Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động Kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hà Nội (Trang 73 - 78)

2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

a. Doanh số KDNT thiếu ổn định

Doanh số hoạt động KDNT tại Chi nhánh Hà Nội không ổn định. Việc quá tập trung vào một số ngành, một số doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu mà không chú trọng thu hút mở rộng đối tượng khách hàng, ngành hàng kinh doanh khác khi nền kinh tế trong nước và thế giới bị biến động đã làm cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh mất cân đối, tăng trưởng không đồng đều.

b. Biên lợi nhuận thấp

Lợi nhuận thu được từ nghiệp vụ KDNT chưa đáp ứng yêu cầu tăng thu ngồi hoạt động tín dụng mà Ban lãnh đạo đưa ra. Biên lợi nhuận mặc dù được cải thiện (40 VNĐ lợi nhuận/ 1 USD doanh số) nhưng vẫn thấp hơn khá xa so với mức bình qn tồn hàng (63 VNĐ lợi nhuận/ 1 USD doanh số).

c. Phân khúc khách hàng chưa có sự đa dạng

Do tính chất đặc thù của chi nhánh, hoạt động KDNT mới chỉ tập trung vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là các khách hàng doanh nghiệp lớn, các tập đồn, tổng cơng ty. Đây là các đối tượng khách hàng đem lại doanh số lớn tuy nhiên biên lợi nhuận khơng cao, đơi khi cịn khơng có lợi nhuận.

d. Khả năng mở rộng cung cầu ngoại tệ cịn hạn chế

Chưa khuyến khích nhu cầu mua ngoại tệ của cá nhân cũng như chưa tận dụng được các nguồn thu hút ngoại tệ kiều hối. Tỷ trọng doanh số kinh doanh ngoại tệ thuộc phân khúc khách hàng bán lẻ vẫn còn ở mức thấp - xấp xỉ 0,7% so với mức bình qn tồn hàng là 1,5% - trong khi đây mới là các đối tượng khách hàng đem lại biên lợi nhuận lớn.

e. Thiếu chủ động trong cân đối nguồn vốn

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh mới chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng xuất nhập khẩu, hoạt động mua bán ngoại tệ chủ yếu trên cơ sở nghiệp vụ khách hàng, mới chỉ thực hiện kinh doanh thu lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch tỷ giá thuần tuý, chi nhánh không được thực hiện

các nghiệp vụ liên ngân hàng, thiếu chủ động trong cân đối nguồn vốn và phụ thuộc quá nhiều vào Trụ sở chính.

f. Cơng tác dự báo, quản trị rủi ro còn hạn chế

Chưa có bộ phận làm cơng tác dự báo, đánh giá sự biến động của tỷ giá. Công tác đánh giá kết quả, hiệu quả của hoạt động KDNT chưa được thường xuyên từ đó chưa thể đưa ra những vướng mắc cũng như giải pháp điều chỉnh kịp thời góp phần nâng cao hiệu quả nghiệp vụ, hoạt động KDNT của chi nhánh. Công tác quản trị rủi ro trong hoạt động KDNT của chi nhánh còn hạn chế.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Với một loạt sự thay đổi về chính sách vĩ mơ cùng các nguyên nhân chủ quan xuất phát từ nội tại đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh.

a. Nguyên nhân khách quan

˗ Thứ nhất: Chính sách can thiệp tỷ giá mạnh mẽ và quyết liệt của NHNN. Năm 2017 – 2020, Chính phủ, NHNN đưa ra một loạt các nhóm giải pháp, chính sách nhằm thắt chặt nền kinh tế tác động mạnh tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ và hoạt động xuất nhập khẩu.

