Hơi thở, khẩu hình và âm thanh ca hát

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học chăm sóc, giáo dục dinh dưỡng trẻ em mầm non (Trang 28 - 29)

V. Một số vấn đề cần lưu ý đối với giáo viên mầm non khi dạy dân ca cho trẻ

2. Hơi thở, khẩu hình và âm thanh ca hát

Muốn hát dân ca tốt, ta cần phải biết cách lấy hơi, đẩy hơi và biết phân chia các câu để lấy hơi trong bài hát cho phù hợp. Khi hát, khẩu hình phải đúng, phải mở miệng sao cho âm thanh phát ra tròn đầy, vang sáng và rõ lời. Cách hát đúng trong ca hát là biết lấy hơi theo câu nhạc. Chú ý phải lấy hơi cả miệng và mũi. Giáo viên cần biết rằng, chúng ta tuyệt đối không được tiến hành bất cứ một bài luyện hơi thở nào cho trẻ trong tiết học âm nhạc. Hơi thở phải được củng cố ngay lúc hát. Giáo viên phải theo dõi, điều khiển khéo léo để trẻ dễ dàng lấy hơi vào đầu các câu nhạc (hoặc tiết nhạc) chớ không lấy hơi vào

giữa các từ. Có một số trẻ khi hát bị đứt đoạn giữa câu, không phải là hơi thở của trẻ ngắn mà vì trẻ khơng biết điều khiển hơi thở.

Để giúp trẻ có hơi thở tốt và biết điều khiển hơi thở, cho trẻ tập hát từ những bài có những tiết nhạc ngắn (2 nhịp) và những tiết nhạc dài (4 nhịp). Giáo viên điều khiển cho trẻ lấy hơi vào đầu các tiết nhạc (theo dấu phẩy) và giữ hơi để hát một cách chậm rãi với âm thanh vang, sáng, đầy đặn và rõ lời. Ví dụ, khi hát những bài hát ru, những làn điệu dân ca trữ tình, cho trẻ lấy hơi thật sâu sau đó đẩy hơi ra nhẹ nhàng, từ từ. Cịn đối với những bài đồng dao, những bài dí dỏm, cho trẻ ngắt hơi gọn khi hát các âm nảy (Staccato).

Khi hát, giáo viên cần hát bằng âm thanh phát ra bên ngồi của vịm miệng. Muốn hát dân ca tốt, người hát phải tập rung chữ, ngân chữ ở nhiều tiếng của câu hát. Kỹ thuật hát ngâm trong hát dân ca Việt Nam có nét độc đáo là uốn rất rõ dấu giọng và nhả chữ nhả lời mềm mại, uyển chuyển: hát liền tiếng, hát như nói. Khi hát dân ca âm thanh phải được đẩy lên cao và phát ra phía trước thật mềm mại, nhẹ nhàng với lối nhả chữ và hát ngân lên ở khoảng vang ở xoang mũi và xoang trán (thường ngân ở phần đuôi câu hát với các chữ "i, a, u" và đuôi chữ khi hát ngâm được ngân dài bằng vần ưm, ngưm lên mũi).

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học chăm sóc, giáo dục dinh dưỡng trẻ em mầm non (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)