Một số đặc điểm cơ bản dân ca lao động và dân ca trữ tình giao duyên a.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học chăm sóc, giáo dục dinh dưỡng trẻ em mầm non (Trang 32 - 36)

V. Một số vấn đề cần lưu ý đối với giáo viên mầm non khi dạy dân ca cho trẻ

7. Một số đặc điểm cơ bản dân ca lao động và dân ca trữ tình giao duyên a.

Dân ca lao động nhìn chung có:

- Ít nốt hoa mỹ, nốt luyến láy

- Giai điệu vui tươi, nhanh gọn, chắc khỏe. Đa số các bài hát thường được hát với tốc độ tương đối nhanh. Ví dụ như bài: "Con gà gáy le te"-dân ca Cống Khao, "Lý kéo chày "- dân ca Nam Bộ,...

b. Dân ca trữ tình giao dun nhìn chung có:

- Nhiều nốt hoa mỹ, nốt luyến láy; sự luyến láy khi hát ở đây rất tinh vi và phức tạp. - Giai điệu mượt mà, uyển chuyển. Khi hát địi hỏi có sự luyến láy, nhả chữ thật mềm mại, mượt mà và nhẹ nhàng. Đa số các bài hát thường được hát với tốc độ tương đối chậm. Ví dụ như bài: "Hoa thơm bướm lượn "-dân ca Quan họ Bắc Ninh, "Lý thương nhau "-dân ca liên khu V,...

♦ Ngoài những vấn đề nêu trên, giáo viên cần đặc biệt lưu ý :

- Chương trình giáo dục mới của bậc giáo dục mầm non hiện nay. Chương trình mới tạo điều kiện cho các giáo viên linh hoạt, chủ động và sáng tạo trong vấn đề chọn lựa (sưu tầm, đặt lời mới) cũng như "cách dạy" các làn điệu dân ca phù hợp với khả năng, nhu cầu và hứng thú của trẻ.

- Nên có sự cân bằng trong việc dạy ca khúc thiếu nhi và dân ca - Lựa chọn các bài hát dân ca phù hợp với tâm sinh lý trẻ

- Đặt lời mới cho các làn điệu dân ca giúp trẻ dễ nhớ dễ thuộc.

- Thực hiện đúng và linh hoạt các bước về phương pháp dạy dân ca cho trẻ.

VI. Minh họa

Các ký hiệu

Câu Nhịp Luyến nhanh (nốt hoa mỹ) Luyến 2 – 3 nốt Luyến 4 – 6 nốt GÀ GÁY LE TE

Dân ca Cống Khao Lời mới: Huy Trân Vui hoạt

- "Gà gáy le te" là bài dân ca dân tộc ít người sống ở miền núi phía Bắc Việt Nam: dân tộc Dáy- Cống Khao- Mường Te thuộc tỉnh Lai Châu. Bài hát này do nhạc sĩ Huy Trân, Hữu Thu sưu tầm ghi âm và phỏng dịch theo nguyên bản.

- Bài dân ca được viết ở thang 5 âm (Xon- La- Xi- Rê- Mi), giọng G dur, với nét nhạc - từ ngữ giản dị, trong trẻo, dễ hiểu phản ánh chân thật, mộc mạc cuộc sống sinh hoạt lao động sản xuất đi nương làm rẫy quanh năm của đồng bào miền núi. Đó là tiếng hát gọi nhau đi nương từ sáng sớm với những âm sắc đặc biệt của quê hương, của rừng núi tươi đẹp.

- Motif: tiết nhạc không chia môtif - Nhịp: 2/4

- Thể loại: dân ca lao động

- Hình thức: một đoạn đơn khơng nhắc lại cân đối, vuông vắn.

- Bài hát "Gà gáy le te" viết ở hình thức một đoạn đơn khơng nhắc lại, cân đối hài hịa vng vắn. Bài hát như thể hiện tình cảm trong sáng của con người miền núi. Những cảm xúc đó thể hiện ngay từ câu nhạc đầu bằng những tiết nhạc có cấu trúc như nhau tạo cảm giác nhẹ nhàng. Câu thứ nhất của bài hát gồm hai tiết nhạc, mỗi tiết nhạc gồm một môtif gồm bốn nhịp. Câu thứ hai của bài của bài hát cũng gồm hai tiết nhạc, mỗi tiết có bốn ơ nhịp, câu này kết chọn ở giọng chính.

- Ta thấy bài hát này có ít nốt hoa mỹ, ít luyến láy nhưng đối với bài hát này khi hát ta cần hát luyến láy nhẹ ở những chỗ "ai ơi" để thể hiện rõ đặc điểm dân ca vùng miền.

- Bài hát được hát với tốc độ tương đối nhanh, giai điệu vui tươi, chắc khỏe. Đây là một trong những đặc điểm nổi bậc của dân ca lao động.

