1. Mục tiêu phương án
a. Tồn tại trước đây
- Các giáo viên ít dạy dân ca, ít lồng ghép dân ca vào các hoạt động dạy cho trẻ. - Trong các hoạt động hằng ngày của trẻ (giờ ăn, giờ ngủ, giờ hoạt động góc, thể dục sáng,...), các cơ chưa đưa dân ca vào một cách tích cực
b. Mục tiêu phương án
- Giúp giáo viên tiếp cận với cách thức và phương pháp dạy dân ca mới. - Đưa ra những phương pháp và biện pháp thích hợp, giúp giáo viên mạnh dạn đưa dân ca đến với trẻ.
- Giúp giáo viên trực tiếp dạy theo phương án mới để từ đó nhận ra một số ưu điểm cũng như những tồn tại khi dạy dân ca. Từ đó, các giáo viên có hướng khắc phục phù hợp.
2. Thiết kế đổi mới nội dung
Thiết kế nội dung trên các bài dân ca cụ thể trên các giáo án thực nghiệm. 3.
Thiết kế đổi mới phương pháp dạy học
a. Thiết kế phương tiện dạy học
- Phòng âm nhạc:trang bị đầy đủ đàn, trang phục và nhạc cụ dân tộc.
- Ở các lớp học nên trang bị: tivi, máy casset, đầu đĩa, đàn, băng-đĩa nhạc về dân ca.
- Phối hợp chặt chẽ giữa ban giám hiệu, giáo viên, phụ huynh tạo điều kiện cho trẻ đến gần với dân ca qua các hoạt động: lễ hội, văn nghệ,...
b. Thiết kế các hình thức tổ chức dạy học
- Hình thức làm quen gián tiếp qua băng đĩa nhạc dân ca, qua các phương tiện truyền thơng.
- Hình thức hát và đàn trực tiếp các bài dân ca.
- Lồng ghép các hoạt động khác vào tiết dạy dân ca hoặc lồng ghép dân ca vào các hoạt động khác.
4. Thiết kế tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên phải hát thật chính xác, rõ ràng các ca từ; luyến láy, nhả chữ thật mềm mại, đảm bảo lượng hơi đủ để hát, sử dụng tang phục và dụng cụ dân tộc,... - Thiết kế phiếu đánh giá để đi đến xếp loại
- Thực hiện các bản thống kê số liệu - Tiêu chuẩn đánh giá