V. Một số vấn đề cần lưu ý đối với giáo viên mầm non khi dạy dân ca cho trẻ
4. Hát chính xác
Ở mẫu giáo, ta chưa đòi hỏi cao ở trẻ trong việc hát chính xác. Hát chính xác đối với trẻ là sự nhắc lại đúng âm điệu và nhịp điệu bài dân ca. Lựa chọn các bài dân ca phù hợp với âm vực giọng, hơi thở, vừa sức với trẻ sẽ giúp trẻ phát triển những kỹ năng hát chính xác. Để hỗ trợ cho trẻ hát chính xác, ta có những biện pháp như sau:
- Trẻ được nghe cơ hát hay nghe các bạn hát chính xác hoặc nghe bài hát qua phần diễn tấu của nhạc cụ. Phần diễn tấu của nhạc cụ cũng rất quan trọng. Nếu cơ hát dân ca khơng tốt thì cơ có thể đàn trực tiếp cho trẻ nghe, tập trẻ hát trên những nốt nhạc mà cơ đàn. Qua đó, cơ cũng có thể hát tự rèn luyện khả năng hát của mình.
- Cho trẻ ơn tập có hệ thống các bài đã học thuộc.
- Tạo điều kiện cho trẻ hát theo từng nhóm nhỏ (2-5 trẻ), hát đơn. Có như vậy, trẻ mới nghe thấy mình hát rõ hơn, biết được mức độ biểu diễn của bản thân.
- Có những trẻ hay hát sai do khơng chú ý, có những trẻ rụt rè, nhút nhác, vì vậy khi tập hát cần chú ý động viên, khen ngợi mỗi thành tích của những trẻ này. Nên xếp những trẻ hay hát sai, nhút nhác ngồi cạnh cô hoặc ngồi xen lẫn với những trẻ hát chính xác. - Có thể thay đổi âm vực bài hát bằng nút transpose để nâng cao hoặc hạ giọng.
Hát chính xác cịn phụ thuộc vào mơi trường âm nhạc quanh trẻ. Nếu ở gia đình, bố mẹ cũng chơi đàn, thường hay hát (khơng tính hay hay dở), nghe đài, xem tivi, ... thì trẻ cũng cố gắng hát theo và những khả năng âm nhạc của trẻ cũng phát triển. Vì thế, ta cần tạo mơi trường âm nhạc (môi trường hát dân ca) quanh trẻ.