Chính sách tiền tệ được thực hiện theo hướng thắt chặt, thể hiện ở việc giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng xuống dưới 20%, áp dụng với tất cả các ngân hàng (so với mức 23% của kế hoạch) và tổng phương tiện thanh tốn dưới 16%. Việc thắt chặt tín dụng ở mức dưới 20% (năm 2017, tốc độ tăng trưởng tín dụng gần 30%) buộc các ngân hàng phải lựa chọn những doanh nghiệp có thể đáp ứng được điều kiện vay vốn. Ngân hàng Nhà nước đẩy lãi suất lên cao cũng là một cách khác để hạn chế các ngân hàng tăng trưởng tín dụng vượt quá tốc độ cho phép. Lãi suất lên quá cao khiến doanh nghiệp càng khó khăn và cũng khơng có lựa chọn nào khác vì hạn mức tín dụng 20% bị khống chế chung cho tất cả các ngân hàng. Như vậy, việc giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20% khiến nguồn vốn tín dụng ít hơn, lãi suất cao hơn, gây khó khăn cho khả năng tiếp cận và sử dụng vốn đối với các doanh nghiệp mà chủ yếu là vốn vay, chiếm gần 60% tổng nguồn vốn;

Việc quy định đối tượng được vay vốn ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ theo Thơng tư 07/2011/TT-NHNN cịn q chung chung có thể dẫn đến cơ chế xin - cho ngay trong ngân hàng và khiến cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng tiêu dùng thiết yếu phải “cạnh tranh” với các đơn vị nhập hàng xa xỉ phẩm để có thể vay được ngoại tệ;

˗ Thứ hai: Biến động tỷ giá

Cũng trong giai đoạn trên, tỷ giá liên ngân hàng đồng đô la Mỹ (USD) được điều chỉnh tăng 9,3%, mức cao nhất kể từ năm 1993 đến nay. Song song với đó, NHNN đã tích cực thanh tra, kiểm tra, xử lý các giao dịch không hợp pháp trên thị trường tự do, ban hành một số chính sách về đối tượng vay ngoại tệ, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, quy định trần lãi suất huy động đối với USD đối với cá nhân là 3%,… Việc điều chỉnh tỷ giá cũng có những tác động tiêu cực đến doanh nghiệp mà ảnh hưởng rõ nhất là việc tăng chi phí đối với các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều ngoại tệ nhập khẩu vật tư, nhiên liệu, thiết bị làm tăng giá thành, giá vốn hàng nhập khẩu và hàng hố sử dụng nhiều ngun liệu nhập khẩu, khơng chỉ những doanh nghiệp nhập khẩu mà cả những doanh nghiệp xuất khẩu phải nhập nhiều nguyên liệu từ nước ngồi như dệt may, cơ khí, dược…;

Việc bán ngoại tệ cho khách hàng cá nhân lẻ chiếm tỷ trọng rất ít bởi khi khách hàng có nhu cầu phải trình cho ngân hàng đầy đủ các giấy tờ chứng minh mục đích mua ngoại tệ hợp pháp của mình, nên đã gây phiền tối cho khách hàng mặc dù ngoại tệ mua từ ngân hàng thì tỷ giá ít biến động và có phần thấp hơn so với thị trường “chợ đen”... Thị trường “chợ đen” với ưu thế thực hiện giao dịch nhanh chóng, thủ tục đơn giản đã thu hút phần nào lượng khách hàng cá nhân có nhu ngoại tệ…

b) Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, quy trình hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Vietinbank cịn chưa cập nhật các thơng lệ mới của thị trường.

Hiện nay, quy trình hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam đã được được quy định bằng văn bản. Tuy nhiên, trong quá

trình thực hiện vẫn còn nhiều bất cập về thủ tục hồ sơ, quy trình xét duyệt. Tồn bộ hoạt động thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ chuyển tiền thanh tốn nước ngồi đều tập trung giao dịch thông qua bộ phận thanh toán quốc tế tại hội sở Chi nhánh. Các phịng giao dịch khơng có cán bộ chun trách, khơng đủ quyền để thực hiện mà khi khách hàng có nhu cầu ngoại tệ đều phải chuyển hồ sơ vào chi nhánh. Điều này làm gia tăng thời gian xử lý hồ sơ, chi phí của khách hàng;

Thứ hai, hoạt động KDNT quá tập trung vào một số ít loại ngoại tệ.

