Loại xƣơng HU D1 > 1250 D2 850-1250 D3 350-850 D4 150-350 Nguồn từ Misch (2008) [59]
• Kiểu lợi: Mơ lợi được phân loại thành mô lợi dày và mô lợi mỏng
dựa vào khả năng nhìn thấy đầu cây đo túi lợi nằm bên dưới. Nhìn thấy là mơ lợi mỏng và khơng nhìn thấy là mơ lợi dày [98]. Trong nghiên cứu, kiểu lợi được đánh giá theo vị trí implant, tức đánh giá mơ lợi tại vị trí răng được cấy implant.
Hình 2.19. Xác định mơ mềm dạng dày hay mỏng
• Đường cười: được xác định bởi bờ dưới môi trên khi cười tự nhiên.
Đường cười thấp khi khơng nhìn thấy nhú lợi; đường cười trung bình khi chỉ nhìn thấy nhú lợi; đường cười cao khi nhìn thấy cả lợi viền.
2.5.2. Các chỉ tiêu theo dõi trong phẫu thuật
• Kỹ thuật tạo vạt niêm mạc: gồm vạt tồn bộ, vạt tối thiểu và khơng
tạo vạt.
• Lực cài đặt: sau khi cài đặt implant bằng máy, dùng cây vặn lực bằng
tay với lực đặt đầu tiên ở mức 20 N.cm rồi tăng lực dần lên khi cần để vặn implant đến vị trí dự kiến thích hợp. Lấy mỗi lần tăng lực nhỏ nhất là 5 N.cm;
lực vặn cài đặt được đo ở các mức 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50, 55, 60, 65 N.cm.
• Ghép xương: dựa vào kích thước khoảng ngang, HDD ≥ 2 mm thì ghép xương, HDD < 2 mm thì khơng ghép xương.
• Phục hình tạm: gồm phục hình cố định, tháo lắp và trụ lành thương.
• Biến chứng phẫu thuật: ghi nhận tất cả các biến chứng có thể xảy ra
trong và sau phẫu thuật như thủng thành xương, thủng sàn xoang, tổn thương mạch máu thần kinh, sưng nề, chảy máu, tụt lợi.
2.5.3. Các chỉ tiêu trong giai đoạn lành thương
• Đau sau cấy ghép: đánh giá mức độ đau sau cấy ghép dựa vào bảng
hỏi thang điểm 10 VAS (Visual Analog Scale), sau khi bệnh nhân tự đánh giá đau ở mức điểm nào thì lượng giá mức độ đau theo 4 mức sau: