Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hà Nội
1.3.1. Kinh nghiệm
– Chi nhánh Nam Hà Nội
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội (Agribank Nam Hà Nội) là một trong những chi nhánh được đánh giá có hoạt động kinh doanh ngoại tệ hiệu quả nhất trong hệ thống Agribank Việt Nam. Mặc dù số lượng nhân sự của Chi nhánh và quy mô khách hàng không phải là chi nhánh lớn nhất cả nước, nhưng doanh số và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh nhiều năm liền năm trong top 5 chi nhánh tốt nhất hệ thống Agribank.
Để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội đã nỗ lực toàn diện và tập trung nguồn lực đẩy mạnh các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trong quá trình giới thiệu sản phẩm dịch vụ tới khách hàng. Việc thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế, hoạt động cho vay vốn bằng ngoại tệ không những mang lại lợi nhuận, thu hút khách hàng mà còn hỗ trợ tạo điều kiện phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Bên cạnh đó, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng được Chi nhánh theo dõi, đánh giá thường xuyên. Chi nhánh luôn định kỳ tổ chức các cuộc khảo sát thăm dò ý kiến khách hàng về việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng có gắn với hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Nắm bắt được thực tế những phát sinh, những vướng mắc, khó khăn của khách hàng khi trực tiếp sử dụng các dịch vụ. Đánh giá chất lượng phục vụ khách hàng của cán bộ trực tiếp làm cơng tác chun mơn. Từ đó, đưa ra các định hướng, thay đổi tác phong làm việc, đào tạo thêm kỹ năng mềm, đào tạo nâng cao nghiệp vụ, tăng cường công tác Marketing để có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mức tối đa nhất.
Ngoài ra, Agribank Nam Hà Nội cũng không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Việc đào tạo cán bộ một cách bài bản, chuyên nghiệp sẽ giúp cho cán bộ làm nghiệp vụ KDNT không những đáp ứng u cầu về nghiệp vụ chun mơn chính mà cịn đáp ứng năng lực tồn diện về ngoại ngữ, am hiểu về pháp luật, sử dụng thành thạo các thiết bị hiện đại phục vụ cơng việc…để từ đó áp dụng vào cơng việc thuận lợi, chun nghiệp mang lại lợi ích tốt nhất cho ngân hàng.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 3
Tương tự như Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 3 (BIDV SGD3) cũng luôn là một trong những chi nhánh đứng đầu hệ thống BIDV về hoạt động kinh doanh ngoại tệ, xét về hiệu quả kinh doanh và những đóng góp của hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh chung tại Chi nhánh.
Chi nhánh ln cố gắng đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ để mở rộng quy mô kinh doanh, tạo sự tăng trưởng cả về lượng và chất trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, đồng thời hỗ trợ các nghiệp vụ khác, góp phần vào sự phát triển chung của BIDV.
Chi nhánh có thể cung cấp một số các dịch vụ kèm theo như tư vấn tài chính – tiền tệ, tỷ giá, phương thức thanh tốn, áp dụng chính sách tỷ giá, phí mang tính cạnh tranh cao. Trong q trình thực hiện giao dịch, có thể phát sinh những nhu cầu mà do hạn chế, một nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ khơng thể đáp ứng được, khi đó, cần phải kết hợp các nghiệp vụ khác nhằm đưa đến cho khách hàng những lựa chọn tốt nhất. Ví dụ, để hạn chế rủi ro tỷ giá, ngay khi ký hợp đồng xuất khẩu, các doanh nghiệp có thể tiến hành ký hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn với BIDV. Thực tế có nhiều tình huống xảy ra, trường hợp ký hợp đồng bán USD lấy VND kỳ hạn 3 tháng nhưng sau 2 tháng doanh nghiệp đã thu được ngoại tệ do giao hàng sớm và doanh nghiệp cần tiền đồng để trả lương cho người lao động. Khi đó, doanh nghiệp có thể thực hiện nghiệp vụ swap 1 tháng với BIDV với hình thức bán USD giao ngay cho BIDV và mua lại USD này kỳ hạn 1 tháng. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, BIDV cần thực hiện 2 nghiệp vụ là Forward và Swap. Việc có thể cung cấp đa dạng dịch vụ giúp BIDV hiệu quả hơn trong việc giữ chân khách hàng.
Chi nhánh cũng tăng cường quản trị hoạt động kinh doanh ngoại tệ, sắp xếp một cách khoa học giữa các bộ phận, công việc trong ngân hàng, đồng thời phối hợp, giúp đỡ và kiểm tra giữa các bộ phận nhằm tăng hiệu quả công việc và hạn chế rủi ro nghiệp vụ. Việc tăng cường công tác quản trị hoạt động kinh doanh ngoại tệ được thực hiện qua các giải pháp:
˗ Xây dựng quy chế phối hợp giữa các phòng/ban liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ nhằm phục vụ nhanh chóng, hiệu quả các giao dịch với khách hàng đồng thời nắm bắt kịp thời nhu cầu cũng như phản ánh từ phía khách hàng.
˗ Xây dựng hệ thống thu thập, xử lý thơng tin có hiệu quả, kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định có độ chính xác cao.
˗ Thiết lập chế độ kiểm tra chéo giữa bộ phận back office và front office. Đảm bảo việc hạch tốn chính xác các giao dịch đã thực hiện, giúp Ban lãnh đạo nắm bắt và có hướng xử lý các giao dịch bất thường.
1.3.2. Bài học đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam –Chi nhánh Thành phố Hà Nội Chi nhánh Thành phố Hà Nội
Từ kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội và BIDV SGD 3, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả hoạt động này tại Chi nhánh Vietinbank Hà Nội như sau:
Về sản phẩm, Chi nhánh cần triển khai đa dạng linh hoạt các sản KDNT khác nhau, bên cạnh đó, chủ động phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và giữ chân khách hàng giao dịch tại Chi nhánh.
Về quy trình vận hành triển khai các sản phẩm, Chi nhánh cần tích cực tiếp nhận các phản hồi của khách hàng, thu thập góp ý của khách hàng để xây dựng và hồn thiện hơn quy trình, nhằm tạo sự thoải mái và thuận lợi nhất cho các khách hàng giao dịch và sử dụng dịch vụ tại Chi nhánh.
Về quản lý nhân sự, Chi nhánh có thể xây dựng các cơ chế đánh giá khen thưởng, thúc đẩy cán bộ nhân viên tăng cường giới thiệu dịch vụ kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh tới các khách hàng của mình. Thơng thường, chỉ những khách hàng có nhu cầu, cán bộ nhân viên mới tư vấn và giới thiệu sản phẩm, bởi việc bán thêm các sản phẩm ngoại tệ không mang lại lương thưởng trực tiếp cho cán bộ mà chỉ góp phần phát triển hoạt động kinh doanh chung của Ngân hàng. Vì thế, Chi nhánh cần chủ động hoặc đề xuất lên Trụ sở chính có cơ chế phù hợp.
Về chất lượng nguồn nhân lực, Chi nhánh cần chú trọng công tác tuyển chọn nhân sự đầu vào có trình độ chun mơn phù hợp với công việc được giao và phải
đảm bảo các yêu cầu cơ bản như có kiến thức về lĩnh vực tài chính, ngân hàng đặc biệt là vững vàng về hoạt động kinh doanh ngoại tệ, có trình độ ngoại ngữ tốt và đủ khả năng giao dịch với khách hàng nước ngoài.
Về quản trị rủi ro, Chi nhánh cần áp dụng triệt để các nguyên tắc hoạt động và quy trình kinh doanh được ban hành bởi Trụ sở chính, hạn chế tối đa rủi ro hoạt động xuất hiện trong quá trình kinh doanh các sản phẩm ngoại tệ tại Chi nhánh.
Kết luận chương 1
Trong chương 1, tác giả đã trình bày các nội dung chính để xây dựng cơ sở khoa học về hiệu quả kinh doanh ngoại tệ của một chi nhánh NHTM tại Việt Nam. Các nội dung bao gồm giới thiệu sơ lược về thị trường ngoại hối, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM. Nội dung chính của chương giới thiệu khái niệm, các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHTM. Các nội dung này tạo cơ sở khoa học để đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Vietinbank Chi nhánh Hà Nội trong chương 2. Ngồi ra, trong chương 1, tác giả cũng tìm hiểu bài học nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ từ một số chi nhánh NHTM lớn tại Hà Nội thuộc hệ thống Agribank và BIDV để rút ra bài học kinh nghiệm cho Chi nhánh Vietinbank Hà Nội.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH
THÀNH PHỐ HÀ NỘI