân hàng TMCP
TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
2.3.4.1 Kết quả đạt được
Tổng kết thực trạng sử dụng từng công cụ phái sinh tiền tệ tại Eximbank có thể đánh giá tình hình phát triển các cơng cụ phái sinh tiền tệ tại Eximbank trong thời gian qua đã đạt được những kết quả như sau:
Thứ nhất, về cơ bản Eximbank đã triển khai hầu hết các công cụ phái sinh tiền tệ, Eximbank đã ban hành các quy trình và quy định hướng dẫn sử dụng theo đúng quy định của NHNN.
Thứ hai, Eximbank bước đầu đã phát huy được vai trị của các cơng cụ phái sinh, góp phần giúp ngân hàng và doanh nghiệp linh hoạt sử dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro ty giá hay tìm kiếm lợi nhuận. Qua các phân tích ở trên cho thấy rằng các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn tại Eximbank đã có những bước phát triển nhất định. Bằng việc cung cấp các sản phẩm phái sinh cho khách hàng để thu lợi nhuận, Eximbank đã đưa các công cụ phái sinh lại gần hơn với doanh nghiệp đặc biệt là giao dịch kỳ hạn và giao dịch hoán đổi.
Thứ ba, hiện nay Eximbank đang có các chương trình Reuter theo dõi trực tiếp ty giá và thực hiện giao dịch trực tuyến như Reuter 3000-Xtra, Reuter dealing, R.T.F.X... Ứng với mơi chương trình thì có 1 máy tính chủ đặt tại Hội sở, so với doanh số giao dịch các công cụ phái sinh như hiện nay thì đáp ứng vừa đủ. Tương tự, nguồn nhân lực cũng đủ để thực hiện giao dịch. Bên cạnh đó, để kiểm sốt và ngăn ngừa, hạn chế rủi ro Eximbank cũng đã xây dựng các hệ thống hạn mức như hạn mức trên một giao dịch, hạn mức lô trên một giao dịch, trạng thái mở trong ngày, trạng thái mở qua đêm đối với từng chức danh và báo cáo trạng thái ngoại tệ theo quy định của NHNN.
Thứ tư, Eximbank đã nghiên cứu đưa ra các sản phẩm phái sinh kết hợp với các sản phẩm dịch vụ khác như cho vay, bảo hiểm ty giá, lãi suất tạo nhiều tiện ích đã thu hút được DN sử dụng, thích hợp với điều kiện lạm phát và ty giá biến động thường xuyên.
Thứ năm, ngoài việc thực hiện môi giới cho khách hàng về các giao dịch phái sinh ngoại hối, Eximbank còn thực hiện mua hay bán các giao dịch phái sinh ngoại hối cho chính các trạng thái ngoại hối của ngân hàng mình để phịng ngừa rủi ro của ty giá. Eximbank đã linh động tham gia vào hoạt động phái sinh quốc tế để tự bảo hiểm rủi ro hiệu quả và mở rộng quan hệ hợp tác với đối tác nước ngồi. Điển hình là cuộc khủng hoảng năm 2008, là ngân hàng chuyên về xuất nhập khẩu, Eximbank đã sử dụng thành công các hợp đồng phái sinh để tự bảo vệ mình trước rủi ro. Theo bảng tài sản và nợ của Eximbank theo loại tiền năm 2009, hoạt động kinh doanh đã đẩy Eximbank vào trạng thái thiếu hụt USD, vàng, AUD. Chính vì vậy, Eximbank đã phòng vệ bằng cách mua vào các hợp đồng kỳ hạn USD, vàng, AUD. Đồng thời, Eximbank ký kết các hợp đồng kỳ hạn bán ra các đồng tiền đang trong trạng thái dư thừa như VND, EUR và JPY. Hợp đồng hoán đổi cũng được thực hiện để thu hẹp chênh lệch giữa tài sản và nợ của môi loại tiền tệ, cải thiện trạng thái tiền tệ ròng. Chẳng hạn, 402.952 triệu đồng giao dịch phái sinh USD