Hình thể thân răng và độ dày bản xương ngoài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấy ghép implant tức thì và đánh giá kết quả sau cấy ghép (Trang 45 - 46)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

1.3. Đánh giá các yếu tố để lập kế hoạch điều trị

1.3.2. Hình thể thân răng và độ dày bản xương ngoài

Thân răng thn có nhiều xương giữa các răng và xương thành ngoài

phủ qua chân răng nhiều hơn; nhưng mơ lợi thường mỏng nên có nguy cơ

tổn thương cao hơn sau khi nhổ răng. Trong điều kiện lý tưởng, dạng răng thn có thể thuận lợi hơn cho việc nhổ răng và IP. Dạng răng vng có ít

co rút lợi sau khi nhổ răng nhưng ít xương kẽ răng và xương mặt ngồi các chân răng; khoảng hở ngang HDD (Horizontal defect dimension) giữa implant và ổ răng lớn hơn.

IP không ngăn cản sự tiêu xương thành ngoài. Mức độ tiêu này phụ

thuộc nhiều vào chính độ dày của xương thành ngồi. Vì thế, ở vùng thẩm mỹ cần xác định kích thước của xương thành ngồi để quyết định có IP hay

khơng [57].

Hình 1.28. Đo độ dày xương thành ngoài trên phim CBCT

Nguồn từ El Nahass (2015) [57]

Nhìn chung, bản xương thành ngoài mỏng hơn bản xương trong và thường bị tổn thương sau khi nhổ răng. Januário đã đánh giá độ dày xương thành ngoài ở vùng răng trước HT ở các mức khác nhau từ mào xương và xác định độ dày xương thành ngồi trung bình 0,6 mm [58]. XOR có ba nguồn

cung cấp máu chính gồm mạch máu dây chằng nha chu, mạch máu màng xương và mạch máu XOR. Sau khi nhổ răng, xương thành ngoài mất 50% lượng máu cung cấp, xương tiêu tự nhiên từ ngoài vào trong. Ngoài ra, nếu

vạt niêm mạc được bóc tách ở mặt ngoài, mạch máu màng xương sẽ bị ngừng trong khoảng 4-6 ngày, cho đến khi hình thành mạch nối mới. Xương vỏ

thành ngồi khơng chứa các mạch máu nội mạc do đó việc tiêu hồn tồn

thành ngồi có thể xảy ra sau khi nhổ răng nếu không cấy ghép hoặc ghép

XOR [39].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấy ghép implant tức thì và đánh giá kết quả sau cấy ghép (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)