Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học chăm sóc, giáo dục dinh dưỡng trẻ em mầm non (Trang 44 - 46)

Bảng thống kê khả năng lên tiết dạy dân ca của giáo viên Xếp

loại

Giỏi Khá Trung bình

Tỉ lệ Tỉ lệ (%) Người Tỉ lệ (%) Người Tỉ lệ (%) Ngườ

i

30% 3 50% 5 20% 2

♦ Nhận xét: Theo kết quả thống kê, chúng ta thấy rằng hầu hết các giáo viên thực hiện được tiết dạy dân ca tương đối tốt. Điều này chứng minh rằng, nếu được cung cấp đầy đủ các trang thiết bị, cộng vào sự chịu khó tìm hiểu các bài dân ca; luyện tập, học hỏi và luyện tập,... thì các cơ có đủ khả năng truyền tải các làn điệu dân ca đến trẻ một cách hiệu quả.

KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT I. Kết luận chung I. Kết luận chung

Dân ca là những bài học đầu tiên trong cuộc đời, góp phần ni dưỡng và phát triển những giá trị tâm hồn dân tộc. Dân ca chính là những cảm xúc, những khát vọng tâm hồn con người. Qua nghệ thuật tuyệt vời của tiếng nói chân thật, giản dị, dân ca đã đạt và đưa trẻ đến với cái đẹp của thiên nhiên; đến với tính chất dân tộc trong những biểu hiện chân chất, sâu sắc và đậm đà nhất; đến với ngôn ngữ của dân tộc; đến với những cảnh vật, con người, tập quán, thổ âm, thổ ngữ của một địa phương nhất định. Vì thế, dân ca rất cần thiết trong tâm hồn mỗi một chúng ta và với trẻ thì trẻ cần được biết, hiểu và u thích sâu sắc các làn điệu dân ca của quê hương đất nước mình.

Đề tài đã giải quyết được những khó khăn của giáo viên khi đưa dân ca đến với trẻ (dân ca ít có bài theo chủ đề chủ điểm chương trình, khó khăn trong việc đặt lời mới cũng như biểu diễn (hát, đàn) các làn điệu dân ca, kỹ thuật biểu diễn dân ca tương đối khó và phức tạp cần luyện tập nhiều,...) nhằm giúp cô tự tin hơn khi dạy dân ca cho trẻ, giúp cho trẻ tiếp xúc và ngày càng yêu thích các làn điệu dân ca hơn để khi lớn lên trẻ biết giữ gìn những "cái" được gọi là "bản sắc văn hóa dân tộc". Từ đó, chúng ta sẽ tạo ra một tập thể cộng đồng Việt yêu thích, tự hào và truyền bá rộng rãi các làn điệu dân ca Việt với các nước bạn trên thế giới.

Các đĩa nhạc nền và lời mới của các làn điệu dân ca bước đầu đựơc thực nghiệm dạy tại trường mầm non 4A thu về với kết quả khá tốt, cô và trẻ đều rất hứng thú và tích cực tham gia hoạt động.

II. Đề xuất

Giáo viên mầm non muốn chọn bài dân ca phù hợp với lứa tuổi của trẻ cần chọn các bài có cấu trúc hình thức, tiết tấu đơn giản, nhịp chủ yếu là 2/4, âm vực giọng phù hợp âm vực giọng trẻ, ca từ đơn giản, dễ hiểu đối với trẻ.

Ngoài ra, cần chú trọng đưa ra vấn đề chuẩn hóa trình độ đội ngũ giáo viên, thay đổi phương pháp giảng dạy cho phù hợp tạo hiệu quả tốt cho các em. Khuyến khích các tác giả nữ - các giáo viên mầm non, tham gia đặt lời mới cho các làn điệu dân ca.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Phạm Thị Mai Chi, Lê Thu Hương (2001), Một số đặc điểm phát triển của trẻ em

từ 0 đến 6 tuổi và mục tiêu chăm sóc - giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non, Viện khoa học giáo dục- Hà Nội

[2]. Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2001), Một số kỹ thuật ca hát trong trường sư phạm mầm

non, Trường Cao Đẳng Mẫu Giáo TW3

[3]. Phạm Thúy Hoan (2001), Dân ca Việt Nam, Nhà văn hóa lao động, NXB Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh

[4]. Nguyễn Thị Mỹ Liêm (2001), Giáo trình dân ca, Bộ văn hóa- thơng tin Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh

[5]. Ngơ Thị Nam (1994), Âm nhạc và phương pháp giáo dục âm nhạc, tập II, Trung tâm nghiên cứu đào tạo bồi dưỡng giáo viên - Hà Nội

[6]. Tô Vũ (2002), Âm nhạc truyền thống & hiện đại, Viện âm nhạc- Hà Nội [7]. Hoàng Văn Yến, Trẻ mầm non ca hát, Vụ giáo dục mầm non-NXB âm nhạc.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học chăm sóc, giáo dục dinh dưỡng trẻ em mầm non (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)