thuộc phần tài sản giúp tăng tổng tài sản bằng USD lên 10.833.985 triệu đồng gần với mức 12.191.517 triệu đồng nợ của ngân hàng bằng USD. Ngược lại, do Eximbank đang sở hữu một khoảng tài sản 395.674 triệu đồng bằng EUR, trong khi nợ bằng EUR chỉ ở 352.207 triệu đồng. Vì vậy, Eximbank đã phòng ngừa rủi ro ty giá EUR/VND xuống bằng khoản công nợ giao dịch phái sinh trị giá 40.311 triệu đồng. Điều này giúp trạng thái EUR của ngân hàng ở mức dương 3.156 triệu đồng, thấp hơn nhiều con số 43.467 triệu đồng nếu không sử dụng công cụ phái sinh (Phụ lục 2). Tương tự như vậy, Eximbank đã thành công trong việc đưa ra những khoản tiền tệ cần phòng ngừa dựa trên mức độ biến động ty giá của môi loại ngoại tệ. Kết quả là tổng giá trị hợp đồng phái sinh tiền tệ tại Eximbank tăng vọt vào năm 2008 (tăng 316% so với năm 2007) và năm 2009 (tăng 442% so với năm 2007).
Hợp đồng kỳ hạn
Đối với Eximbank thì việc thực hiện giao dịch kỳ hạn tiền tệ đã góp phần đa dạng hóa nghiệp vụ và nâng cao doanh số kinh doanh. Các giao dịch diễn ra thường xuyên hơn và có quy mơ hơn qua các năm, doanh số giao dịch tăng dần qua các
năm chứng tỏ giao dịch kỳ hạn tiền tệ rất cần thiết đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và việc vận dụng hợp đồng kỳ hạn tại Eximbank ban đầu cũng rất hiệu quả.
Việc triển khai hợp đồng kỳ hạn tiền tệ đã đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ cho doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường luôn chịu áp lực khan hiếm ngoại tệ. Hơn nữa, việc tham gia vào thị trường kỳ hạn cũng giúp cho doanh nghiệp nâng cao kiến thức về giao dịch kỳ hạn và bước đầu hình thành tập quán bảo hiểm rủi ro ty giá trong hoạt động kinh doanh.
Đối tượng tham gia giao dịch kỳ hạn với Eximbank phần lớn là khách hàng doanh nghiệp, tuy nhiên số lượng doanh nghiệp giao dịch kỳ hạn với Eximbank là không nhiều, số lượng khách hàng giao dịch kỳ hạn cao nhất năm 2009 chỉ có là 1.128 khách hàng nếu so với 500.000 doanh nghiệp hiện có tại Việt Nam là con số q ít.
Hợp đồng hốn đổi
Eximbank thực hiện giao dịch hoán đổi chủ yếu là hợp đồng hoán đổi đồng nhất cơ bản bao gồm một nghiệp vụ giao ngay và một nghiệp vụ kỳ hạn một đồng tiền. Đối tượng tham gia giao dịch hoán đổi chủ yếu với Eximbank là các TCTD khác. Điều này cho thấy, Eximbank đã tạo thêm một kênh cung ứng tiền hiệu quả khi thiếu vốn VND và thừa ngoại tệ.
Cuối năm 2013, hội sở đã triển khai mơ hình kinh doanh ngoại tệ mới với cơ chế mua bán ngoại tệ nội bộ với mục đích duy trì lợi thế cạnh tranh tại chi nhánh trên cơ sở chi nhánh được phép duy trì trạng thái qua nghiệp vụ hốn đổi với hội sở. Việc giữ trạng thái sẽ kéo dài cho đến khi chi nhánh tất toán được trạng thái đó bằng nghiệp vụ đối ứng bán (hoặc mua) lượng ngoại tệ đã mua (hoặc bán) trước đó. Điều này giúp các chi nhánh, đặc biệt là các chi nhánh nhỏ được chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, từng bước làm quen với các nghiệp vụ phái sinh tiền tệ, dần dần ứng dụng đa dạng các nghiệp vụ phái sinh để gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh.