Tập trung chủ yếu vào USD & EUR, khơng đa dạng hố ngoại tệ thanh tốn, gây rủi ro cho hoạt động kinh doanh khi tỷ giá biến động mạnh, hạn chế nhu cầu thanh toán của khách hàng khi thực hiện thanh toán bằng các ngoại tệ khác chi nhánh nhiều khi phải đề nghị khách hàng chuyển sang thanh toán bằng USD, EUR… Đây cũng là hạn chế chung của hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Công thương Việt Nam so với các ngân hàng thương mại khác như: Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng đầu tư...Ngân hàng Công thương Việt Nam mặc dù là ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh bán lẻ nhưng phần lớn vẫn giữ chức năng của một ngân hàng thương mại Nhà nước là tập trung phục vụ nông nghiệp nông thôn.

Thứ ba, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ còn sử dụng đơn điệu, một số nghiệp vụ KDNT còn chưa phát triển, hoặc đã phát triển nhưng mới chỉ ở giai đoạn đầu thử nghiệm, quy mơ cịn nhiều hạn chế.

Chi nhánh chủ yếu thực hiện nghiệp vụ giao ngay và nghiệp vụ kỳ hạn, còn nghiệp vụ hốn đổi ngoại tệ thì đã được thực hiện nhưng rất ít, một số nghiệp vụ như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai bị hạn chế chưa được sử dụng. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ đều được sở giao dịch kiểm soát chặt chẽ, khả năng tự doanh chỉ ở mức nhỏ không đáng kể. Nhu cầu khách hàng về sử dụng loại hợp đồng kỳ hạn và hoán đổi chưa cao. Các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ trong tương lai cũng không muốn bán kỳ hạn cho ngân hàng vì kỳ vọng tỷ giá sẽ tăng. Các doanh nghiệp nhập khẩu thì chấp nhận mua ngoại tệ với tỷ giá tại thời điểm phải thanh toán. Sự kết hợp giữa nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ với các nghiệp

vụ kinh doanh khác như: tín dụng, thanh tốn quốc tế tại chi nhánh cịn rời rạc, chưa hỗ trợ cho nhau;

Thứ tư, cán bộ tham gia vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ ngồi tiêu chí về nghiệp vụ chun mơn cịn phải đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ. Tuy nhiên, nhiều cán bộ chi nhánh đáp ứng được trình độ về nghiệp vụ nhưng lại kém về ngoại ngữ hoặc ngược lại. Công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ của chi nhánh chưa đồng bộ, bài bản, nhiều khi các cán bộ mới phải tự học hỏi thông qua các cán bộ đi và chưa được đào tạo bài bản;

Thứ năm, cơ sở vật chất và công nghệ thông tin: Việc triển khai hệ thống xuống các chi nhánh còn chưa đồng bộ, tốc độ đường truyền còn kém chất lượng dẫn đến nghẽn mạng ảnh hưởng đến thời gian giao dịch. Cần phải nâng cấp hệ thống đường truyền toàn hệ thống đảm bảo đồng bộ, tránh rủi ro nghẽn mạng khi thực hiện giao dịch…;

Kết luận chương 2

Trong chương 2, tác giả đã áp dụng cơ sở lý luận đã tổng hợp từ chương 1 để phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh Vietinbank Hà Nội trong giai đoạn 2017 – 2020, bao gồm các chỉ tiêu định tính và định lượng. Các chỉ tiêu định tính bao gồm: sự hài lịng của khách hàng; sự tn thủ các quy trình nghiệp vụ; hỗ trợ cho sự phát triển của các nghiệp vụ khác; nâng cao chất lượng dịch vụ. Các chỉ tiêu định lượng bao gồm: doanh số; chi phí; lợi nhuận/doanh thu; doanh số và lợi nhuận/số lượng nhân viên. Việc phân tích thực trạng là cơ sở đề đề xuất các giải pháp, kiến nghị đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KDNT tại VietinBank Chi nhánh Hà Nội được trình bày ở chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM –

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động Kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hà Nội (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w