- Bài hát chia làm 4 câu lấy hơi sau mỗi câu hát, chú ý cuối mỗi câu đều có các dấu lặng không được ngân dài các câu hát. Hát liền giọng âm thanh mượt mà, trong sáng. Các giáo viên mầm non có thể tập hát lời của dân tộc Cống Khao để hát cho cháu nghe: Gà phá té le té le mai (i) xô xô,

Phà né té le té le mai (i) xô xô !

Ná xố ni tềnh cồ li xơ lí mai (i) xơ xơ ! Tềnh cơ li xơ lí mai (i) xơ xơ !

HOA THƠM BƯỚM LƯỢN – DÂN CA QUAN HỌ BẮC NINH

- Bài "Hoa thơm bướm lượn" hay "Hoa thơm bướm dạo" là một bài dân ca trữ tình, là một trong những bài dân ca Quan họ được đánh giá là tinh tế và hấp dẫn- nó như là viên ngọc sáng trong nhiều viên ngọc dân ca. Nghe hát "Hoa thơm bướm lượn" ta cảm nhận được cái tinh tế, sự phong phú đa dạng của kho tàng giai điệu dân ca Quan họ. Có thể nói, dân ca Quan họ nói riêng, dân ca Bắc Bộ nói chung được gọt dũa, trau chuốt trong từng câu, từng ý của từng lời ca.

- Đến với bài hát trẻ như đến với bức tranh thiên nhiên tươi đẹp có hoa đầy hương thơm sắc thắm, có bướm lượn quanh rất sinh động, hấp dẫn.

- Bài hát được viết ở thang 6 âm (Xon-La-Xi-Rê-Mi-La), giọng G dur, có nốt F# là nốt nhấn nháy, không phải là nốt chủ âm.

- Motif: nhẹ - mạnh

- Nhịp: hỗn hợp 2/4 và 3/4

- Thể loại: dân ca trữ tình giao duyên - Hình thức: một đoạn đơn có nhắc lại

- Bài "Hoa thơm bướm lượn" thể hiện một đoạn ba câu có bố cục chặt chẽ; cấu trúc tiết nhạc, câu nhạc không âm đối tạo nên sự phát triển một cách khoa học các thủ pháp sáng tạo, hài hòa, hợp lý. Bài dân ca này khác với các bài dân ca khác ở chỗ nó sử dụng nhịp hỗn hợp tạo nên một nét mới trong dân

ca. Hát có lúc nhanh lúc chậm theo tốc độ của bài hát, lúc ở nhịp 2/3 lúc ở nhịp 3/4.

- Bài hát sử dụng thủ pháp nhắc lại có phát triển biến hóa nét nhạc, phát huy sức sáng tạo theo quy luật thẩm mỹ của âm nhạc và được thể hiện bằng nhiều kiểu phong phú, sinh động như sự nhắc lại ở đầu cuối câu nhạc. Ví dụ: "ố tình là con bướm lượn", "ố tình là con bướm dạo", "cái dun có a ru hời"

- Nốt F# trong bài được sử dụng nhưng nó chỉ là những nốt nhấn nháy của nốt nhạc, làm tăng thêm giá trị của nốt nhạc đó lên. Bài hát với tính chất mềm mại, duyên dáng mà trong sáng tạo nên nét đẹp dân gian trong dân ca Quan họ Bắc Ninh.

- Bài hát phải được tập hát liền giọng, mềm mại, duyên dáng trong sáng thiết tha. Trong bài có rất nhiều các từ luyến láy, các nốt tơ điểm phải tập hát cho đúng cao độ và luyến láy thật nhẹ nhàng. Lấy hơi sâu, nhẹ, đưa hơi ra từ từ đảm bảo hơi thở cho từng câu hát.

- Bài hát "Hoa thơm bướm lượn" có nhiều nhịp biến đổi từ nhịp 2 phách sang nhịp 3 phách. Các giáo viên mầm non khi hát với đàn organ có thể ngân thêm một phách cho các ơ nhịp 3/4 để vào nhịp một cách dễ dàng hơn.

* Theo thống kê điều tra, với cả hai bài hát trên nói riêng và các bài hát dân ca trong chương trình giáo dục âm nhạc cho trẻ nói chung thì các giáo viên khi hát thường khơng để ý hay quên những chỗ kuyến láy, các lấy hơi và lấy hơi ở chỗ nào cho phù hợp nhất. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến giai điệu cũng như nội dung bài hát. Khi lấy hơi không đúng hay lấy hơi ở những chỗ không phù hợp sẽ dẫn đến việc các cô bị ngắt giọng khi đang hát hay bị đuối hơi khi gần hết câu nhạc, sẽ mất đi giai điệu mượt mà, uyển chuyển của làn điệu dân ca. Ngoài ra các giáo viên khi hát thường khơng luyến láy hoặc có thì thường luyến khơng đủ nốt hoặc luyến láy rất cứng, rất "phô".

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học chăm sóc, giáo dục dinh dưỡng trẻ em mầm non (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)