Hợp đồng quyền chọn
Kết quả bước đầu rất khả quan, điều này có thể nhận thấy thông qua doanh số giao dịch được thực hiện. Giao dịch quyền chọn được xem là một công cụ rất linh hoạt giúp các doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro ty giá rất hiệu quả.
2.3.4.2 Những tồn tại khi triển khai các công cụ phái sinh tiền tệ
Bên cạnh một số kết quả nhất định và nổi bật thì sau hơn 10 năm quy định và triển khai các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ vẫn cịn khơng ít những trở ngại, bất cập, cản trở sự phát triển các công cụ này tại Eximbank. Một số hạn chế về sự phát triển các cơng cụ tài chính phái sinh tiền tệ tại Eximbank trong thời gian qua như:
- Thứ nhất, kinh doanh ngoại tệ bằng các công cụ phái sinh tiền tệ chưa thật sự có lợi nhuận để đóng góp vào doanh thu của ngân hàng Eximbank.
Bảng 2.8: Lời/lỗ từ giao dịch phái sinh tiền tệ tại Eximbank giai đoạn 2006-2013. Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Doanh thu của SPPS 20.979 212.405 229.154 923.767 87.937 747.547 787.994 203.434 Chi phí của SPPS 23.849 328.023 732.512 455.910 194.823 589.514 703.812 403.643 Lời/Lỗ SPPS -2.870 -115.618 -503.357 467.857 -106.886 158.033 84.182 -200.209 Lời/Lỗ KDNT 75.453 139.257 634.105 135.409 15.750 -88.156 -297.374 -113.577
Nguồn: Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính các của Eximbank.
Từ năm 2006 đến 2010, kinh doanh ngoại tệ tại Eximbank đều có lãi, tuy nhiên thu nhập từ cơng cụ phái sinh lại đa số là lô. Việc cung cấp các sản phẩm phái sinh chưa đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mà chủ yếu là các giao dịch giao ngay (mua bán ngoại tệ, kinh doanh vàng…)
- Thứ hai, giao dịch giao ngay vẫn đang đóng vai trị chủ đạo trong tổng doanh số giao dịch của Eximbank. Kinh doanh ngoại tệ bằng các công cụ phái sinh cịn q ít chỉ chiếm ty trọng thấp chưa tới 10% trong tổng doanh số giao dịch ngoại tệ.
Bảng 2.9: Ty trọng doanh số giao dịch phái sinh tiền tệ tại Eximbank giai đoạn 2006-2013. Năm Doanh số giao dịch kỳ hạn (triệu USD) Doanh số giao dịch hoán đổi (triệu USD) Doanh số quyền chọn (triệu USD) Tổng doanh số giao dịch phái sinh (triệu USD) Doanh số mua bán ngoại tệ (triệu USD) Ty trọng doanh số phái sinh /tổng doanh số mua bán ngoại tệ (%) 2006 225 252 38 515 8,000 6.44% 2007 66 129 128 323 8,400 3.85% 2008 410 117 149 676 10,100 6.69% 2009 739 370 1,109 6,100 18.18% 2010 87 48 135 10,800 1.25% 2011 198 178 376 20,076 1.87% 2012 608 216 824 28,550 2.89% 2013 1,132 404 1,536 41,093 3.74%
Nguồn: Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính các của Eximbank.
- Thứ ba, các cơng cụ tài chính phái sinh tiền tệ đã triển khai tại Eximbank chưa phong phú, chưa tạo nhiều tiện ích nên chưa hấp dẫn đối với khách hàng. Nghiệp vụ hoán đổi chủ yếu chỉ thực hiện hoán đổi đồng nhất và chủ yếu giao dịch với TCTD khác. Nghiệp vụ quyền chọn hầu như không phát sinh giao dịch, phí quyền chọn đưa ra cịn khá cao, khơng mang tính hấp dẫn. Eximbank chưa có vận
dụng các chiến lược kinh doanh trong các giao dịch quyền chọn, chỉ đóng vai trị là nhà mơi giới trung gian giữa cung và cầu ngoại tệ trong nước và nước ngoài.
- Thứ tư, số lượng khách hàng tham gia còn khá khiêm tốn. Số lượng giao dịch kỳ hạn cao nhất chỉ có 1.128 khách hàng, giao dịch hốn đổi cao nhất cũng có 881 khách hàng, cịn thấp nhất là giao dịch quyền chọn số lượng giao dịch thời điểm cao nhất cũng có khoảng 10 khách hàng. Giao dịch phái sinh chưa thực sự thu hút được số lượng lớn khách hàng.
- Thứ năm, ty trọng mua bán kỳ hạn quá chênh lệch, mua kỳ hạn chỉ chiếm khoảng 23% trong khi đó bán kỳ hạn chiếm đến 77%. Ngồi mục đích phịng ngừa rủi ro ty giá, các doanh nghiệp tham gia hợp đồng kỳ hạn chủ yếu nhằm có được ngoại tệ trong tương lai để thanh tốn cho nước ngồi khi thị trường khan hiếm ngoại tệ mà chủ yếu là USD. Do đó, làm cho nghiệp vụ này chưa thể phát triển được. Bên cạnh đó, Eximbank có thể chịu rủi ro ty giá khi ty giá biến động nhiều hơn so với dự kiến.
- Chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng cũng chưa hoàn thiện. Các nhân viên giao dịch chỉ thực hiện việc mua bán theo yêu cầu của khách hàng, chưa đảm nhận vai trò là người tư vấn, hô trợ khách hàng trong việc lựa chọn các phương thức mua bán phù hợp để đảm bảo lợi ích cho khách hàng. Việc tiếp thị, quảng cáo cũng như giới thiệu các công cụ phái sinh và ý nghĩa của nó chưa được ngân hàng thực hiện một cách đồng bộ nên hiểu biết của khách hàng về các nghiệp vụ này cịn ở mức độ giới hạn.
Nhìn một cách tổng quát, mức độ áp dụng các công cụ phái sinh ở Eximbank còn rất hạn chế và kém phát triển. Sự phát triển thị trường phái sinh là xu thế tất yếu của thị trường tài chính. Do đó, để trở thành một ngân hàng thương mại hiện đại nói chung và phát triển hoạt động kinh doanh cơng cụ phái sinh nói riêng, địi hỏi tất cả những hạn chế trên cần phải được giải quyết và khắc phục bởi chính ngân hàng cũng như các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.3.4.3 Các nguyên nhân hạn chế sự phát triển các cơng cụ phái sinh tiền tệ
2.3.4.3.1 Từ phía ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
- Chưa có chiến lược kinh doanh cụ thể cho từng công cụ phái sinh tiền tệ và chiến lược kinh doanh cụ thể cho từng nhóm khách hàng. Hiện nay, Eximbank chỉ mới đưa ra các chiến lược tổng thể cho phòng kinh doanh tiền tệ, mà chưa có xây dựng được kế hoạch kinh doanh cụ thể từng công cụ phái sinh tiền tệ để từ đó đưa ra các mục tiêu thực hiện khác nhau. Và Eximbank cũng chưa thực hiện việc phân chia khách hàng thành từng nhóm để có chính sách chăm sóc và tiếp thị riêng. Do đó, các nghiệp vụ quyền chọn đang được thực hiện dạng cầm chừng, đối ứng với từng khách hàng chưa đưa ra được chiến lược kinh doanh thực sự, giống như là nhà môi giới hơn là nhà đầu tư. Nghiệp vụ hoán đổi chỉ thực hiện dưới dạng hoán đổi cùng loại tiền với thời gian ký hợp đồng và thời gian đáo hạn khác nhau, chưa phát triển được nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ và hoán đổi lãi śt.
- Chi phí giao dịch có liên quan để giao dịch cơng cụ tài chính phái sinh cịn cao. Chủ yếu là do ngân hàng ít nhận được đầy đủ thơng tin và những dự báo về biến động trên thị trường ngoại tệ về biến động ty giá. Do đó, ngân hàng phát sinh nhiều tổn thất trong chi phí giao dịch, bao gồm các chi phí cụ thể sau: Chi phí tìm kiếm thơng tin, chi phí thương lượng với đối tác, chi phí để điều chỉnh trạng thái nhằm thích nghi với điều kiện mới của thị trường và tài thương lượng, chi phí phát sinh từ những yếu tố bất định và rủi ro về thơng tin, thể chế, chi phí ủy quyền tác nghiệp, chi phí thực hiện và giám sát.
- Năng lực kinh doanh ngoại tệ còn nhiều hạn chế, chưa có mơ hình tổ chức kinh doanh ngoại tệ chuẩn. Hoạt động mua bán ngoại tệ nói chung và thực hiện cơng cụ tài chính phái sinh nói riêng chủ yếu tập trung tại hội sở chính và một số chi nhánh lớn, nên Eximbank vẫn chưa gia tăng được quy mô giao dịch phái sinh trên tồn hệ thống. Chỉ có Hội sở chính và một vài chi nhánh lớn như Sở giao dịch 1, chi nhánh Hà Nội, chi nhánh Sài Gịn mới có bộ phận kinh doanh ngoại hối riêng biệt, còn đại đa số các chi nhánh, hoạt động kinh doanh ngoại hối thường được ghép
vào phịng Thanh tốn quốc tế, phịng Kế tốn, phòng Nguồn vốn kinh doanh…và cũng chưa có sự phân tách rõ ràng giữa bộ phận giao dịch mua bán và bộ phận kiểm sốt rủi ro và hơ trợ sau giao dịch.
- Chưa thật sự quan tâm và đầu tư đúng mức về hệ thống cơng nghệ để triển khai có hiệu quả các cơng cụ tài chính phái sinh tiền tệ.
Để thực hiện hoạt động mua bán ngoại tệ, triển khai các công cụ phái sinh Eximbank đã cơ cấu tổ chức phòng kinh doanh tiền tệ và đầu tư hệ thống máy móc thiết bị và cơng nghệ hiện đại như hệ thống Reuters Dealing, Reuters Extra, Reuters Eikon, hệ thống SWIFT, hệ thống Corebanking, máy Fax, máy Scan, máy điện thoại ghi âm tạo thuận lợi cho các giao dịch viên (Dealer) giao dịch tức thời nhưng vẫn đảm bảo tính chất pháp lý của giao dịch. Tuy nhiên, ứng với mơi chương trình trên thì có 1 máy tính chủ đặt tại Hội sở, do đó so với khối lượng giao dịch phát sinh như hiện nay là vừa đủ. Nhưng nếu khối lượng giao dịch phát sinh nhiều hơn thì có khả năng hệ thống máy tính sẽ khơng đáp ứng kịp thời.
Tại các chi nhánh lớn, hoạt động kinh doanh ngoại tệ vẫn cịn mang tính chất thủ cơng, chủ yếu thực hiện bằng điện thoại, chưa sử dụng nhiều các dịch vụ của hãng tin Reuter. Vì thế chưa có một bộ phận chuyên trách phân tích xu hướng thị trường để đưa ra mức giá cả thích hợp phục vụ kinh doanh ngoại tệ, mà chủ yếu phụ